Điều kiện tự nhiên Dãy Hoàng Liên

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái theo các đai độ cao ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn ( thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng (Trang 29)

1.4.1.1. Ranh giới hành chính.

Dãy Hoàng Liên nằm trong khu vực tỉnh Lào Cai bao gồm 3 huyện: huyện Văn Bàn, huyện Sapa và huyện Bát Xát. Tổng diện tích đất đai của khu vực dãy Hoàng Liên là 317.126,99 ha trong đó huyện Văn Bàn chiếm diện tích lớn nhất 142.608,29 ha, huyện Sapa chiếm 68.329 ha và huyện Bát Xát là 106.189,7 ha.

Các mặt tiếp giáp:

+ Phía Đông giáp với huyện Bảo Yên.

+ Phía Tây giáp với huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. + Phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái. + Phía Bắc giáp với Trung Quốc.

1.4.1.2. Địa hình.

Hoàng Liên là một hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000m chạy theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Đặc biệt, có đỉnh núi Phansipan cao 3.143m so với mặt nƣớc biển. Đây là đỉnh núi cao nhất Việt Nam nói riêng và Đông Dƣơng nói chung (nóc nhà Đông Dƣơng). Phần lớn các đỉnh núi có độ cao trung bình từ 2000 – 2500m, còn độ cao có bình độ thấp nhất là ở Sapa với độ cao 380m tại xã Bản Hồ, thậm chí có nơi có độ cao chỉ đạt 88m (ở Huyện Bát Xát). Càng về phía Nam các thung lũng càng bằng phẳng, rộng hơn và đa số

đƣợc đồng bào dân tộc sử dụng làm ruộng bậc thang. Các dạng địa hình chủ yếu của Dãy Hoàng Liên gồm núi cao, thung lũng, sƣờn núi đồi. Mức độ chia cắt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạp của địa hình và độ dốc lớn. Đa phần địa hình chia thành hai dạng đặc trƣng: Địa hình vùng núi cao và địa hình vùng núi thấp. Trong đó:

- Vùng núi cao: có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Độ dốc trung bình phổ biến từ 20 – 300, có nơi 400

và dốc đứng. Hiện tƣợng sạt lở đất, lở núi đã xẩy ra ở nhiều nơi trên các sƣờn núi cao. Độ dốc lớn gây ảnh hƣởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và đầu tƣ cơ sở hạ tầng.

- Vùng núi thấp: phần lớn là các dãy núi, đồi thấp. Dạng địa hình này tƣơng đối bằng, độ cao trung bình từ 400 - 700 mét, độ dốc trung bình từ 3 - 100

. Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng apatít nên đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp

1.4.1.3. Địa chất và Thổ nhưỡng

Theo Vũ Tự Lập (1999), Hoàng Liên Sơn đƣợc cấu tạo từ các loại đá nguồn gốc mắc ma nhƣ granit, amphilolit, filit, đá vôi, trong đó đá granit là phổ biến nhất, trog điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, nên ở khu vực chân núi có vỏ phong hóa dày nhƣng ở sƣờn dốc do sự bào mòn mạnh của nƣớc chảy nên sự xâm thực nhanh hơn nhiều so với phong hóa, đá gốc lộ ra nhiều làm cho các đỉnh hầu nhƣ có dạng sắc nhọn [20]. Vào đại Tân sinh, một khối mắc – ma đã chọc một mũi đột phá xuyên qua khối núi đó, mở đầu cho một giai đoạn mới, thời kỳ toàn lãnh thổ đƣợc nâng lên cao hơn và gần nhƣ đều khắp. Vận động đó làm tăng cƣờng sự xâm thực của nƣớc do đó có nhiều sƣờn dốc tuột thẳng xuống và thung lũng thì sau thăm thẳm. Phần đáy của thung lũng bao gồm đá diệp thạch và phạm vi hẹp hơn đá granit. Đá granit mở rọng từ suối Mƣờng Hoa đến đỉnh của Phansipan và chạy sang sƣờn bên kia suối. Vì độ ẩm và lƣợng mƣa lớn nên sự phong hóa xẩy ra khá phổ biến, thể hiện rõ lƣợng đất sét nhiều trong đất. Các loại khoáng sản gồm có: FeS2, Au, Ag,…

Địa chất và địa hình, kết hợp với khí hậu tạo nên sự phân hóa thổ nhƣỡng. Quy luật phân bố các loại đất đai ở Dãy Hoàng Liên theo đai độ cao đƣợc thể hiện rất rõ. Kết quả điều tra phân loại đất đã xác định đƣợc trong khu vực có 2 nhóm, 5 nhóm phụ, 8 loại và 29 loại phụ, 8 loại đất chính nhƣ sau[30, 19] :

Đất mùn thô than bùn màu xám trên núi cao phân bố tƣ 1600 – 2800m. Đất mùn alit mùn vàng nhạt trên núi cao, phân bố từ 1600 – 2800m.

Đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi cao phát triển trên đá axit từ 600 – 1600m. Đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi cao phát triển trên đá biến chất 600 – 1600m Đất Feralit vàng đỏ vùng núi phát triển trên đá axit từ 300 – 600m.

Đất Feralit vàng đỏ vùng núi phát triển trên đá biến chất từ 300 – 600m. Đất Feralit biến đổi do trồng lúa.

Đất dốc tụ trồng lúa.

Từ các loại đá mẹ gneis, granit lớp phủ thổ nhƣỡng đƣợc phong hóa trong điều kiện chủ yếu là thoát hơi nƣớc tốt, trên các đai độ cao khác nhau nên đất feranit hình thành trong các điều kiện phong hóa địa hình cao, từ 500m trở lên, tính chất điển hình của chúng. Tuy nhiên, quá trình ferarit hóa trong một số trƣờng hợp vẫn còn xuất hiện ở những độ cao lớn hơn (tới 1600m). Từ độ cao 1600m, đất chuyển sang loại đất nhiều mùn dạng thô thuộc loại alit trên núi cao.

Nhìn chung, các loại đất ở đây có tầng A1 và B1 phát triển, hàm lƣợng mùn cao, phần lớn là dạng viên nhỏ, quá trình xói mòn và rửa trôi yếu, độ tơi xốp cao, độ ẩm lớn, độ dầy tầng đất phổ biến ở mức trung bình (từ 50 đến 120 cm), thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình (đối với các loại đất từ 1 đến 6) và thịt trung bình, thịt nặng. Tính chất đất rừng còn thể hiện rõ, thuận lợi cho việc trồng và phục hồi lại rừng. Trên địa hình dốc nên đất dễ bị rửa trôi và bào mòn, kết hợp với quá trình hoạt động của địa chất lâu dài, những hoạt động xâm thực, phong hóa, bồi tụ đã hình thành nên các thung lũng phủ đầy phù sa màu mỡ nằm rải rác trong Dãy Hoàng Liên.

Dãy Hoàng Liên có địa hình phức tạp nên chế độ khí hậu khu vực Hoàng Liên cũng bị phân hóa mạnh mẽ theo độ cao và hƣớng địa hình. Một đặc trƣng của khí hậu Hoàng Liên là hầu nhƣ quanh năm duy trì tình trạng ẩm ƣớt. Mùa đông, khối khí cực đới thƣờng bị chặn lại trên sƣờn Đông dãy Hoàng Liên, tồn tại nhiều ngày, gây mƣa dai dẳng trên toàn vùng [30][31].

Nhiệt độ: Khí hậu tại đây chia thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng kéo dài từ tháng V đến tháng X, và mùa lạnh kéo dài từ tháng XI cho đến tháng IV năm sau. Nhiệt độ trung bình của cả vùng là từ 15 0

C đến 24 0C, trong đó nhiệt độ cao nhất đƣợc ghi nhận là 390

C vào tháng 4 và nhiệt độ thấp nhất có thể là âm 3,20C ở vùng núi cao trên 1500m vào mùa đông.

Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của mỗi huyện biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.

Lượng mưa: Lƣợng mƣa trung bình năm ở Hoàng Liên là khá cao. Lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, đặc biệt vào các tháng mùa hè, lƣợng mƣa tƣơng đối cao. Mùa mƣa bắt đầu từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 10, trong đó tập trung vào các tháng từ tháng V đến tháng X, và lƣợng mƣa này chiếm 80% tổng lƣợng mƣa của cả vùng trong một năm.

Độ ẩm : Độ ẩm không khí ở đây tƣơng đối cao, trung bình năm khoảng 86%. Tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 9 và tháng 11, với giá trị 90%; khô nhất là tháng 4 có giá trị 65 - 70%. Nhƣ vậy, có thể thấy độ ẩm không khí ở đây tƣơng đối cao, không có hiện tƣợng thời tiết khô.

Mây: đƣợc hình thành dƣới chân dốc của khối núi Phansipan và che phủ hầu hết các ngày trong năm ở các khu vực cao vì vậy độ ẩm rất lớn. Mây cũng có thể xuyên xuống các thung lũng.

