NHẤT
Từ 6 chủng vi khuẩn có hoạt tính keratinaza đã phân lập đƣợc, tiến hành mức độ hoạt động của enzim bằng 2 cách sau:
- Nuôi lắc trong môi trƣờng chỉ sử dụng lông gà làm nguồn cacbon và nitơ duy nhất, 150 vòng / phút ở 370C trong 10 ngày. Sau đó, so sánh tốc độ phân huỷ lông gà của các chủng sinh keratinaza theo phƣơng pháp Saville (1958). Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Hoạt tính keratinaza của 6 chủng sinh keratinaza
Chủng Phần trăm lông gà bị phân huỷ
Kr1 58,5 Kr2 70 Kr3 60,5 Kr4 55,5 Kr5 60 Kr6 50
- Đánh giá hoạt tính keratinaza của các chủng bằng cách: Đục giếng thạch có đƣờng kính 10 mm trên các đĩa thạch có cơ chất là sữa gầy; nhỏ 0,15 ml dịch enzim thô vào các giếng thạch; giữ ở 40C trong tủ lạnh 12h rồi mang ra ngoài khoảng 15 phút sau đó đƣa vào tủ ấm 370C ủ trong 24h. Hoạt tính của keratinaza đƣợc xác định bằng đƣờng kính vòng phân huỷ trong suốt xung quanh giếng thạch, tính bằng mm. Kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.4: Hoạt tính keratinaza của dịch nuôi 6 chủng sinh keratinaza
Chủng Đƣờng kính vòng phân huỷ (cm) Kr1 1,8 Kr2 2,2 Kr3 2,0 Kr4 1,7 Kr5 1,9
Kr6 1,5
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy chủng Kr2 thể hiện hoạt tính keratinaza mạnh nhất. Chủng này đƣợc tìm thấy ở mẫu đất A.
Trong điều kiện chỉ sử dụng lông gà làm nguồn cacbon và nitơ duy nhất, chủng Kr2 thể hiện hoạt tính mạnh nhất; vì vậy, đây là một chủng tự nhiên có thể khai thác để nuôi cấy thu nhận keratinaza, phục vụ cho một số ứng dụng khác nhƣ đã trình bày ở phần mở đầu. Các chủng vi sinh vật sinh enzim tự nhiên là nguồn gen quý, là cơ sở dữ liệu đƣợc sử dụng để tạo các chủng tái tổ hợp đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp với khả năng sinh enzim cao (1). Do đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu kĩ hơn về ảnh hƣởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh enzim của chủng Kr2 nhằm tìm ra một số điều kiện tối ƣu hoá môi trƣờng nuôi cấy.