0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Sơ lƣợc về lịch sử gốm sứ Việt Nam và các dòng gốm sứ tiêu biểu

Một phần của tài liệu GỐM SỨ TRONG QUAN HỆ GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN THẾ KỶ XVII (Trang 29 -29 )

Khái quát về lịch sử gốm sứ Việt Nam

Lịch sử gốm sứ Việt Nam có thể nói đã có một lịch sử phát triển lâu dài từ nền văn hóa Hòa Bính (8000BC), Bắc Sơn (6000BC), Phùng Nguyên (2000BC) và Đông Sơn (1000BC) đã phát triển rực rỡ trong nguồn mạch thống nhất của khu vực vừa có những bước phát triển độc lập và sáng tạo. Xuất phát từ cái nôi của văn hóa dân tộc, cùng với sự bền vững đặc trưng của chất liệu, gốm sứ Việt cổ đã phác họa lên cả một nền văn minh rực rỡ với kỹ thuật điêu luyện nhưng vẫn mang vẻ đẹp hồn hậu, thuần khiết, tự nhiên. Trong sự hòa quyện những nét bản sắc của nhiều dân tộc và vùng miền, đồ gốm Việt Nam đã được hính thành và phát triển theo những đặc trưng rất rõ nét. Mỗi vùng, mỗi thời kỳ có những nét đẹp, tùy theo vật liệu, tùy theo kỹ thuật và nghệ thuật riêng.

Đồ gốm Việt Nam đẹp, đa dạng, phong phú và giá trị hơn cả là đồ thời Lý - Trần và Lê - Mạc phát triển từ thế kỷ XI - XII, kéo dài đến giữa thế kỷ XVII với một số lượng lớn được xuất cảng sang các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Triều Tiên, qua tận vùng Ả Rập từ thế kỷ thứ VII và đặc biệt được dự nhập mạnh mẽ trong giao thương quốc tế vào thế kỷ XIV - XVI.

Gốm đất nung

Gốm đất nung của Việt Nam rất phong phú. Có thể nêu lên một số điển hính: như gốm Phùng Nguyên, gốm Đồng Đậu, gốm Gò Mun. Gốm đất nung Việt Nam không chỉ sớm phong phú về hoa văn, mà cũng phong phú về hính dáng. Nhiều hính dáng cho đến sau này vẫn còn được bảo tồn trong các lò gốm dân gian, như loại vò có miệng loe đứng, cổ cao, bụng nở (Đồng Đậu); loại vò cũng như nồi cỏ miệng loe rộng, cổ ngắn, bụng nở (Đồng Đậu); loại vò, nồi, có miệng loe xiên, cổ thắt (Đồng Xấu); bát, bính, cốc, ống nhổ chân thấp, chân cao (Phùng Nguyên)… Ở miền Nam, gốm vùng châu thổ sông Cửu Long, quãng những thế kỷ đầu công nguyên, gốm Sa Huỳnh quãng thế kỷ thứ 5, cũng có nhiều hoa văn làn sóng, hính học, nhiều hính dáng rất gần gũi với gốm cổ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Có hính dáng điển hính của gốm miền Nam như lu, chĩnh vẫn bảo tồn cho đến nay ở nhiều cơ sở sản xuất gốm trong Nam. Riêng hính chĩnh khá giống hính một số gốm Đông Sơn được phát hiện khá nhiều. Mối tương quan khá rõ nét giữa các nền nghệ thuật cổ xưa trên cùng một dải đất Việt Nam nói

30

riêng, trên khu vực Đông Nam Á nói chung được phản ánh qua phong cách nghệ thuật đồ đồng cũng như phong cách nghệ thuật đồ đất nung cùng thời. [1]

Gốm hoa nâu và tiền thân của nó

Gốm hoa nâu vốn có từ trước thế kỷ 11, ra đời cùng với gốm men da lươn. Việc sử dụng đá son tô lên gốm vốn có từ thời nguyên thủy (gốm Phùng Nguyên). Giai đoạn tiêu biểu nhất của gốm hoa nâu, về mặt nghệ thuật cũng như kỹ thuật, là từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Nó mang rõ nét của loại gốm hoa nâu rất Việt Nam, không một loại gốm nước ngoài nào lẫn lộn được. Gốm hoa nâu, thường thuộc loại sành xốp, men ngà bóng, hoa văn màu nâu. Hoa được khắc vạch trên xương đất ướt trước khi tô màu. Cũng có loại nền nâu, hoa văn trắng. Dần về sau, gốm hoa nâu được thể hiện theo nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng căn bản vẫn là chất liệu: men tro, đá son, đá thối hoặc rỉ sắt, hoàn toàn giống nguyên liệu của gốm men da lươn.

