I. Phân tích kết quả khảo sát về hoạt động đào tạo
4. Hoạt động giảng dạy của giảng viên
Quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành khảo sát giảng viên và HSSV đang làm việc và học tập tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. Thực tế cho thấy đa số giảng viên đều đảm nhiệm giảng dạy từ 4 môn trở lên, đây là một xu thế tất yếu và phù hợp với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Một yếu tố được Bộ giáo dục và Đào tạo xác định khi triển khai thực hiện quy chế 43 trước hết đó là đội ngũ cán bộ giảng dạy cần xây dựng thói quen “một thầy dạy nhiều môn”. Trung
54
bình toàn trường là 4.7 môn (gần 5 môn) giảng viên có số môn giảng dạy nhiều nhất là 9 môn. Tuy nhiên việc giảng dạy quá nhiều môn cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, bởi vì giảng viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu và cập nhật kiến thức thường xuyên. Nếu phải bố trí một giảng viên kiêm dạy nhiều môn thì tốt nhất nên bố trí cố định một số môn để giảng viên tập trung nghiên cứu, đảm bảo được chất lượng giảng dạy. Thực tế với cách dạy của hình thức đào tạo theo niên chế giảng viên thường dạy chuyên sâu 1 môn nên khi chuyển sang dạy theo hình thức tín chỉ giảng viên cần phải có thời gian làm quen với việc nghiên cứu và cả tâm lý cho việc lựa chọn của HSSV.
Một yếu tố quan trọng nữa ảnh hưởng đến quá trình đào tạo chính là phương pháp giảng dạy. Ngoài hồ sơ, giáo trình tài liệu giảng viên còn phải có nghiệp vụ, có tâm huyết và có phương pháp giảng dạy hợp lý. Cũng như biết kết hợp nhiều phương pháp và áp dụng những hình thức giảng dạy kích thích được tính tích cực của học sinh. Trong yêu cầu thực hiện quy định 43 Bộ Giáo dục cũng nếu rõ “….cán bộ giảng viên ….phải thông thạo các phương pháp sư phạm tích cực nhằm giảm dần thời gian lên lớp, buộc HSSV phải tăng cường năng lực tự học” Để nâng cao chất lượng đào tạo, rất nhiều giảng viên đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy HSSV làm trung tâm. Số liệu trong đồ thị cho thấy trong quá trình giảng dạy, giảng viên sử dụng đa dạng các phương pháp tùy theo từng nội dung học tập. Các phương pháp như vấn đáp, thảo luận nhóm được sử dụng thường xuyên trong các môn học lý thuyết thu hút sự chú ý của HSSV, phát huy tính chủ động trong học tập. Tuy nhiên qua kết quả đánh giá của HSSV cho thấy rằng giảng viên chủ yếu áp dụng 2 hình thức là vấn đáp, giảng giải và thuyết trình. 2 phương pháp này chiếm trên 80%, một số ít thầy cô áp dụng cả thảo luận và nghiên cứu của HSSV nhưng tỷ lệ không cao 16%. Như vậy mặc dù Nhà trường luôn động viên giảng viên nên lựa chọn đa phương pháp trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là những phương pháp tích cực phát huy được tính tự chủ của HSSV nâng cao khả năng tự nghiên cứu, nhưng trên thực tế hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng chưa có biến đổi nhiều, chủ yếu là vẫn theo lối mòn cũ. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát giảng
55 36.60 56.60 16.60 16.60 0.00 38.4 61.5 0 20 40 60 80
Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
giảng viên sinh viên viên khi có đến 38% giảng viên trả lời rằng thỉnh thoảng mới sử dụng phương pháp dạy học tích cực. 60% còn lại khẳng định thường xuyên sử dụng. Để nâng cao chất lượng thay đổi theo hình thức đào tạo tín chỉ theo đúng nghĩa thì việc đổi mới phương thức dạy và học, tổ chức biên soạn các tài liệu giáo khoa là 2 đòi hỏi đồng bộ để tiến tới rút bớt số giờ lên lớp của HSSV trong mỗi tuần lễ đồng thời nâng cao khả năng tự nghiên cứu của họ cần được nhà trường xem xét nghiêm túc.
