Đánh giá mối tƣơng quan trong quan hệ thƣơng mại gốm sứ

Một phần của tài liệu Gốm sứ trong quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII (Trang 68)

Giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển khá mạnh mẽ trong thế kỷ XVII. Điển hính là việc thành lập khu phố Nhật Bản ở Hội An hay việc Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái cho một thương nhân Nhật Bản. 30 năm đầu của thế kỷ XVII là thời kỳ buôn bán giữa hai bên phát triển đến mức thịnh đạt với chế độ Châu ấn thuyền. Số thuyền châu ấn đến buôn bán ở Đại Việt từ 1604 ~ 1635 là 120 thuyền (47 thuyền đến Đàng Ngoài và 73 thuyền đến Đàng Trong). Thông qua các lái buôn, cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều có thư từ với Mạc phủ để bày tỏ sự hiếu hảo và hợp tác.[18]

Theo thống kê của Nhật Bản, trong tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua hai trung tâm thương mại lớn là Hirado và Nagasaki cho đến trước năm 1640 thí số hàng hóa buôn bán với Đại Việt chiếm khoảng 10%. Sau này khi Mạc phủ ban hành lệnh tỏa quốc, hạn chế ngoại thương thí Nhật Bản vẫn tiếp tục buôn bán với Đại Việt qua các tàu buôn của người Trung Quốc và Hà Lan.

Ngoài việc cho các thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản lập phố ngụ cư, tại các thương cảng, chình quyền hai Đàng còn cho phép các thương nhân Tây Âu đến lập thương điếm. Mặt khác, các thương cảng Đại Việt cũng là nơi nhập khẩu nhiều mặt hàng, trong đó đồ sứ Nhật Bản là một mặt hàng khá quan trọng. Theo ghi chép của công ty Đông Ấn Hà Lan, từ năm 1650 ~ 1679 có 13.850 đồ sứ Hizen được xuất sang Đàng Ngoài qua các thương nhân Hà Lan ở đây. Cũng theo ghi chép này, thuyền Trung Quốc đã chuyên chở 7.100 đồ sứ Hizen từ cảng Nagasaki sang Quảng Nam rồi tới Batavia. Hiện tượng nhập khẩu sứ Trung Quốc và Nhật Bản này nhằm bù đắp nhu cầu gốm sứ của thị trường miền Trung khi các lò gốm sứ phìa Bắc do nội chiến căng thẳng không thể có cơ hội cung cấp.

Quan trọng hơn là chúng ta cũng có ngày càng nhiều những bằng chứng về số lượng phong phú đồ gốm Việt Nam thế kỷ XVII được tím thấy ở nhiều địa điểm khảo cổ ở Nhật Bản và Đông Nam Á đã cho thấy cùng với việc nhập khẩu đồ gốm sứ, nhiều

69

lò gốm thời kỳ này cũng đã sản xuất nhiều loại gốm sứ để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cùng đồ sứ Trung Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là gốm Việt Nam thời kỳ này thường là loại thô và có hoa văn vẽ không khéo tay. Những khảo cứu tại lò gốm cổ ở Bính Giang, Hải Dương cũng cho thấy đây là thời kỳ sản xuất nhiều loại gốm có chất lượng thấp, hoa văn trang trì cũng đơn giản, thường là hoa lá cách điệu. Mặc dù vậy, trong bối cảnh chung của các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu trong giai đoạn này thí những sản phẩm đó cũng có chỗ đứng riêng của mính trên thị trường. Đơn cử với thị trường Nhật Bản, gốm Việt Nam đã có một vị trì khá đặc biệt. Gốm Việt thế kỷ XVII được tím thấy khá phổ biến tại Nagasaki, Osaka, Sakai, Hakata và Edo. Loại gốm này được nhập qua tay thương nhân Trung Quốc và Hà Lan và phục vụ cho nghi lễ trà đạo hoặc đồ dùng sinh hoạt của tầng lớp quý tộc. Phải nói thêm, rằng thế kỷ XVII được coi là thời kỳ trà đạo phát triển cực thịnh và đồ gốm Việt Nam với vẻ mộc mạc, đẹp hồn hậu tự nhiên rất được giới trà nhân yêu thìch. Thậm chì người Nhật đã đặt từ Việt Nam nhiều bộ gốm quý, vẽ theo phong cách Nhật Bản, những bộ gốm đó đã trở thành báu vật gia đính được người Nhật giữ gín đến tận ngày nay.

Có thể thấy khi nền thương mại hàng hải quốc tế mở rộng khắp khu vực châu Á đã tạo điều kiện cho Việt Nam có những quan hệ thương mại với các nước trong khu vực và thế giới. Sự phát triển của thương mại quốc tế đồng thời thúc đẩy sự triển nở của các trung tâm gốm sứ và kéo theo sự hưng thịnh hay suy tàn của các trung tâm sản xuất gốm sứ. Nói cách khác, sự phát triển của gốm sứ cũng song hành với những thăng trầm của nền thương mại đường biển châu Á.

Vai trò của VOC và Hoa thương trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Khi thời kỳ cực thịnh của đồ gốm Đông Nam Á từ thế kỷ XIV~XVI, tàn dần từ giữa thế kỷ XVII dưới sự bành trướng và cạnh tranh của các nước thương mại Âu châu ở thị trường Đông Nam Á, thương mại gốm sứ Việt Nam - Nhật Bản bị chi phối sâu sắc bởi các tập đoàn thương nhân nước ngoài như công ty Đông Ấn Hà Lan, thương nhân Bồ Đào Nha, thương nhân Trung Quốc. Đặc biệt là vai trò của công ty Đông Ấn Hà Lan (Dutch East - India Company, V.O.C) thành lập năm 1602, đánh dấu một trang mới của nền thương mại hàng hải vùng Đông Á. Thực tế đã cho thấy thông qua công ty Đông Ấn Hà Lan, các thương cảng Việt Nam đã tham gia vào việc xuất khẩu đồ sứ Nhật Bản đến nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Batavia. Từ giữa thế kỷ XVII, việc buôn bán này diễn ra hết sức thịnh đạt (xem Phụ lục 5 bảng 5.3 liệt kê số liệu về đồ sứ xuất khẩu từ Đàng Trong đến Batavia bằng thuyền mành Trung Hoa từ tháng 2/1661 đến tháng 4/1666). Trong cuốn

70

sách viết về 3 nước Ấn Độ, Đông Dương, Hà Lan, tác giả X.Buch đã ghi: “Chỉ riêng năm 1670 người Hà Lan đã mua 214.160 sản phẩm gốm của Bắc Việt Nam, một chiếc tàu Hà Lan đã chuyên chở 24.720 món đồ gốm Việt Nam có chất lượng hàng đầu”. [41]

Theo ghi chép của VOC, hoạt động buôn bán gốm sứ Nhật giữa cảng Nagasaki và thương điếm Đàng Ngoài diễn ra thịnh đạt nhất từ năm 1650 ~ 1680. Liên quan đến mậu dịch của VOC, đồ sứ Nhật Bản được chở trực tiếp từ Nagasaki đến Đàng Ngoài chủ yếu từ năm 1650 đến năm 1670. Từ năm 1672 đến năm 1680, đồ sứ Nhật được chở từ Nagasaki đến Đàng Ngoài theo đường Batavia, ngoại trừ năm 1679, năm mà buôn bán được thiết lập trực tiếp với Đàng Ngoài. Tổng số đồ sứ Nhật chuyên chở bởi Công ty lên đến 17.162 tiêu bản, một thùng và 5 gói rơm. Loại hính hiện vật chủ yếu là bát và chén. Tỷ lệ bát ăn cơm được giao dịch giữa thương quán Nagasaki và Đàng Ngoài là 44% (6.000 tiêu bản). Bát và chén cũng xuất hiện khá thường xuyên trong danh mục đồ sứ chở bằng thuyền mành đến hoặc đi qua Việt Nam.[83]

Công ty Đông Ấn Hà Lan là đối tác chủ yếu chi phối sự phân bố của Hizen sứ ở nước ngoài. Công ty đã hoạt động trong khu vực Đông Nam Á, được các cơ quan chình phủ Hà Lan ủy quyền cho các giao dịch tài chình và đã có căn cứ tại Batavia trong Java và Cape Town ở Nam Phi trước khi thiết lập thương mại với Nhật Bản. Thực tế sau khi Trung Quốc đã trải qua một thời kỳ hỗn loạn từ 1658 đến 1682, việc buôn bán gốm sứ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn khiến công ty này không thể đáp ứng nhu cầu về sứ từ các khách hàng châu Âu, Công ty Hà Lan Đông Ấn Độ đã buộc phải mua sản phẩm của Nhật Bản. Ở Châu Âu, thời kỳ này, bên cạnh vàng, bạc, thủy tinh, gốm sứ đã trở thành biểu tượng của địa vị và quyền lực cho các gia đính hoàng gia của các nước như Hà Lan, Anh, Đức và Pháp. Ví vậy, một cách may mắn và kịp thời, gốm sứ Nhật Bản đã chiếm lĩnh thị trường thiếu hụt đó một cách ngoạn mục và đưa đồ gốm sứ Hizen lên vai trò số một tại cả thị trường trong nước và nước ngoài.

Năm 1602, công ty được thành lập như là một tập đoàn thương mại được chình phủ hậu thuẫn và trở thành tập đoàn cực kỳ giàu mạnh, được hỗ trợ bởi một đội 150 tàu thương mại, 40 tàu vận chuyển hàng hóa, và một lực lượng khoảng 10.000 người. Thông thương buôn bán của Hà Lan tại Nhật Bản lần đầu tiên được thành lập tại Hirado, trước khi được chuyển đến Nagasaki Dejima theo lệnh của Mạc phủ. Thông qua công ty này, mối quan hệ hữu nghị giữa Hà Lan và Nhật Bản đã được duy trí suốt hơn hai thế kỷ sau đó. [72]

Theo ghi chép của công ty Đông Ấn Hà Lan hiện đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Hague, những giao dịch đầu tiên với Nhật Bản bắt đầu từ năm 1653, khi lô hàng

71

2.200 chậu thuốc bằng sứ Hizen đã được xuất khẩu để đáp ứng một đơn đặt hàng của một thương gia dược phẩm ở Batavia. Những hồ sơ này cho thấy chất lượng sứ Hizen cao cấp đã được bắt đầu đặt hàng ở Nhật Bản từ năm 1660 và số lượng lớn nhất của sứ Nhật Bản đã được chuyển ra nước ngoài là giai đoạn từ năm 1663 đến năm 1672. Sau năm 1757, các hoạt động này chấm dứt nhưng vẫn có một số đơn vị thành viên của công ty tiếp tục tiến hành giao dịch với Nhật Bản. Đỉnh cao bùng nổ thương mại đồ sứ từ năm 1663 đến năm 1664. Hầu hết các đồ xuất khẩu là bát, đĩa, ly tách, chậu thuốc, đồ đựng bơ có nắp, lư hương trang trì màu xanh cobalt. Từ năm 1670~1680, sứ Hizen

trở nên phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi tại châu Âu trong sinh hoạt hàng ngày với chủng loại phong phú bao gồm: bát cạn, đĩa, cốc đựng sôcôla, chai dầu, bính rượu... Từ năm 1688 ~ 1703, một số lượng lớn các loại bính bát trang trì men có nắp đậy cỡ lớn làm theo đơn đặt hàng đã được xuất khẩu, cùng với một số lượng khá lớn của đồ phong cách Kakiemon cũng được giao dịch. [72]

Trái với mậu dịch VOC - Đàng Ngoài, buôn bán của thuyền mành Trung Quốc có vị trì quan trọng trong buôn bán giữa Nagasaki với Đàng Trong và Đàng Ngoài. Thông qua mậu dịch thuyền mành Trung Quốc hoạt động giữa Đàng Trong và Batavia, 7.100 tiêu bản sứ Nhật đã được chở từ Đàng Trong đến Batavia vào tháng 2/1661 (xem phụ lục 4: bảng 4.3, 4.4, 4.5 ). Người ta cũng tím thấy bằng chứng cho rằng toàn bộ 23.272 tiêu bản sứ và 90 bó rơm (xem phụ lục 4: bảng 4.3) chở từ Đàng Trong đến Batavia bằng thuyền mành Trung Hoa thực tế là sứ Nhật. Theo ghi chép của VOC về mậu dịch của người Hoa giữa Đàng Ngoài và Nagasaki, có 96.693 sản phẩm, 782 bó rơm và 2 thùng đồ sứ Nhật được chở từ Nagasaki đến Đàng Ngoài vào các năm 1676 và 1681. Theo những ghi chép của công ty VOC, thông qua thuyền mành Trung Hoa, 7.100 tiêu bản sứ Nhật Bản được chở từ Đàng Trong (Quinam) đến Batavia vào tháng 2 năm 1661. (Xem phụ lục 4)

72

Hình 3.1: Các mặt hàng gốm sứ Nhật do VOC xuất khẩu từ Nhật Bản đến Đàng Ngoài

Nguồn [104]

Thông tin đáng chú ý qua những ghi chép ở các bảng số liệu của VOC cho thấy gốm sứ Nhật Bản đã được xuất khẩu sang Việt Nam với số lượng tương đối lớn thông qua VOC và qua thuyền mành Hoa thương (tousen), có khi trực tiếp từ cảng Nagasaki hoặc thông qua Batavia làm trung gian xuất nhập khẩu thông qua về các món quà dâng lên chúa và quan tổng trấn. Qua nhiều ghi chép từ năm 1676 đến 1681 có ghi chép về số đồ sứ quà tặng của các thuyền buôn gửi cho chúa Trịnh, cho thấy khá rõ ràng sự quan tâm lớn của chúa Trịnh đối với mặt hàng gốm sứ Nhật Bản. Hầu hết số hàng trên là quà biếu tặng của VOC cho vua chúa Đàng Ngoài để đổi lấy những ưu ái trong mậu dịch tơ lụa và thổ sản. Có một số là do đặt hàng trực tiếp từ chúa Trịnh và thế tử, qua đó có thể thấy gốm sứ Nhật Bản đã đạt đến phẩm cấp cao và được ưa chuộng như thế nào ở Đại Việt. Mặc dù thông qua vai trò của VOC và Hoa thương nhưng các hoạt đông buôn bán này dù là gián tiếp nhưng vẫn được coi là trực tiếp do nhờ có những yếu tố giao lưu về phong cách nghệ thuật, cách thức sản xuất và chế tác theo thị hiếu của đơn đặt hàng.

Bát ăn cơm, 6000 Đồ sứ, 1321 Đĩa trà, 2200 Đĩa, 4080 Chén, 200 Bính có tay cầm, 4 Loại khác, 4 Bát ăn cơm Đồ sứ Đĩa trà Đĩa Chén Bính có tay cầm Loại khác

73

Hình 3.2 : Sứ Hizen xuất khẩu sang châu Âu nửa cuối thế kỷ XVII

(Nguồn: [47])

Bên cạnh VOC, Hoa thương cũng có vai trò hết sức đặc biệt ở Đông Nam Á khi gần như chiếm lĩnh thị trường sau VOC thông qua thuyền mành (tousen). Các thuyền từ Đông Nam Á đến Nhật Bản theo chu trính hoạt động của gió mùa Không chỉ gốm sứ, hàng hóa Việt Nam thời kỳ này đều được đưa ra thị trường quốc tế thông qua các thương nhân nước ngoài như thương nhân Trung Quốc và Hà Lan. Người Việt chưa thể tự mính dấn thân mạnh mẽ vào biển cả là bởi lẽ họ ìt có kinh nghiệm đi biển mà chủ yếu đóng vai trò môi giới và trung chuyển hàng hóa trong nội địa.

74

Hình 3.3 : Bản đồ hải trình của thuyền mành (tousen) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: [27])

Chủng loại hàng hóa mà thuyền từ Đông Nam Á đưa đến Nhật Bản thường là gỗ quý, nguyên liệu nhuộm vải, lâm thổ hải sản và hương liệu địa phương. Hầu hết chủ sở hữu của những thương thuyền đó là người Hoa nhưng nguồn hàng nhập từ các quốc gia bản địa. Tại những thương cảng như Hirado, Nagasaki… Hoa kiều chủ yếu làm nghề buôn bán, sản xuất thủ công và bốc thuốc, chữa bệnh. Mối quan hệ giữa hai nước Trung - Nhật từ chỗ chỉ hạn chế trong quan hệ “phi quan thương” trong các thế kỷ XV - XVI thí đến thế kỷ XVII, quan hệ đó đã được chình quyền hai nước thừa nhận. Giá trị buôn bán với Hoa thương không ngừng tăng lên và dần mang tình chất hai chiều.

Trong bối cảnh đó, Đông Nam Á vừa là điểm xuất phát vừa trở thành cửa ngõ, điểm trung chuyển của các tuyến giao thương khu vực, trong đó có các đoàn thuyền buôn đi và đến Nhật Bản. Theo thống kê từ phụ lục 4, về đồ sứ xuất khẩu từ các cảng Đàng Ngoài đến Batavia. Rõ ràng là các cảng Đàng Ngoài không chỉ là nơi nhập đồ sứ mà còn giữ vai trò trung chuyển đồ sứ đến Batavia. Qua đó, ta có thể khẳng định một

75

cách mạnh mẽ rằng các thương cảng của Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài đã có vai trò then chốt như những trạm trung chuyển của đồ sứ xuất khẩu Nhật Bản.

Vào cuối thập niên 30 của thế kỷ XVII, do tác động của chình sách tỏa quốc, giới thương nhân Nhật Bản ở nước ngoài bị cắt mối liên hệ với chình quốc nên vai trò của họ ở Đông Nam Á ngày càng suy giảm. Không có cách nào khác, họ phải tham gia vào hệ thống thương mại khu vực thông qua việc phiên dịch, mãi biện, thậm chì là hoa tiêu, vệ sĩ trên các thương thuyền của các nước như Hà Lan, Trung Hoa, Siam… Dưới danh nghĩa của các thương thuyền nước ngoài, một số người Nhật đã có thể đã bì mật trở về quê hương hoặc nhờ các thương nhân trung gian chuyển vốn, hàng hóa ra vào biên giới Nhật Bản.

Có thể kết luận, trên thực tế vào thời Edo đã hính thành một tam giác kinh tế nối kết giữa Đông Nam Á với Trung Quốc và Nhật Bản. Trong tam giác đó, từ sau thời kỳ tỏa quốc đến giữa thế kỷ XVII, các thương nhân Trung Hoa và Hà Lan giữ vai trò trọng yếu. Trong tam giác đó, quan trọng bậc nhất là vai trò của các cảng thị được hính thành như một hệ thống vệ tinh xung quanh các địa điểm trọng yếu thuận lợi cả về đối nội và đối ngoại.

Ở Đàng Trong, khi thương cảng Hội An được coi như một mắt xìch quan trọng trong quan hệ thương mại khu vực và thể hiện vai trò cũng như sức hấp dẫn ngày càng lớn với người Hoa. Thuyền của người Hoa từ các nước Đông Nam Á đến Nhật Bản vào

Một phần của tài liệu Gốm sứ trong quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII (Trang 68)