Hình 2.1: Gốm hoa nâu thời Lý - Trần

(Nguồn: [2])

Về hoa văn trang trì, đối với gốm men độc sắc, bên cạnh loại gốm trang trì hoa văn khắc chím còn phổ biến loại gốm có hoa văn in khuôn trong. Đặc điểm phong cách của gốm hoa nâu là hính dáng đầy đặn, chắc khỏe, phù hợp với lối khắc, lối tô mảng to mảng nhỏ sâu nông tùy tiện, và trên nền rất thoáng. Đề tài trang trì rất gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của Việt Nam: tôm, cá, voi, hổ, chim khách, hoa sen, hoa súng, lá khoai nước, lá râm bụt, võ sĩ đấu giáo, cưỡi voi… Một số gốm hoa nâu về sau phỏng theo phong cách thể hiện của gốm hoa lam và mất dần vẻ đẹp độc đáo của gốm hoa nâu nhưng cho đến ngày nay, ở nhiều lò dân gian vẫn có những nghệ nhân dùng chất liệu và kỹ thuật này để làm những tác phẩm riêng biệt.

Gốm men ngọc

Gốm men ngọc cũng đã phát triển từ trước thế kỷ XI. Một số lọ men ngọc thời kỳ đầu, có thể vào thế kỷ VIII, IX; dáng rất chắc khỏe, men phủ khá dầy. Gốm men ngọc

31

Việt Nam, với hoa văn khắc chím hoặc in nổi chủ yếu trong lòng bát, lòng đĩa dưới mầu men ngọc trong suốt, cho ta một vẻ đẹp dịu dàng sâu đậm. Cũng có sản phẩm do việc nung lửa không đều, mà từ mầu ngọc xanh ngả sang mầu vàng úa, vàng nâu. Đề tài trang trì thường là hoa lá, chim phượng, một số ìt có hính người lẫn trong hoa lá. Hoa văn men ngọc có ảnh hưởng nhiều của hoa văn chạm khắc lên đá đương thời. Gốm men ngọc thời Lý rất tinh tế, xương đất được lọc kỹ, dày và chắc. Lớp men gốm dày phủ kìn xương gốm, mịn, bóng, sờ có cảm giác mát tay. Xương gốm và lớp men bám vào nhau rất chắc. Men trong suốt, sâu thẳm, mịn, lấp lánh ánh sáng. Gốm men ngọc xanh có điểm thêm các sắc vàng chanh, vàng xám nhạt, vàng rơm… Gốm men ngọc cũng rất thịnh hành ở những thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, nửa đầu thế kỷ XIV. Khi có gốm hoa lam và gốm nhiều mầu thí gốm men ngọc, cũng như gốm hoa nâu, phải nhường bước cho loại gốm mới nhưng vẫn khẳng định những giá trị vốn có trong lịch sử gốm sứ dân tộc.

Gốm hoa lam

Gốm hoa lam có từ cuối thế kỷ XIV. Hính dáng và bút pháp ban đầu rất đơn giản. Mầu lam dưới men lộ rõ sắc, men bám chặt vào xương đất có độ rắn cao. Đó là loại “sành sứ” được phát triển cho đến ngày nay, tuy phong cách mỗi thời đều có thay đổi. Gốm hoa lam thường trang trì dưới men, nhưng không khắc vạch, và chỉ vẽ lối nhẹ nhàng như thủy mạc. Vẻ đẹp tiêu biểu của gốm hoa lam Việt Nam là lối vẽ phóng bút trên các lọ hoa, chân đèn, bát đĩa to hoặc nhỏ nhất là từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII. Đề tài trang trì thường là rồng, phượng, mây, hoa sen, hoa cúc dây... Với mầu lam ngả về xám trên nền trắng hơi ngà. Hính dáng của loại này cũng có nhiều cái đẹp độc đáo: bát, chén, đĩa chân rất to và rất cao; chân đèn, lọ hoa dáng khỏe mà thanh nhã. Đặc biệt từ giữa thế kỷ XV, một số chân đèn, lư hương, lọ hoa, con giống không những khắc niên đại mà có khi còn khắc cả tên người làm. Đó là điều rất hiếm trong nghệ thuật cổ đại Việt Nam. Gốm hoa lam Việt Nam đối chiếu với gốm hoa lam dân gian Trung Quốc xuất hiện từ đời Minh trở về sau có mối ảnh hưởng qua lại nhưng bút pháp mỗi bên đều vẫn nhận ra sự khác biệt căn bản.

