KHÁI QUÁT VỀ PHÂN ĐAI Ở DÃY HOÀNG LIÊN

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái theo các đai độ cao ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn ( thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng (Trang 46)

Các yếu tố thuộc về địa hình, ngoại mạo, khí hậu, thổ nhƣỡng, thủy văn có vai trò quan trọng trong việc hình thành thảm thực vật. Khí hậu thƣờng có sự phân hóa theo vĩ độ và độ cao địa hình mà quan trong nhất là sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa…Do đó sự thay đổi độ cao địa hình sẽ có ảnh hƣởng rõ nét đến các đặc điểm cấu trúc thảm thực vật và ở mỗi đai cao khác nhau thƣờng có các thảm thực vạt đặc trƣng. Sự thay đổi của khí hậu mang tính quy luật và phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí, độ cao và hƣớng của dải núi nên mang tính địa phƣơng sâu sắc.

Đã có nhiều nhà khoa học đã phân đai độ cao theo các tiêu chuẩn khác nhau nên có sự chênh lệch về các mốc độ cao địa hình giữa các đai theo các quan điểm khác nhau.

Dựa trên các nhân tố sinh thái phát sinh địa lý địa hình, Thái Văn Trừng (1999), đã xác định: độ cao 0 đến 700 m ở miền Bắc và từ 0 đến 1000m ở miền Nam là đai nhiệt vùng thấp, độ cao 700m đến 1800m ở miền Bắc và 1000m đến 1800m ở miền Nam là đai á nhiệt đới núi thấp tầng dƣới, độ cao 1800 đến 2600m là đai ôn ấm núi thấp tầng trên, độ cao trên 2600m là đai ôn lạnh núi vừa tầng dƣới.

Nguyễn Vạn Thƣờng (1995) khi xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc Trung bộ đã chia 4 vùng sinh thái căn cứ vào độ cao so với mặt nƣớc biển: 3 vùng dƣới 700m (nhiệt đới ẩm, nhiệt đới ẩm có nửa mùa khô và nhiệt đới hơi khô có mùa mƣa rõ rệt) và vùng 800 – 1500 m(nhiệt đới ẩm…)

Trên cơ sở sự phân hóa các yếu tố của khí hậu, Vũ Tự Lập (2006) đã chia khí hậu của Việt Nam thành các đai và á đai. Theo đó Việt Nam gồm 3 đai độ cao trên núi từ 0 – 600m (gồm 3 á đai), 600- 2600m (gồm 3 á đai), trên 2600m. Trong đó á đai á nhiệt đới điển hình đƣợc tác giả xác định độ cao từ 1000 tới 1600 m.

Dãy Hoàng Liên trải dài từ độ cao hơn 300m (khu vực Bản Hồ) đến hơn 3000m ( đỉnh Phansipăng cao 3143m) nên có sự phân hóa rất rõ nét các điều kiện khí hậu theo các

đai độ cao khác nhau. Ở các độ cao dƣới 700m khí hậu thuận lợi, đất đai phì nhiêu có nhiều điều kiện cho thảm thực vật phát triển, tuy nhiên do sự tác động của con ngƣời nên các kiểu rừng tự nhiên đã bị chặt phá để thay thế bằng các kiểu rừng thứ sinh hoặc nƣơng rẫy. Ở độ cao trên 2800m, điều kiện khí hậu và địa hình khắc nghiệt nên thảm thực vật không có sự phân hóa nhiều và tƣơng đối đồng nhất.

Dựa theo quan điểm phân đai tự nhiên của Vũ Tự Lập (1995) và quan điểm sinh thái phát sinh của Thái Văn Trừng (1999)[33] và dựa trên các điều kiện thực tế tại dãy Hoàng Liên, Trƣơng Ngọc Kiểm (2007)[15] đã chia cố định 4 đai độ cao ở dãy Hoàng Liên để bƣớc đầu nghiên cứu sự thay đổi thảm cấu trúc thảm thực vât. Đó là các đai độ cao dƣới 700m, đai độ cao từ 700m đến 1600m, đai độ cao từ 1600m đến 2600m, và đai độ cao trên 2600m.

Cùng năm 2007, Nguyễn An Thịnh trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan của mình đã nghiên cứu cảnh quan theo 05 đai và đƣợc phân cấp nhƣ sau:

- Đai độ cao dƣới 700m. - Đai độ cao từ 700 – 1700m. - Đai độ cao từ 1700 – 2400m. - Đai độ cao từ 2400 – 2800m. - Đai độ cao trên 2800m.

Khi nghiên cứu thảm thực vật ở dãy Hoàng Liên thì Nguyễn Quốc Trị (2009) đã tìm hiểu theo 5 độ cao, trong đó mỗi đai có phạm vi đồng đều là 500m chiều cao, cụ thể tác giả chia thành các đai độ cao dƣới 500m, từ 500m – 1000m, từ 1000m – 1500m, từ 1500m – 2000m, từ 2000m – 2500m và trên 2500m. Và trong nghiên cứu này, tác giả đã kết luận ranh giới chuyển tiếp á đai ở độ cao 2000m.

Dựa trên những nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây, và căn cứ theo số liệu phân hóa khí hậu theo địa hình, chúng tôi quyết định chia thành 5 đai nghiên cứu nhƣ sau:

- Đai độ cao dƣới 700m.

- Đai độ cao từ 1600 đến 2200m. - Đai độ cao từ 2200 đến 2800m. - Đai độ cao trên 2800m.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái theo các đai độ cao ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn ( thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)