Sương mù: là hiện tƣợng phổ biến trong những tháng mùa đông và xuân, tập trung chủ yếu từ tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau. Do có biên độ nhiệt trong ngày lớn, bức xạ mạnh làm cho hơi nƣớc ở bề mặt (tầng thấp) ngƣng tụ lại tạo thành sƣơng mù

Mưa phùn: Là thời tiết khá quen thuộc ở Hoàng Liên vào nửa cuối mùa đông. Cũng giống nhƣ sƣơng mù, mƣa phùn chỉ tập trung vào các tháng từ tháng 1 cho đến tháng 3. Số ngày mƣa phùn trong năm khoảng 65 đến72 ngày.

Dông: Là hiện tƣợng xẩy ra chủ yếu vào mùa hạ, liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ của đối lƣu nhiệt và các nhiễu động khí quyển. Dông là hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng xẩy ra có kèm theo mƣa rào với cƣờng độ lớn, đôi khi gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Nhƣng dông lại góp phần đáng kể vào tổng lƣợng mƣa trong khu vực. Dông xẩy ra nhiều nhất vào khoảng 13h đến 19h trong ngày, tập trung vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 7. Trong những tháng này số ngày giông lên tới 16 đến 20 ngày/tháng

Mưa đá: Thƣờng xuất hiện vào mùa hè, đặc biệt vào những ngày rất nóng, nhiệt độ cao nên bốc nhiều hơi nƣớc, gặp nhiệt độ thấp hình thành các tinh thể băng, từ đó tạo thành mƣa đá. Mỗi năm có từ 2 đến 4 ngày có mƣa đá. Thời gian mƣa không dài, từ 10 đến15 phút.

Tuyết: Hiện tƣợng này ít gặp ở những vùng núi thấp dƣới 1500m. Tuyết thƣờng xuất hiện theo chu kỳ từ 10 đến 15 năm có tuyết 1 lần. Những đỉnh núi cao từ 1500m trở lên có hiện tƣợng đóng băng trên đỉnh núi vào mùa đông. Trong thời kỳ có tuyết rơi trên các trảng cỏ và trảng cây bụi thƣờng bị chết khô.

Sương muối: Là hiện tƣợng thời tiết gây nhiều tác hại cho cây trồng và vật nuôi. Nó thƣờng xuất hiện vào mùa đông từ 5 đến 6 ngày, khi nhiệt độ hạ thấp xuống dƣới 00

C, làm hạn chế sự phát triển của cây cỏ.

1.4.1.5. Thủy văn

Dãy Hoàng Liên có hệ thống thủy văn khá dày đặc. Trong đó phải kể đến hệ thống sông Hồng ở Huyện Văn Bàn và Bát Xát; các hệ thống suối lớn: Nậm Tha, Ngòi

chăn, Ngòi Nhủ thuộc huyện Văn Bàn; suối Đun, suối Bo và suối Mƣờng Hoa ở Huyện Sapa. Hệ thống sông Hồng có vai trò rất lớn trong việc cung cấp nguồn nƣớc cho sản xuất, sinh hoạt và giao thông vận tải. Đặc biệt sông Hồng có hàm lƣợng phù sa lớn từ 6000-8000g/m3, do đó các vùng đất ven sông đƣợc phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, dãy Hoàng Liên Sơn còn có rất nhiều các khe suối nhỏ với tổng chiều dài hàng trăm km. Các khe suối này hầu hết lòng hẹp, dốc, nhiều thác ghềnh, lƣu lƣợng nƣớc đến hàng nghìn m3/s, đáp ứng tốt cho nhu cầu về nƣớc sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt nhƣng cũng gây không ít thiệt hại cho nhân dân trong những mùa mƣa lũ.

1.4.1.6. Tài nguyên rừng và đất rừng.

Kết quả điều tra gần đây nhất của dãy Hoàng Liên cho biết, tài nguyên đất rừng và rừng của dãy Hoàng Liên gồm 168.156,93 ha đất có rừng, trong đó các huyện diện tích lần lƣợt nhƣ sau: huyện Văn Bàn là 88.866,03 ha, huyện Sapa là 32.878,70 ha và huyện Bát Xát là 46.412,2 ha

Các rừng tự nhiên của dãy Hoàng Liên đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm phòng hộ môi trƣờng, góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán ở hạ lƣu. Tuy nhiên, việc khai thác không hợp lý trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên rừng bị đe doạ, tầng tán bị phá vỡ, chất lƣợng rừng thấp. Động vật rừng ngày càng giảm về số lƣợng do bị săn bắt và di cƣ đi nơi khác, một số loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy cần có biện pháp khai thác, bảo vệ rừng hợp lý và có hiệu quả hơn.