Gốm vẽ mầu trên men và gốm nhiều men mầu

Gốm vẽ mầu trên men dường như chỉ để xuất khẩu. Hiện nay, mới phát triển các loại bát đĩa với hính dáng và xương đất giống các loại gốm hoa lam ở những thế kỷ XV, XVI. Mầu trên men chủ yếu là mầu đỏ đậm, mầu xanh đồng, mầu lam nhạt. Theo tư liệu trong nước và nước ngoài, đối chiếu với một số gốm cổ Việt Nam phát hiện tại Nhật Bản, Indonesia, Philippines, càng xác minh loại gốm này xuất bán tại các nước vùng Đông Nam Á khá nhiều ở thời điểm trên. Gốm nhiều men mầu, thịnh nhất và đẹp nhất là ở thế

32

kỷ X, XVII. Giai đoạn này, nghệ thuật điêu khắc gỗ ở các đính chùa đạt đến đỉnh cao. Gốm dùng vào việc thờ cúng cũng bắt chước điêu khắc gỗ; rất nhiều lư hương, chân đèn, gốm chạm trổ công phu theo kiểu nghi môn, cửa võng, với đề tài rồng, phượng, hạc, tôm, cá, người... y hệt kiểu chạm gỗ đương thời. Hiện vật được phủ các mầu men vàng đậm, xanh đồng, lam, trắng ngà chảy bóng và trong suốt quyện vào nhau; lại có mảng để mộc không men. Tất cả tạo nên một loại men hòa sắc đẹp, quý và rất đặc biệt thuần Việt.

Một số dòng gốm đỉnh cao của dân tộc Gốm Chu đậu

Ðồ gốm Chu Ðậu hính dáng thanh tao, nước men trong mà mỏng, hoa văn đầy hính ảnh đời sống thôn làng Việt Nam. Ðồ gốm Chu Ðậu bắt đầu được sản xuất từ cuối thế kỷ XIV, rực rỡ nhất vào thế kỷ XV, XVI rồi tàn lụi vào đầu thế kỷ XVII. Gốm Chu Đậu tàn lụi vào đầu thế kỷ XVII và bị lãng quên trong một thời gian khá dài. Gốm Chu Ðậu chỉ được biết đến và tím hiểu từ khi người ta thấy một bính cao cổ men trắng xanh, hoa văn cánh sen và hoa mẫu đơn, với câu “Thái Hoà bát niên. Nam Sách châu, tượng nhân Bùi thị hý bút” ở Viện bảo tàng Topkapi Thổ Nhĩ Kỳ. Ðồ gốm Chu Ðậu được phát hiện nhiều trong các ngôi mộ cổ, đính chùa, từ đường và nhiều nhất là dưới các tàu buôn chím ngoài khơi Hội An, Ðà Nẵng…

Từ cuối thế kỷ XIV, ta thấy phát triển loại men, loại hoa văn vô cùng độc đáo, rất cao cả về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Trong số các chủng loại gốm Chu Ðậu được chú ý nhất là gốm hoa lam, gốm men tam thái và gốm men màu được thể hiện bằng những họa tiết trang trì đặc sắc. Họa tiết trên gốm chủ yếu được vẽ bằng bút lông theo lối phóng bút và công bút. Hoa lá là hoa văn chủ đạo với các loại hoa sen, hoa cúc, hoa phù dung, đào, lựu, trúc, rong rêu… Bố cục hoa văn trên các sản phẩm đĩa thường vành hồi văn hoa lá chạy tròn theo mép đĩa, chủ yếu là hoa cúc dây, cánh sen… Ở giữa lòng đĩa thường phối hợp trang trì các mô tìp khác như hoa, lá, tôm, chim, rồng, phượng, phong cảnh. Ðối với các sản phẩm như lọ, bính, bát, liễn bên ngoài được thể hiện các đường hồi văn chạy quanh thân sản phẩm. Mô tìp hoa văn thảo mộc trên gốm Việt cổ xuất hiện khá nhiều trên bát, đĩa là hoa cúc đóa, cúc dây, mẫu đơn…; kết hợp với chim, cá… làm tăng sự phong phú cho các họa tiết cũng như ý nghĩa của đề tài.

