Lý thuyết đánh dấu của Jakobson

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt (Trang 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.4.1.Lý thuyết đánh dấu của Jakobson

Trubetzkoy là ngƣời đầu tiên phát hiện ra khái niệm có dấu hiệu/ không có dấu hiệu. Sau đó khái niệm này đã đƣợc gọi bằng thuật ngữ "đánh dấu" và phát triển lý thuyết đánh dấu trong âm vị học bằng cách đƣa ra ba đối lập âm vị:

(i) Đối lập có/ không: tức đối lập giữa hai âm vị, tất cả các nét khu biệt khác đều đồng nhất, chúng chỉ khác nhau ở một nét khu biệt theo hai giá trị có hoặc không có nét khu biệt đó. Ông còn lý giải thêm, thành phần có dấu hiệu của một cặp đối lập là âm vị đƣợc đặc trƣng bởi sự tồn tại của giá trị tích cực (của sự có) của nét khu biệt. Thành phần không có dấu hiệu là thành phần đƣợc đặc trƣng bởi sự vắng mặt (sự không) nét khu biệt đó. Ta có thể lấy ví dụ đối với cặp /d/ và /t/ thì /d/ là thành phần có dấu hiệu vì nó hữu thanh, còn /t/ là không có dấu hiệu vì ở nó vắng mặt nét hữu thanh (vô thanh).

(ii) Đối lập thang độ: tức đối lập giữa một số âm vị đồng nhất về tất cả các nét khu biệt, chỉ khác nhau ở các mức độ khác nhau của một nét khu biệt nào đó.

Ví dụ sự đối lập giữa ba âm vị /i/, /e/, /ε/ tiếng Việt. Chúng đều là nguyên âm hàng trƣớc, chỉ khác nhau ở mức độ độ mở của miệng: /i/ có độ mở hẹp nhất rồi đến /e/ (chữ viết ê). Rộng nhất là nguyên âm /ε/ (chữ viết e).

(iii) Đối lập đẳng trị: tất cả những trƣờng hợp đối lập khác, không phải đối lập có/ không, không phải đối lập thang độ. Nói cách khác, mỗi thành viên trong một nhóm có một đặc tính mà các thành viên khác trong cùng nhóm không có. Ví dụ hai phụ âm /p/ và /t/ đều là phụ âm tắc, vô thanh nhƣng /p/ là phụ âm môi, /t/ là phụ âm đầu lƣỡi- răng. Nét khu biệt môi đẳng trị với nét khu biệt đầu lƣỡi - răng (đây không phải là thế đối lập có/ không vì nét đầu lƣỡi- răng không phải là nét môi).

Cấu trúc âm vị của Trubetzkoy và của trƣờng phái Praha đƣợc R.Jakobson, một đại diện xuất sắc của trƣờng phái này kế tục. Vào khoảng 1940, R.Jakobson đã phát triển thêm một bƣớc mới lý thuyết về nét khu biệt âm vị học. Nhƣng giữa Trubetzkoy và R. Jakobson có sự khác nhau ở chỗ Trubetzkoy do hạn chế về điều kiện kĩ thuật của thời đại chỉ dùng các đặc tính cấu âm, thì R.Jakobson nhờ các máy móc âm học khá tinh xảo đã dùng các đặc tính âm học làm nét khu biệt âm vị học.

Nghiên cứu hàng loạt những ngôn ngữ rất khác nhau, Jakobson cho thấy chỉ cần một số nét khu biệt, khoảng 12 nét khu biệt là đủ để miêu tả chúng.

Mặt khác, lý thuyết đánh dấu của Jakobson là lý thuyết bàn về mối quan hệ giữa các đơn vị đánh dấu và không đánh dấu trong các cặp đối lập nhị phân. Ông định nghĩa đơn vị đánh dấu là phát biểu của một đặc tính A, trong khi đơn vị không đánh dấu có thể đƣợc chia làm hai phần: hoặc là không phải là phát biểu của A hoặc phát biểu của A. Đặc tính A đƣợc Jakobson định nghĩa là một đặc tính nghĩa đƣợc cho và tƣơng đối độc lập với thực tế ngoài ngôn ngữ. Ông lƣu ý rằng phải xét đến giá trị đánh dấu trong mối quan hệ với những đơn vị không đánh dấu.

Ví dụ, trong tiếng Anh, danh từ đếm đƣợc có hai hình thức: số ít (book) và số nhiều (books). Hình thức số nhiều đƣợc thể hiện bằng sự có mặt một cách hiển ngôn bằng "-s" vào cuối từ; hình thức số ít là sự vắng mặt một biến tố tƣơng tự. Một sự có mặt hay vắng mặt một chỉ dấu về mặt hình thức nhƣ thế thì tƣơng ứng với một khác biệt về ngữ nghĩa: hình thức số nhiều (books) đƣợc quy chiếu cho số sách nhiều hơn một đơn vị; nhƣng hình thức số ít cũng không hẳn đƣợc giới hạn trong một đơn vị nghĩa là "sách" mà ta thấy xuất hiện trong nhiều ví dụ nhƣ:

bookshop, bookseller, book- shelf, bookstore, v.v… Những trƣờng hợp nhƣ vậy không hẳn là số nhiều có thể là số ít mà cũng có thể là trung tính. Do chúng chiếm nhiều khả năng xuất hiện hơn hình thức số nhiều nên chúng đƣợc coi là không đánh dấu. Tất cả những yếu tố không đánh dấu trong ví dụ này bao gồm tất cả những trƣờng hợp book số ít và book không chỉ số, và những yếu tố đối lập (những yếu tố không đánh dấu) là những trƣờng hợp books số nhiều. Cặp đối lập trên, ta có thể mô tả nhƣ sau:

[1:12] book Books

tính đánh dấu không đánh dấu đánh dấu

hình thức vắng mặt hậu tố có mặt hậu tố

nghĩa không chỉ số nhiều chỉ số nhiều

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt (Trang 31)