Đồ thị 1: Mức độ sử dụng phƣơng pháp mới
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu ý kiến của giảng viên về hình thức đào tạo hiệu quả nhất hiện nay trong đó chúng tôi đã xác định những hình thức đào tạo mang tính trải nghiệm như hoạt động cá nhân độc lập, thảo luận theo nhóm, tăng cường thời gian thực hành và thực tập tại các xưởng, các nông trường thực tế. kết quả là lựa chọn thực hành bằng cách đi vào thực tế vẫn được đánh giá cao với 54%. Các phương pháp này đã giúp HSSV được tiếp cận với thực tế công việc trong tương lai nhiều hơn, tạo điều kiện kích thích thái độ học tập và nâng cao chất lượng đào tạo.
5. Chƣơng trình đào tạo
Thời gian đào tạo của Trường theo đúng quy định trong Luật Giáo dục Đại học.
56
Bảng 13. Thời gian đào tạo phân theo hình thức đào tạo
Hình thức đào tạo Đối tƣợng tuyển sinh Thời gian đào tạo
Cao đẳng HSSV đã tốt nghiệp THPT hoặc
trung cấp (đào tạo liên thông) 30 – 36 tháng Trung cấp (hệ 12/12) HSSV hoàn thành chương trình 12/12 trở lên 24 – 27 tháng Trung cấp nghề (hệ 9/12) HSSV đã tốt nghiệp THCS 36 tháng Ngắn hạn HSSV có trình độ văn hóa phù
hợp với ngành nghề đào tạo 3 tháng - dưới 12 tháng
Nguồn: Phòng đào tạo
Theo đây, thời gian học nghề trình độ sơ cấp từ 3 tháng đến dưới 12 tháng nhưng không quy định cụ thể số giờ thực học tối thiểu cho một khóa học, vì vậy quản lý chất lượng dạy nghề và ngắn hạn gặp phải khó khăn. Đồng thời, thời gian đào tạo các khóa khá cứng nhắc, chưa áp dụng quá trình học theo tín chỉ trong đào tạo để tạo điều kiện cho người học chủ động về thời gian học tập.
Xuất phát từ vấn đề đào tạo theo nhu cầu thị trường, chương trình khung đào tạo cho các ngành nghề đã được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng tham gia soạn thảo, thiết lập. 70% số môn học, mô-đun là chương trình học bắt buộc của HSSV đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn hóa, 30% là số môn học, mô-đun tự chọn. Mô-đun, môn học bắt buộc đã gây khó khăn cho quá trình đào tạo vì thực tế có một số môn học quá khó với trình độ của HSSV trong trường, một số môn tính ứng dụng không cao. Thực tế này sẽ dẫn đến khó khăn khi các trường đào tạo chuyên sâu về một ngành đặc thù nào đó như cao su. Ở trình độ cao đẳng và trung cấp yêu cầu cao nhất đối với các em khi ra trường là có tay nghề cao có thể thực hành được, làm được công việc cụ thể, yêu cầu này càng cao hơn đối với các trường đào tạo theo định hướng thực hành.
57
Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hợp tác với Nhà trường trong vấn đề tuyển dụng lao động cũng tham gia tích cực vào việc lựa chọn và chỉnh sửa chương trình khung hàng năm.
Những ý kiến của bên ngoài là vô cùng cần thiết sẽ giúp cho nhà trường xây dựng được những chương trình sát với nhu cầu thực tế, đáp ứng được thị trường lao động đang rất khó phân biệt trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên ý kiến trực tiếp của những người giảng dạy cũng là kênh thông tin cần thiết và giá trị vì giảng viên là người thực hiện việc giảng dạy và cụ thể chương trình đào tạo với người học. Hoạt động này ở trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su có thể nói làm chưa tốt vì kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 61.5% giảng viên tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, đây là số lượng giảng viên thuộc các khoa quản ngành số còn lại 30.7% khẳng định rằng không tham gia thiết lập và chỉnh sửa chương trình đào tạo số giảng viên này thuộc các khoa, bộ môn giảng dạy các môn chung (một số phiếu không trả lời .075%)
Giảng viên có vai trò quan trọng trong việc biên soạn chương trình khung cho các ngành vì đây là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn HSSV, là người hiểu rõ nhất mức độ tiếp thu của HSSV và những kiến thức phù hợp với trình độ và điều kiện của HSSV và nhà trường. Tuy nhiên, giảng viên được lựa chọn chưa phân biệt rõ giảng viên lý thuyết và giảng viên thực hành bên cạnh đó ngoài giảng viên chuyên môn thì giảng viên giảng dạy các môn chung cũng cần được tham gia trong quá trình xây dựng chương trình.