33

Hình 2.2: Hiện vật gốm sứ từ con tàu đắm ngoài khơi Cù Lao Chàm

(Nguồn: [34])

Được bao quanh bởi nhiều con sông lớn, gốm Chu Ðậu có những điểu kiện thuận lợi để đưa đi khắp mọi nơi. Từ Chu Đậu, gốm sứ có thể chuyển đồ lên Thăng Long, ra Phố Hiến, Vân Ðồn để bán trong nước, để xuất cảng ra nước ngoài. Người ta cũng có thể chuyên chở đất sét mịn mua từ Hố Lao (Ðông Triều, Quảng Yên) chỉ cách đó 30km một cách nhanh chóng, dễ dàng. Chủng loại đồ gốm Chu Ðậu rất phong phú: Bát chân cao, bát chân thấp, tô, đĩa, chén, tước, bính, ấm, âu, chậu, lu, hũ, chậu, bát hương, bát trầm, chân đèn, hộp, lọ, bính vôi, nghiên mực, có cả nghiên mực hính con trâu, con cua, rồi lại còn đồ chơi của trẻ em như các hính tượng con gà, con cóc, con lợn, người cưỡi ngựa… từ các món đồ dùng trong nhà người dân, trong đính chùa, trong nhà giới trưởng giả, cho đến đồ xuất cảng… Tiêu biểu nhất là loại bính tỳ bà, loại bính này được tím thấy từ các tàu buôn đắm ngoài khơi Hội An - Ðà Nẵng, được đặt làm riêng phục vụ cho xuất khẩu.

Đồ gốm Chu Đậu ghi dấu tài năng và cá tình của thợ gốm rất rõ rệt. Nhiều loại gốm quý có ký tên người làm và đề rõ năm tháng, như vợ chồng Ðặng Huyền Thông - Nguyễn Thị Ðỉnh, vợ chồng Ðỗ Xuân Vi - Lê Thị Ngọc, vợ chồng Bùi Duệ - Lê Thị Cận, Ðặng Hữu, Ðặng Tình Không, rồi bà họ Ðỗ ở Phủ Quốc Oai, bà họ Bùi ở Phủ Nam Sách… Tuy nhiên, sau thế kỷ XVII, nghề làm đồ gốm ở đây tự nhiên mất tìch, không còn lò gốm, không còn người làm đồ gốm. Dấu vết chím sâu dưới lòng đất, biến hẳn trong ký ức dân làng.

Ðồ gốm Chu Ðậu vốn rất được ưa chuộng ở thị trường Nhật Bản, thị trường Ðông Nam Á và thị trường Ả Rập ví có phẩm chất rất cao, men rất trắng, rất mịn, hoa văn rất

34

linh động, sắc sảo. Gốm Chu Đậu được đưa tới Nhật Bản từ rất sớm, thậm chì có những ảnh hưởng nhất định đến Trà đạo Nhật Bản. Các ấm, bát uống trà của Trà đạo Nhật chình là những món đồ gốm Chu Ðậu nhập cảng từ Việt Nam qua. Những tổ sư của Trà đạo Nhật Bản quý chuộng đồ Chu Ðậu hơn cả đồ Trung Hoa và Triều Tiên. Nhiều món đồ đã trở thành bảo vật được lưu giữ trong các gia tộc qua nhiều thế kỷ.

Gốm Bát Tràng

Làng nghề nổi tiếng này hính thành từ thời Lý, Trần và thường cung cấp cống phẩm cho nhà Minh. Sản phẩm của Bát Tràng gồm bát, đĩa, chậu, ấm, bính vôi, bính hoa, gạch, ngói, bính hương, chân đèn... Men trang trì có phong cách đặc trưng riêng; hính dáng sản phẩm dày dặn chắc khỏe. Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kỳ khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau. Men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chí đến đen sẫm. Men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kỹ thuật men lam. Men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hính đồ gốm từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thìch hợp với các trang trì nổi tỉ mỉ. Men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một dòng tam thái rất riêng ở thế kỷ XVI - XVII. Men rạn chỉ xuất hiện từ cuối thế kỷ XVI và phát triển liên tục qua các thế kỷ XVII - XIX. Sản phẩm gạch Bát Tràng cũng rất nổi tiếng, dùng lát nhiều sân chùa và đường làng. Mỹ thuật đồ gốm Bát Tràng phát triển gần như song song với gốm Chu Ðậu. Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tình chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu.

Thời gian đầu, hính thức trang trì trên gốm Bát Tràng bao gồm các kiểu như khắc chím, tô men nâu theo kỹ thuật gốm hoa nâu thời Lý - Trần, kết hợp với chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra đời của dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo gốm hoa lam. Đề tài trang trì còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần. Thế kỷ XVI, cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kìch thước lớn hơn, kỹ thuật trang trì chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trính độ tinh xảo. Đề tài trang trì phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn

35

thuỷ... Trang trì vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hính học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu. Thế kỷ XVII,

Một phần của tài liệu GỐM SỨ TRONG QUAN HỆ GIAO THƯƠNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN THẾ KỶ XVII (Trang 29 -29 )

×