NHẬN XÉT MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI THEO ĐAI ĐỘ

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái theo các đai độ cao ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn ( thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng (Trang 96)

rừng có cấu trúc từ 2 đến 3 tầng . Do đặc điểm của địa hình và khí hậu, ở độ cao trên 2200m, rừng có xu hƣớng giảm số tầng, giảm chiều cao của cây, bản chất thảm thực vật chuyển dần từ á nhiệt đới thấp tầng trên (2 tầng) sang á nhiệt đới núi vừa tầng dƣới (1 tầng), thảm thực vật có bản chất giống với thực vật ôn đới theo vĩ độ.

Mặt khác tỷ lệ của trảng (gồm trảng cỏ và trảng cây bụi) cũng thể hiện sự phân hóa của thảm thực vật theo độ cao. Nếu nhƣ ở các vùng thấp, trảng đƣợc hình thành do tác động chặt phá khai thác gỗ hoặc đốt nƣơng làm rẫy làm suy thoái rừng thì ở những đai cao, trảng đƣợc hình thành một cách tự nhiên (do điều kiện khí hậu hoặc do cháy rừng tự nhiên). Do đó hiện tại diện tích trảng của các đai là khá lớn nhƣng trong tƣơng lai, với việc quản lý tốt công tác phát triển rừng thì rõ ràng diện tích trảng của các đai thấp là thấp hơn so với các đai cao.

3.5. NHẬN XÉT MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI THEO ĐAI ĐỘ CAO ĐỘ CAO

Nhƣ đã biết, đất chính là giá thể sống chính của thực vật. Nó vừa là nơi sống vừa là nguồn cung cấp dinh dƣỡng nuôi sống cây. Vì vậy, có thể nói Đất chính là yếu tố quan trong quyết định sự sống của thực vật. Nhƣ đã nghiên cứu sự phân tầng thảm thực vật theo đai độ cao ở trên cho thấy rằng : ở độ cao dƣới 2200m đất có tầng đất sâu và nhiều chất dinh dƣỡng nên thảm thực vật phát triển tốt, số lƣợng loài phong phú. Còn từ độ cao 2200m trở nên, đất dốc và lớp đất mặt nông, dễ bị rửa trôi để lộ các đã lớn nên thảm thực vật phân bố chủ yếu ở đây là cây có chiều cao trung bình thấp, số lƣợng loài ít phong phú hơn. Ngoài ra, độ mùn của đất ở tầng mặt càng giàu thì thành phần, số lƣợng loài thực vật càng phong phú, càng nhiều loài thực vật phát triển mạnh mẽ.

Ngƣợc lại thảm thực vật có vai trò quan trọng trong sự hình thành đất. Trong quá trình sống, thực vật đã làm phong hóa đất, làm tơi xốp đất,…Ngoài ra, sự giàu có trong dinh dƣỡng đất cũng có sự góp sức của thảm thực vật. Ngoài các sản phẩm của động vật, vi sinh vật có trong đất, thì các sản phẩm từ thảm thực vật nhƣ lá cây, vỏ cây,…chính là

nguyên liệu tạo dinh dƣỡng chính cho đất. Chính vì vậy, theo đai độ cao dƣới 2200m, khi có thảm thực vật phong phú thì độ mùn, các chất dinh dƣỡng, các cation trao đổi trong đất đều ở hàm lƣợng lớn và rất giàu. Còn ở đai cao trên 2400m, khi thảm thực vật ít phong phú hơn thì các yếu tố trong đất đều bị giảm đi nhƣ độ mùn giảm, các chất dinh dƣỡng thấp,…ngoài ra tầng đất nơi đây nông và dễ bị rửa trôi.

Có thể nói đất và thực vật là hai yếu tố không thể tách rời, chúng cùng tồn tại và ảnh hƣởng lẫn nhau, và cùng cho thấy sự thay đổi của chúng khi độ cao tăng lên.

Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, với mỗi kiểu khí hậu sẽ quy định loại thảm thực vật đặc hữu. Thật vậy, với các đai từ 700 – 2200m của Hoàng Liên Sơn vẫn thuộc đai khí hậu á chí tuyến, phù hợp cho thực vật phát triển mạnh. Thế nên, ở đai độ cao này tại dãy Hoàng Liên cho ta thấy sự giàu có trong thành phần loài, số lƣợng cá thể trong các loài cũng rất lớn. Trên 2200m lại cho chúng ta một cái nhìn khác, đó là khi khí hậu với nền nhiệt độ thấp, mùa đông kéo dài có thể có tuyết rơi và gió giật mạnh,…thì sự phong phú về loài của thực vật không còn nữa. Thảm thực vật ở nơi đây chỉ còn là các trảng cây thấp, bụi cây nhỏ, đặc biệt trên 2800m ở dãy Hoàng Liên có sự xuất hiện của các trảng trúc và rừng lù Đỗ Quyên. Thảm thực vật này rất phù hợp với điều kiện khắc nghiệt ở độ cao này khi mà chúng chống chọi bằng chiều cao cây rất thấp đều dƣới 4m và số tán rừng giảm xuống chỉ còn 1 tán.

Khí hậu đƣợc điều hòa bởi thực vật. Thực vậy, khi có các cánh rừng lớn thì nền nhiệt độ khu vực cũng đƣợc điều hòa giảm nhẹ. Ngoài ra, chúng cũng góp phần vào chắn gió, giảm tốc độ gió trong không khí. Với độ cao trên 2800m, khi các thảm thực vật có chiều cao trung bình rất thấp thì khả năng chắn gió không có và khí hậu ở tầng cao này cũng rất khắc nghiêt : gió mạnh, nhiệt độ thấp,…

Các yếu tố khí hậu còn có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp tới quá trình hình thành đất.

Ảnh hưởng trực tiếp: mƣa, nhiệt độ, gió,… đẩy mạnh quá trình phong hóa đá tạo ra mẫu đất. Mƣa tạo độ ẩm cho đất, đồng thời tạo ra sự xói mòn và rửa trôi các chất của đất; Nắng kéo dài, đất nƣớc trở nên khô hạn; Nƣớc còn ảnh hƣởng tới màu sắc của đất.

Ảnh hưởng gián tiếp: các điều kiện của khí hậu có tác dụng đẩy mạnh hay kìm hãm sự phát triển của sinh vật. Vì vậy, ở mỗi đới khí hậu khác nhau sẽ có những loại đất đặc thù ở đó.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số nhân tố sinh thái theo các đai độ cao ở khu vực dãy Hoàng Liên Sơn ( thuộc địa phận tỉnh Lào Cai) phục vụ bảo tồn đa dạng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)