- Hình dáng kích thước chiều đo cơ thể
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Sau 20 năm đổi mới, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững với giá trị sản xuất lớn. Chăn nuôi gia cầm có giá trị sản xuất 1.701 tỷ đồng năm 1986 tăng lên 3.712,8 tỷ đồng năm 2002, năm 2006 đạt 9.244,3 tỷ đồng chiếm 19% trong chăn nuôi. Tổng đàn gia cầm năm 1986 có 99,9 triệu con đến năm 2003 đạt 254 triệu con (gà 185 triệu con; vịt, ngan, ngỗng 69 triệu con), tốc độ tăng bình quân 7,85%/năm. Trong đó số lượng đàn gà thời gian 1990 - 2003 tăng từ 80,18 triệu con lên 185 triệu con, tốc độ tăng binh quân 7,7%/ năm. Từ năm 2003 do ảnh hưởng dịch cúm số lượng đầu con có giảm. Năm 2006 tổng đàn gia cầm đạt 214,6 triệu con trong đó gà 152 triệu con, thủy cầm 62,6 triệu con. Một số vùng kinh tế sinh thái có số lượng gia cầm lớn như: Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc bộ là hai vùng có số lượng gia cầm lớn nhất tương ứng 58,4 và 42,5 triệu con; Đồng bằng Sông Cửu Long 36,4 triệu con; Vùng Bắc trung bộ 33,2 triệu con, Đông Nam Bộ 15,4 triệu con, duyên hải miền Trung 12,5 triệu con, Tây Bắc 8,8 triệu con… Tính đến ngày 01/10/2010 thì tổng đàn gia cầm có khoảng 300,5 triệu con tăng 7,3%, sản lượng thịt là 621,2 nghìn tấn tăng 17,5% , số lượng trứng gia cầm la 6371,8 triệu quả tăng 16,5 triệu lần so với cùng kỳ năm 2009.
Đạt được những kết quả trên, khoa học công nghệ đó cú những đóng góp quan trọng như nghiên cứu thích nghi và đưa vào sản xuất các giống gà công nghiệp năng suất cao. Đồng thời với việc đẩy mạnh chăn nuôi gà công nghiệp, từ năm 1995 đã tập trung nghiên cứu và phát triển gà chăn thả năng suất chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Về sản phẩm: Tổng số thịt hơi đạt 3.073.000 tấn trong đó thịt gia cầm 344,4.000 tấn, trứng gia cầm 3.969 triệu quả (81,8%).
Theo Trần Cụng Xuõn và cộng sự, (2002) [22] khi nghiên cứu về khả năng sản xuất của gà Lương Phượng hoa Trung Quốc đã kết luận: Dòng M1 có tuổi đẻ quả trứng đầu lúc 145 ngày tuổi, đẻ 5% lúc 160 ngày tuổi, 30% lúc 170 ngày tuổi và đạt 50% lúc 184 ngày tuổi. Khối lượng trứng lúc 38 tuần tuổi đạt 55,42 gam ở dòng M1, tỷ lệ lòng đỏ đạt 30,92%, tỷ lệ phôi đạt 94.59%, tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp là 83.11%, tỷ lệ nở/ tổng trứng cú phụi đạt 88,08%.
Theo Trần Cụng Xuõn, Phựng Đức Tiến và cộng sự, (2001) [23] khi nghiên cứu về khả năng sản xuất của 4 dòng gà kabir ông bà nhập nội nuôi tại trung tâm Nghiên cứu Gia Cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi đã kết luận: Khả năng sinh sản khá cao, năng suất trứng đến 70 tuần tuổi mái B: 163,34 quả, mái D quần thể 177,03 quả. Tiêu tốn thức ăn/ 10 trứng giống thấp, tương ứng: 2,94 và 2,79 kg, khối lượng trứng trung bình 55-56 gam, đơn vị Haugh: 84. Tỷ lệ trứng chọn ấp 92-93%. Tỷ lệ trứng cú phụi 92,18% đến 96,02%.
Nghiên cứu tính năng sản xuất của giống gà Lương Phượng hoa dòng M1, M2 nuôi tại Trại thực nghiệm Liên Ninh: Nguyễn Huy Đạt và cộng sự, (2001) [4] cho biết: sức sống cao qua các giai đoạn của hai dòng gà. Gà con 1-5 tuần tuổi dòng M1 đạt 97,3- 97,8%, dòng M2 đạt 96,3%. Gà dò 6- 20 tuần dồng M1 đạt 97,5- 98%, dòng M2 đạt 96%. Gà đẻ dòng M1 đạt 98,4- 98,8%, dòng M2 đạt 98,35.
Sản lượng 7 tháng đẻ dòng M1 đạt 157,1- 167,6 quả, dòng M2 đạt 158,3 quả. Thức ăn tiêu tốn cho 10 quả dòng M1 đạt 3,0- 3,26 kg, dòng M2 là 3,17 kg. Khối lượng trứng lớn ở tuần 38 đạt dòng M1 55- 55,4 g, dòng M2 55,3 g với đơn vị Haugh đạt 91- 93%, đảm bảo tỷ lệ ấp nở cao 89,7- 90,7% và gà nở ra đạt loại I đạt 87,1- 88,6%.
Nghiên cứu khả năng cho thịt của con lai giữa gà Kabir với gà Lương Phượng Hoa: Trần Cụng Xuõn và cộng sự, 2002 [22] cho biết: nuôi thịt đến 12 tuần tuổi gà K- LP, LP – K có tỷ lệ nuôi sống cao đạt 95 – 96%, phù hợp với điều kiện nuôi thâm canh và bán thâm canh; khối lượng cơ thể gà K – LP: 2350g, gà LP – K: 2380g cao hơn gà Lương Phượng 7% – 8% (gà Lương Phượng: 2195g). Ưu thế lai so với trung bình bố mẹ tăng cao hơn 3,27 – 4,6%. Gà K – LP, LP – K có tỷ lệ thân thịt 72,3% – 72,4%, tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực: 41,2% - 41,3%.
Theo Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2007 [19] khi nghiên cứu về khả năng sản xuất của 4 dòng gà Sasso ông bà đã kết luận: Gà có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta do vậy tỷ lệ nuôi sống đạt 95,12 -100%. Năng suất trứng/ mái/ 11 tuần đẻ của mái X04 là 39,29 quả. Năng suất trứng / mái/ 13 tuần đẻ của A01 là 55,93 quả. Tỷ lệ cú phụi cao 94,93%, tỷ lệ nở/ tổng trứng vào đạt 79,23%
Nghiên cứu một số tổ hợp lai giữa gà Sasso, Kabir và gà LV: Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm và cộng sự, 2007 [7] cho biết: Gà lai nuôi thịt đến 10 tuần tuổi có khối lượng cơ thể của gà XKL: 2253,43g/ con. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể là 2,56kg. Tỷ lệ thân thịt đạt 73,91%, tỷ lệ thịt ngực + thịt đùi 42,4%, tỷ lệ mỡ bụng 1,52%.