61.5% giảng viên được hỏi trả lời là chương trình khung chưa phù hợp với thực tế 100% ý kiến trả lời không phù hợp vì có quá nhiều môn chung, bên cạnh đó còn có các lý do khác như các môn lý thuyết nhiều hơn thực hành với 25% và môn học không phù hợp với thực tiễn (12%). Bên cạnh đó ý kiến của HSSV thu thập được cũng phản ánh các môn học quá nhiều, học sinh học nhiều quá không có thời gian nghỉ ngơi. Có ý kiến cho rằng nhà trường cần sắp xếp thời gian để HSSV không phải học vào thứ 7, chủ nhật. việc bố trí học sinh học vào thứ 7, CN quả thật là không hợp lý có 46% ý kiến rằng lịch học không phù hợp. Tuy nhiên cũng có
58 Phù hợp 33% Không phù hợp 67% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Quá nhiều môn học chung
Lý thuyết nhiều hơn thực hành thực hành nhiều hơn lý thuyết Môn học không có tính ứng dụng trong thực tiễn
nhiều ý kiến chưa thật sự khách quan khi cho rằng nhà trường không nên xếp lịch học vào buổi chiều.
Đồ thị 2. Mức độ phù hợp của chƣơng trình khung
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Nhiều HSSV và giảng viên cho rằng chương trình gồm quá nhiều môn học chung như anh văn, chính trị, pháp luật... là không cần thiết. Lượng kiến thức của các môn thực hành phù hợp với HSSV trong trường hơn là các môn lý thuyết. Đối với các ngành kỹ thuật như cây trồng, kinh tế.. HSSV cũng kiến nghị cần giảm bớt một số môn học lý thuyết với lượng kiến thức quá nặng, không phù hợp với trình độ tiếp cận của mình. Với ngành điện, nhiều giảng viên cho rằng tính ứng dụng trong thực tiễn của một số môn học, mô-đun còn thấp, sẽ gây khó khăn cho HSSV khi tiếp cận thực tế.
Đặc biệt đối với trung cấp nghề (hệ 9/12) chương trình học nhiều hơn do người học phải học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định. Nhưng thực tế cho thấy có nhiều nghề không cần trình độ văn hóa trung học phổ thông vẫn có thể học
59
nghề và làm nghề giỏi. Bên cạnh đó nhiều HSSV thuộc nhóm đối tượng này học lực văn hóa thấp, không thể học lên trung học phổ thông mới đi học nghề vì vậy họ không muốn hoặc không đủ khả năng theo học tiếp chương trình văn hóa mà chỉ thích học chuyên môn nghề tương lai. Vì vậy bỏ bớt khối lượng kiến thức này sẽ rút ngắn thời gian đào tạo, tạo sức cạnh tranh cho HSSV khi ra trường. Thực tế tại trường năm học 2012-2013 kỳ thi tốt nghiệp văn hóa cho đối tượng trung cấp nghề: trưởng tổ chức thi 3 môn là toán, lý, hóa. tỷ lệ trượt tốt nghiệp lần 1 là 90% cụ thể trong đó:
Bảng 14: Tỷ lệ tốt nghiệp lần 1 văn hóa năm 2012
TT MÔN THI SỐ DỰ THI ĐẬU TRƢỢT TỶ LỆ % TN 1 Toán 28 2 26 7.14 2 Lý 28 20 8 71.42 3 Hóa 28 22 6 78.57 4 Sinh 28 28 0 100
Nguồn: Phòng đào tạo
Ngoài các chương trình đào tạo chính khóa ở trường HSSV còn có cơ hội học thêm các chương trình kỹ năng mềm khác như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng bán hàng.. các chương trình này được Nhà trường tổ chức thường xuyên. Đối với tin học và ngoại ngữ học sinh theo học tại trung tâm, còn các kỹ năng khác là do đoàn thanh niên tổ chức, tuy nhiên hình như HSSV vẫn chưa nhận thức được mức độ cần thiết của các kỹ năng mềm, đối với ngoại ngữ và tin học HSSV chỉ tập trung ôn thi đạt chuẩn đầu ra, còn các lớp khác do đoàn thanh niên tổ chức thu hút không nhiều các em tham gia. Nguyên nhân một phần do các em chưa nhận thức được mức độ cần thiết của các kỹ năng mềm trong môi trường lao động thực tế, mặt khác cũng cần xem lại các nguyên nhân khác như mức độ cuốn hút của lớp học, công tác tuyên truyền, quảng cáo và nhất là báo cáo viên của các chương trình. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn HSSV không lựa chọn học thêm các kỹ năng mềm.
60
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Nhân viên KCS
Nhân viên thu mua Quản lý công nghệ Kế toán vườn cây Nhân viên tư vấn Trực tiếp sản xuất 58% 33% 8% 33% 8% 41% 21% 40% 39% 0% 0% Ngoại ngữ chứng chỉ tin học
kỹ năng giáo tiếp kỹ năng thuyết trình
Biểu đồ 5. Tỷ lệ HSSV đăng ký học các lớp kỹ năng mềm
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên đào tạo có trình độ và nhiệt huyết cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tiếp thu bài học và là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, chương trình khung còn khá cứng nhắc về thời gian và chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra trình độ, cũng tác động lớn đến thái độ học tập và mức độ tiếp thu bài học. Vì vậy nhà trường, giảng viên và HSSV cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo chung của trường.
6. Vị trí làm việc
Vị trí mà HSSV có thể đảm nhận chủ yếu là các vị trí; nhân viên KCS (Đồ thị 3) và kế toán vườn cây, như vậy ngành học công nghệ hóa có thể nói chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực Ngành cao su. Tuy nhiên trong thực tế ngành học này cũng thu hút học sinh khá đông. Mặc dù vậy Nhà trường nên xem xét để mở thêm ngành cao đẳng về chế biến sẽ phù hợp với nhu cầu thực tế hơn.
Đồ thị 3. Vị trí việc làm của HSSV
61 0 1 2 3 4 5 Lý luận chính trị Kiến thức pháp luật Ngoại ngữ Tin học Kiến thức về cao su, cây cao su
Phát triển sản phẩm Vận hành, bảo dưỡng thiết bị
Doanh nghiệp
Sinh viên
Cựu sinh viên
7. Về cấu trúc chƣơng trình.
Kết quả khảo sát HSSV đang làm việc tại Công ty Cao su Phú Riềng cho thấy chương trình đào tạo của nhà trường là các môn học đạt được độ sâu rộng về kiến thức, được thiết kế mềm dẻo tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV trong việc dễ dàng liên thông lên đại học hoặc chuyển sang theo học trong các chuyên ngành khác. Đa số các môn học đều có tính thiết thực trong thực tiễn, đặc biệt là các môn chuyên ngành. Tuy nhiên các môn học tự chọn được HSSV đánh giá là còn ít và chưa phù hợp, đây có lẽ là một nội dung phản ánh đúng thực tế không chỉ về Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su mà là thực tế giáo dục đào tạo tín chỉ ở Việt Nam. Nếu như ở các nước phát triển môn học tự chọn sẽ quyết định chuyên ngành đào tạo thì ở chúng ta các môn tự chọn thường là môn học không quan trọng. Một mặt chúng ta bị gò bó trong chương trình khung, thứ 2 nữa là điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ chúng ta chưa cho phép có nhiều lựa chọn.
Biểu đồ 6: So sánh mức độ cần thiết của một số môn học, hứng thú của HSSV và kiến thức mà cựu HSSV học đƣợc
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra
Người viết đề tài cũng đã thực hiện khảo sát ý kiến của các nhà quản lý lao động, trực tiếp và gián tiếp tuy nhiên chỉ tập trung vào một số môn học tiêu biểu gồm cả các môn chung, một số môn đặc thù và một số môn chuyên ngành trong đó