DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
Những nghiên cứu về vi khí hậu ở Hoàng Liên Sơn không nhiều . Trong đó, đáng chú ý nhất là sự nghiên cứu khí hậu liên quan tới thực vật tại nơi đây của tác giả Nguyễn Khanh Vân (2000) [35]. Tác giả đã xây dựng biểu đồ sinh khí hậu cho từng vùng. Với biểu dồ này, thì khí hậu của tỉnh Lào cai trong đó có dãy Hoàng Liên thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh với mƣa hè, thời kỳ khô từ 2,1 đến 3,0 tháng.
1.3.2. Đất
Đến nay, đã có một vài công trình khoa học nghiên cứu về Đất tại Dãy Hoàng Liên Sơn đƣợc thực hiện, trong đó có Fridland và Vũ Ngọc Tuyên (1959), Phạm Gia Tu và Vũ Ngọc Tuyên (1962) đã từng khảo sát Fanxipang phục vụ thành lập sơ đồ thổ nhƣỡng Bắc Việt Nam. Đến năm 1972, bản đồ thổ nhƣỡng Lào Cai tỷ lệ 1:100.000, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn thuộc tỉnh Lào Cai đƣợc thành lập theo nguyên tắc phát sinh, kèm theo hình bản báo cáo chi tiết về hệ thống phân loại, đặc tính lý hóa học của 4 nhóm và 24 loại đất, đánh giá tiềm năng phục vụ phát triển nông , lâp nghiệp.
Công trình tiêu biểu gần đây là nghiên cứu chuyển đổi phân loại đất Lào Cai theo hệ thống FAO-UNESCO của Tôn Thất Chiểu (1992). Đáng chú ý là theo nghiên cứu của tác giả Kemp et al (1995) thì địa chất của Hoàng Liên gồm trầm tích biến hóa và sự xâm nhập của đá granit, nền địa chất của khu vực có nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ Trias, chịu ảnh hƣởng rất lớn của hoạt động tạo sơn Indexin.
Theo tác giả Vũ Tự Lập ( 1999), Hoàng Liên Sơn đƣợc cấu tạo từ mắc – ma nhƣ granit, amphibolit,filit, đá vôi, trong đó đá granit là phổ biến nhất. Trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, chúng có lớp vỏ phong hóa dày ở khu vực chân núi nhƣng sƣờn dốc do sự bào mòn mạnh của nƣớc chảy nên sự xâm thực nhanh hơn nhiều so với phong hóa, đá gốc lộ ra nhiều làm cho các đỉnh hầu nhƣ có dạng sắc nhọn [21].
Căn cứ vào phân tích các nhân tố hình thành đất Việt Nam theo phát sinh của Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000) và Vũ Tự lập (2002), tác giả Nguyễn An Thịnh (2007) đƣa ra hệ thống phân loại dất khu vực SaPa khá rõ nét, bao gồm 6 nhóm với 10 loại đất. Hệ thống phân loại này phản ánh rõ tƣơng quan giữa cƣờng độ các quá trình hình thành
đất và tác động đồng thời của cả quy luật địa đới, phi địa đới đai cao và nội địa đới [31]. Bao gồm:
- Đất feranit đỏ vàng
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi trung bình + Đất mùn vàng xám trên đá macma axit + Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất - Đất mùn alit trên núi cao
- Đất mùn thô than bùn trên núi cao - Đất phù sa ngòi suối
- Đất dốc tụ
1.3.3. Thảm thực vật
Những nghiên cứu đầu tiên về thực vật ở Hoàng Liên Sơn phải kể đến nhà thực vật ngƣời Pháp Pê-tê-lô, Pierre,…Những nghiên cứu thực vật của các tác giả này để xây dựng bộ Thực vật chí đai cƣơng Đông Dƣơng , và những mẫu thực vật của của các đợt nghiên cứu vẫn còn đƣợc bảo quản một cách nguyên vẹn tại một số bảo tàng thực vật. Tiếp theo các nghiên cứu khác đáng chú ý về thực vật tại Hoàng Liên Sơn đƣợc kể đến nhƣ của tác giả : Võ Văn Chi (1970), Kem, L.M Chan và M.Dilger (1994), Nguyễn Nghĩa Thìn, Daniel Harder (1996), Trần Đình Lý (1996), Andrew T., Steven Sw./ Mark G., Hanna S. (1999)…Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chƣa có tính hệ thống mà chỉ có tính chất thu thập mẫu. Những nghiên cứu có tính chất hệ thống hơn phải kể đến là các công trình của tập thể tác giả : Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thƣ, Lê Đồng Tấn (1997); Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998)…Và nội dung chủ yếu trong các nghiên cứu này là điều tra thành phần loài và mô tả một số kiểu thảm thực vật tiêu biểu ở khu vực nghiên cứu [27].
Ngoài ra, còn có 1 vài nghiên cứu về thảm thực vật tại các khu vực cụ thể thuộc Hoàng Liên Sơn nhƣ nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu vực xã Tả van của tác giả Nguyễn Hữu Cƣờng (2005) năm trong luận văn Thạc sĩ khoa học và ở độ cao trên 1700m
của tác giả Vũ Anh Tài (2006). Một nghiên cứu chi tiết về thảm thực vật của tác giả Trƣơng Ngọc Kiểm (2007) đƣợc trình bày trong luận văn thạc sĩ khoa học có tên “Bƣớc đầu nghiên cứu sự biến đổi của thảm thực vật theo đai độ cao ở Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”. Và gần đây nhất có nghiên cứu của Nguyễn Quốc Trị có tên “Tính đa dạng thực vật và sự biến đổi thực vật theo đai cao ở VQG Hoàng Liên” luận án tiến sĩ lâm nghiệp, 2009) [19].
1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU