Gốm sứ Việt Nam trong hoạt động giao thƣơng quốc tế

Một phần của tài liệu Gốm sứ trong quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII (Trang 61)

Từ thế kỷ X trong thời kỳ Việt Nam xây dựng nền độc lập tự chủ, những lò gốm trong các làng gốm Việt Nam được nhanh chóng tăng số lượng sản xuất các sản phẩm cao cấp và đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế qua các thương gia Trung Quốc và Ả Rập. Đến thế kỷ XI những đồ gốm có màu xanh lam của Việt Nam đã xâm nhập vào nhiều thị

62

trường quốc tế. Cuối thời Lý đầu thời Trần lại xuất hiện hàng gốm đặc biệt Việt Nam: gốm men nâu trên nền trắng ngà. Giữa thế kỷ XIV, gốm Việt Nam khởi sắc với diện mạo mới: gốm men tiền cobalt (pré-cobalt), một loại men lam nhẹ có phủ men trắng mờ. Ngay từ thời kỳ đó, gốm men Việt Nam đã trở thành vật phẩm cao cấp dành cho việc triều cống và theo các tàu buôn đi các nước Nhật Bản, Ả Rập và nhiều vùng thuộc Hồng Hải. Thậm chì theo một số nhà sưu tập thế giới, gốm Việt Nam đa sắc ở cuối thế kỷ XV và XVI còn được đánh giá là đẹp hơn gốm Trung Hoa cùng thời. Khi chế độ Nhà Minh bao vây, cấm vận đối với nội thương nước họ thí các nghệ nhân và thợ gốm Việt Nam lại càng có cơ hội “ngàn vàng” phát triển. Khi Trung Hoa thi hành chình sách đóng cửa, hạn chế khắt khe thương mại đường biển đã đưa khu vực và thế giới chuyển sang một bước ngoặt quan trọng của lịch sử thương mại gốm sứ với cơ hội cũng như thách thức hoàn toàn mới.

Trong giai đoạn từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, đồ gốm Việt Nam và Thái Lan xuất hiện nhiều ở thị trường Đông Nam Á thay thế nguồn đồ gốm Trung Quốc. Từ đời Lê đến Trịnh Nguyễn phân tranh ở Việt Nam, sự buôn bán trao đổi hàng hóa với các nước ngoài càng ngày càng được nới rộng và phát đạt. Đặc biệt là Việt Nam trong giai đoạn này xuất khẩu nhiều đến Trung Đông, châu Âu qua con đường hàng hải phìa Tây và Philippines, Borneo, Sulawesi, Java qua con đường hàng hải phìa Đông. Gốm Việt ghi dấu trên nhiều hải trình thương mại quan trọng trên khắp khu vực và thế giới. Gốm sứ được xuất khẩu ra bên ngoài qua hệ thống thương cảng ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Các cửa khẩu buôn bán ở Thanh Hóa, Hội An, Quy Nhơn là những cửa khẩu chình. Hàng gốm xuất khẩu Việt Nam được chuyên chở qua các kho chình như Ayuthaya. Việc khai quật của các thuyền xưa đắm gần bờ biển Thái Lan cho thấy các hàng gốm Việt Nam được chuyên chở rộng rãi trong khu vực. Các nơi sản xuất đồ gốm quan trọng ở Việt Nam là Bát Tràng, Chu Đậu (Hải Dương), Tam Tố (Thanh Hóa) và Gò Sành, Quy Nhơn sau này ở Đàng Trong.

Từ sau khi độc lập thoát khỏi sự đô hộ của Trung Hoa vào thế kỷ thứ 10, nghệ thuật đồ gốm Việt Nam bắt đầu phát triển và có những sắc thái riêng biệt mặc dầu ảnh hưởng của loại gốm thời Đường và Tống sau này vẫn thể hiện ìt nhiều trên các loại gốm sản xuất ở đồng bằng Bắc bộ. Đồ gốm Việt Nam bắt đầu đi vào thương mại quốc tế vào khoảng cuối thế kỷ XIII hoặc đầu thế kỷ XIV khi nhà Minh thực hiện chình sách hải cấm. Kỹ nghệ đồ gốm ở các vương quốc như Ayuthaya (Thái Lan), Pegu (Myanmar) và Việt Nam phát triển mạnh và thay thế nguồn đồ gốm từ Trung Hoa. Ban đầu để lấp khoảng trống thị trường từ gốm sứ Trung Hoa, gốm Việt Nam ìt nhiều mang sắc thái của đồ gốm Trung Hoa cuối thời Nguyên và Minh. Sau này cùng với sự phát

63

triển vượt trội về kỹ thuật chế tác, để đáp ứng thị hiếu đặt hàng, từ khoảng thời gian này cho đến giữa thế kỷ thứ XVII, đồ gốm Việt đã thực sự có bước ngoặt phát triển hoàn toàn mới hội nhập vào dòng chảy thương mại Đông Á rất sôi động khi đó.

Gốm thương mại Việt Nam được tím thấy ở rất nhiều nơi trong khu vực. Nhiều bộ sưu tập, di tìch khảo cổ trở thành những minh chứng tin cậy để xác định được thời gian của đồ gốm Việt Nam đặt chân đến thị trường nước ngoài như chiếc đĩa gốm Việt Nam trong bộ sưu tập Ardebil Shrine ở Teheran (Ba Tư), bộ sưu tập này được thiết lập từ năm 1350 đến 1610. Các cuộc khai quật ở Philippines của O. Janse và sau này R. Fox cũng đã tím thấy đồ gốm Việt Nam cùng với đồ gốm Trung Hoa xanh trời và trắng ở đầu thế kỷ XVI. Các đồ gốm Việt Nam nàycũng rất tương tự một số đồ gốm khám phá được ở Quy Nhơn. Nhiều cứ liệu lịch sử đã cho thấy những đồ gốm này đã được sản xuất và chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường gốm sứ thương mại qua nhiều thế kỷ. [91]

Rất nhiều di tìch đồ gốm xanh trời và trắng của Việt Nam đã được tím thấy ở Trowulan, tỉnh Mojokerto, Đông Java (Indonesia). Địa điểm này xưa kia là kinh đô của vương quốc Majapahit, phát triển từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI. Những khám phá này không những tím thấy được các đồ gốm thông dụng dùng trong sinh hoạt gia đính mà còn có đủ loại những gạch lót, gạch lát. Những địa điểm khác ở Java có di tìch đồ gốm Việt Nam là Malang (Đông Java), Cirebon (Tây Java), Mt Muria (giữa Java). Các nơi khác như Jambi, Lampung (Nam Sumatra), đảo Sulawesi. Ở đông Java, có đền thờ Hồi Giáo với trang trì bên trong là những gạch lót tường nhập cảng từ Việt Nam từ bao thế kỷ trước đã làm ngạc nhiên nhiều du khách đến thăm. Những hũ gốm Việt Nam cũng được vớt lên từ thuyền Koh Khram đắm trong vịnh Thái Lan, vốn là thuyền buôn bán từ cảng Ayuthaya vào đầu thế kỷ XV.

Việc thương mại hàng hải đồ gốm đã được tiến hành thường xuyên, liên tục dọc theo bờ biển Việt Nam. Sự phát triển của nền thương mại đồ gốm Việt Nam từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII (cuối đời Trần đến Trịnh Nguyễn phân tranh) được thuận lợi khi triều Minh ở Trung Hoa quyết định, ngăn cấm thương mại với các nước khác và đóng cửa cảng vào đầu thế kỷ XV. Đến thế kỷ XVI và XVII, thương mại với các nước khác đi đến chỗ cực thịnh ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Các cửa khẩu ở Đàng Trong như Hội An, Đà Nẵng, Quy Nhơn là nơi quy tụ của nhiều thương gia Nhật Bản, Siam, Bồ Đào Nha. Hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là đồ gốm và gia vị được chuyên chở đi khắp nơi. Đến cuối thế kỷ XVII, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều lần lượt đóng cửa do e ngại những ảnh hưởng ngoại lai đến văn hóa, tôn giáo và trật tự xã hội trong nước.

64

Quan hệ giao thương gốm sứ với Nhật Bản

Trên thực tế, gốm thương mại Việt Nam đã có mặt ở 32 địa danh thuộc Đông Nam Á, 10 khu vực Nhật Bản trong đó có cố đô Kyoto và xuất hiện trong các cung điện Hoàng gia các nước Ả Rập, các khu vực thuộc Biển Đỏ và vịnh Péc xìch. Các thương gia nước ngoài thường biết đến các làng nghề gốm Việt Nam như Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng thuộc xứ Kinh Bắc cổ, Hương Canh (Vĩnh Phúc), Chu Đậu (Hải Dương)…

Các thương gia Nhật Bản đã đến Việt Nam qua các cảng biển phố Hiến ở miền Bắc và Hội An ở miền Trung Nam Bộ ngày nay. Theo “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn thí các thuyền buôn của Nhật Bản đã đến giao dịch tại các thương cảng ở Việt Nam với số lượng khá lớn. Mặt hàng nhập khẩu thường là đồ đồng, xuất khẩu hương liệu, gốm sứ, thổ sản. “Hai xứ Quảng Nam, Thuận Hóa không có mỏ đồng, nước Nhật Bản xuất đồng đỏ, mỗi năm thuyền họ đến thí khiến thu mua, mỗi 100 cân giá tiền 45 quan”. Tại Nhật Bản ngày nay còn lưu giữ bộ Gaibanshusho, bộ sưu tập tài liệu về mối bang giao của Nhật Bản với các nước từ năm 1559 đến năm 1764. Bộ sưu tập này gồm có 27 tập, ghi lại các quan hệ giữa Nhật Bản và 11 nước. Tập 11, 12, 13 và 14, có niên biểu từ năm 1601 đến năm 1694, ghi chép những mối bang giao giữa nhà Mạc Phủ với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Số liệu về buôn bán giao dịch gốm sứ dù rất ìt ỏi, đôi khi không được thể hiện rõ ràng nhưng cũng cho thấy sự quan tâm khá đặc biệt của thương nhân Nhật Bản với đồ gốm Việt khi đó.

Các nhà khảo cổ Nhật Bản cũng tím thấy ở phìa Bắc đảo Kyushu những mảnh gốm Việt Nam màu da lươn cùng với một chiếc mâm gỗ có khắc niên đại 1330. Nơi đây, xưa kia là cửa ngõ buôn bán với nước ngoài của Nhật Bản. Có lẽ đó là những sản phẩm gốm Việt Nam đầu tiên được đưa vào đất Nhật Bản. Theo các nguồn tài liệu, các tàu buôn của Nhật Bản thời ấy xuất phát từ cảng Kyodo sang phố Hiến (Hưng Yên), Vân Đồn (Quảng Ninh), Kẻ Chợ (Hà Nội) và từ cảng Nagasaki sang Hội An (Quảng Nam), Thuận Hóa (Huế). Các thương gia Nhật Bản mang sang bán ở Việt Nam đồng, sắt, gươm giáo, áo giáp, len dạ, đồ trang sức, tiền Nhật… và mua về đồ gốm, vàng, thiếc, xạ hương, sa nhân, quế, hồ tiêu, tơ lụa, bông, vây cá, gạo…

Qua nghiên cứu cho thấy, gốm Việt Nam được các thương gia Nhật Bản mua về khoảng từ thế kỷ XV và nhiều nhất vào khoảng thế kỷ XVII, chủ yếu là phục vụ cho giới quý tộc trong nghi lễ trà đạo truyền thống của Nhật Bản và được coi là mặt hàng quý giá, có tình mỹ thuật cao. Trong Viện Bảo tàng Mỹ thuật Nezu ở Tokyo, có trưng bày một cái chén uống trà có vẽ những cánh hoa sen, đó là loại gốm men lam của Việt Nam, nó thuộc di sản của một nhà quý tộc và là bậc thầy về trà đạo ở Nhật Bản vào thế

65

kỷ thứ XVII. Bảo tàng này lưu giữ những sản phẩm gốm Việt rất cao cấp như một chiếc bính men trắng hoa lam rất quý, có trang trì hính rồng và hoa lá hay một chiếc chén trà cổ Việt Nam, trang trì hoa lam, giữa vẽ chữ Phúc, một cái chậu bằng gốm trang trì hính rồng. Kiểu dáng của chậu là kiểu dáng Nhật Bản nhưng hính rồng lại được vẽ giống như rồng của Việt Nam thời đó. Cũng ở bảo tàng này, còn có một cái chén uống trà được trang trì bằng hính con chuồn chuồn, cách vẽ đường viền nhòe thường thấy ở các đồ gốm Việt Nam. Hính ảnh con chuồn chuồn khá hiếm gặp trong các đồ gốm Việt Nam ví vậy có thể giả thiết rằng đó là đồ đặt làm theo yêu cầu từ Nhật Bản. Hính thức thường gặp ở đồ đặt làm thế kỷ XVII thường mang kiểu dáng Nhật Bản nhưng được trang trì hoa văn kiểu Việt Nam hoặc vẽ họa tiết Nhật Bản nhưng bằng phong cách Việt trên đồ gốm truyền thống. Hầu hết các đồ gốm này đều được tím thấy trong các di tìch khảo cổ hay các bộ sưu tập của giới thượng lưu, quý tộc và cho thấy vị trì rất đặc biệt của chúng trong đời sống xã hội Nhật Bản truyền thống. Điều đó thêm phần khẳng định về giá trị thương phẩm của gốm sứ Việt Nam đã đáp ứng được thị hiếu người Nhật và hướng tới thị trường này, gốm Việt đã có những điều chỉnh cả về phương pháp sản xuất, cả về kiểu dáng và hính thức trang trì. Chình những động thái đó đã đem lại cho gốm sứ Việt Nam giá trị mới mang dáng dấp của một loại thương phẩm quốc tế đang dự nhập sâu vào dòng chảy kỷ nguyên vàng thương mại châu Á.

Chình sách và cách tư duy bảo thủ của chình quyền cộng với sức cạnh tranh mạnh mẽ của gốm sứ Trung Hoa sau khi bãi bỏ chình sách hải cấm và sự gia tăng vai trò của công ty Đông Ấn Hà Lan là những nguyên nhân căn bản khiến nền thương mại của Việt Nam nói riêng và Đông Á nói chung đi vào xu thế suy giảm từ giữa thế kỷ XVII. Mất dần thị trường, kỹ nghệ đồ gốm Việt Nam ở Bát Tràng, Chu Đậu, Thanh Hóa, Gò Sành, Sa Huỳnh, Quy Nhơn tan dần và biến mất. Kinh nghiệm lịch sử ở nhiều nước như Trung Hoa, Nhật và mới đây ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cho thấy rằng, sự thịnh vượng của một quốc gia chủ yếu là do sự giao lưu, trao đổi, buôn bán và hợp tác với cácnước bên ngoài.

Một phần của tài liệu Gốm sứ trong quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)