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội dãy Hoàng Liên 1.4.2.1. Dân số

Theo kết quả điều tra năm 2009, tổng số dân trong Huyện Bát Xát là 71.947 ngƣời, Huyện Sapa là 52.899 ngƣời, Huyện Văn Bàn là 78.602 ngƣời. Cộng đồng sinh sống trong khu vực này thuộc nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có ngƣời kinh.

Các đồng bào dân tộc cƣ trú tại nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, mây tre đan… Dân tộc Kinh cƣ trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thƣơng mại.

90% dân số thuộc các dân tộc vùng cao có tập quán làm ăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với loại hình sản xuất lúa nƣớc trên các ruộng bậc thang hẹp. Công cụ lao động đơn giản nhƣ cày cuốc, dao phát…Trong khu Hoàng Liên thì đất nông nghiệp đa số là trồng lúa nƣơng. Ngoài sản xuất lƣơng thực, đồng bào còn trồng thêm một số loại nhƣ Thảo quả, một số loại cây dƣợc liệu và vài loại rau ăn.

Về cơ bản, hiện tại đa phần dân trong vùng đã định canh định cƣ, nhƣng vẫn còn một số ít sống du canh du cƣ. Tập quán canh tác, sản xuất chủ yếu dụa vào độ phì tự nhiên sẵn có của đất, không sử dụng bón phân, kể cả phân hữu cơ là nguồn tại chỗ. Giống mới đã đƣợc đƣa vào nhƣng chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi, vì thế năng suất thấp, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

Hiện tƣợng du canh, phát nƣơng làm rẫy đã làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, nạn lửa rừng do con ngƣời, săn bắn các động vật rừng lấy thực phẩm và bán lấy tiền (da, sừng, mật), làm dƣợc liệu đã gây nhiều tổn thất cho rừng. Cùng với các tác động này còn có các hoạt động khác nhƣ khai thác gỗ, củi, lâm đặc sản, dƣợc liệu,…nên đã trở thành mối đe dọa và nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và mất rừng.

1.4.2.3. Văn hóa xã hội

Văn hóa: Cộng đồng dân cƣ sống trong dãy Hoàng Liên gồm nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy, các hoạt động văn hóa cũng rất đa dạng và mang những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, do điều kiện giao thông khó khăn, kinh tế còn nghèo nàn, phƣơng tiện thông tin đại chúng còn thiếu thốn nên công việc tuyên truyền giáo dục, bài trừ các hủ tục, phát huy thuần phong mỹ tục còn hạn chế.

Giáo dục: Nạn thất học, mù chữ và trẻ em trong độ tuổi đi học không đƣợc đến lớp vẫn còn tồn tại. Cơ sở vật chất, trƣờng lớp thiếu thốn, đội ngũ giáo viên ít lại không đƣợc quan tâm đúng mức nên số lƣợng học sinh và chất lƣợng giáo dục có dấu hiệu giảm sút.

Y tế: Cũng nhƣ giáo dục, tình hình y tế cũng xuống cấp nghiêm trọng. Cơ sở y tế nghèo nàn, thuốc men thiếu thốn, đội ngũ mỏng, không đáp ứng đƣợc nhu cầu phòng và chữa bệnh cho đồng bào vùng cao. Công tác vệ sinh, phòng bệnh chƣa đƣợc chú ý đúng mức, các loại bệnh nhƣ bƣớu cổ, sốt rét,…còn tồn tại.

Xã hội: các tệ nạn xã hội phổ biến trƣớc đây nhƣ nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan trƣớc đây đã bị xóa bỏ cơ bản nay lại đƣợc phục hồi và đang có xu thế phát triển.

1.4.2.4. Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông đƣờng bộ đƣợc đầu tƣ nâng cấp và làm mới bằng nhiều nguồn vốn khác nhau theo phƣơng thức Nhà nƣớc đầu tƣ vốn, nhân dân góp công. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể ở dãy Hoàng Liên thì điều kiện giao thông của khu vực còn gặp nhiều khó khăn. Các đƣờng liên xã, liên thôn chủ yếu là đƣờng mòn.

1.4.2.5. Các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Dãy Hoàng Liên Sơn

Tại khu vực này đã có những hành động bảo tồn đa dạng sinh học đƣợc thực hiện. Ví dụ nhƣ:

- Xây dựng đƣợc các vƣờn ƣơm lâm nghiệp, khu bảo tồn :

+ VQG Hoàng Liên: nơi bảo tồn khá nghiêm nghặt đa dạng sinh học, và đƣợc công

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái theo các đai độ cao ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn ( thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)