Khái quát về lịch sử gốm sứ Nhật Bản
Lịch sử của đồ gốm Nhật được cho là bắt đầu từ thời Yayoi cách nay khoảng 2000 năm nhưng có nhiều cứ liệu khảo cổ đã cho thấy có những đồ gốm Nhật được tím thấy cách nay 10.000 năm trước công nguyên. Người Nhật cũng được nhân loại biết đến là một trong những dân tộc đầu tiên biết sử dụng đồ gốm. Từ thời Jomon (10.000BC - 300BC), người Nhật đã biết làm đồ gốm. Gốm được thực hiện bằng cách nung đất sét mềm ở nhiệt độ cao cho đến khi nó cứng lại thành chất hoàn toàn mới. Khi khai quật những hiện vật từ các ngôi mộ cổ, người ta đã phát hiện ra nhiều hiện vật làm bằng gốm, đất nung có những kiểu dáng đẹp lạ mắt dường như dùng để thờ cúng hơn là sử dụng cho cuộc sống sinh hoạt. Sau khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, gốm được chế tác trở
45
thành những vật dụng trong nghi lễ tôn giáo. Khi khai quật những hiện vật từ các ngôi mộ cổ, người ta đã phát hiện ra nhiều hiện vật làm bằng gốm, đất nung có những kiểu dáng đẹp lạ mắt dường như dùng để thờ cúng hơn là sử dụng cho cuộc sống sinh hoạt. Các đồ gốm của người Nhật thời Jomon đã được thế giới biết đến với cách trang trì đặc trưng với những mảng được thực hiện bằng cách sử dụng hoa văn từ các sợi dây ấn vào đất sét ướt trước khi nung. Ngoài ra, thời kỳ này cũng là thời kỳ xuất hiện những loại đồ gốm với thiết kế tuyệt vời, đôi khi khiến ta liên tưởng với một nền văn minh khác hoàn toàn xa lạ với những gí chúng ta đã biết từ những bức tượng các vị thần, những con vật linh thiêng và những vật dụng với hính dáng khác biệt.
Thời kỳ Yayoi (400BC - AD300) được đặt theo tên các loại tàu gốm quay bánh xe được chế tác trong thời gian này. Chủ nhân của thời Yayoi được cho là có nguồn gốc từ bán đảo Triều Tiên tồn tại khoảng 300 BC. Đồ gốm thời Yayoi có những đặc điểm gần tương tự với đồ gốm sản xuất tại Hàn Quốc cùng thời kỳ. Có một thực tế khi khai quật các di tìch khảo cổ ở Nhật Bản, người ta thấy hai loại hính nghệ thuật đất nung cổ hoàn toàn khác nhau. Được trang trì cầu kỳ và nhiều họa tiết là gốm Jomon (縄文式土器 Jomon shiki doki) và gốm Yayoi (弥生土器 Yayoi doki) thí giản dị và thô mộc hơn. Hiện vật gốm Jomon có niên đại lâu hơn gốm Yayoi rất nhiều. Điều đó đã từng đặt ra câu hỏi lớn về lý do tại sao quá trính phát triển từ Jomon đến Yayoi xảy đã không rõ ràng và cách quãng khá dài như vậy. Thực tế, gốm Jomon và Yayoi có hính dạng hoàn toàn khác nhau. Đã có nhiều cách giải thìch liên quan đến sự phát triển của công cụ lao động, hệ quả của những thay đổi về tôn giáo, hoặc nhiều người còn cho rằng hai dòng gốm này là kết quả của hai dân tộc khác nhau. Gốm Jomon dường như đã được trang trì quá mức và đặt vào trong sản phẩm nhiều những cảm xúc đến mức có vẻ như đã bị tước đi chức năng xã hội đơn thuần là vật phẩm phục vụ cho sinh hoạt và được tạo tác để phục vụ cho nghệ thuật tôn giáo. Còn gốm Yayoi thí được trang trì giản đơn nhưng có giá trị sử dụng phổ biến hơn và được xem như khá tương đồng với các dòng gốm cùng thời ở Trung Quốc, Triều Tiên. Nhiều học giả như Okamoto Taro (1911 - 1996) khi nhận xét về điều này đã cho rằng nguồn gốc và bản chất thực sự, niềm đam mê của nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản là Jomon, không phải Yayoi. [80]
46
(Nguồn: [67])
Đồ gốm thực sự phát triển vào thế kỷ XIII với sự ra đời của kỹ thuật sản xuất gốm sứ Trung Quốc và Triều Tiên, ghi dấu bởi sự ra đời của một lò nung năm 1242 tại Seto, thuộc tỉnh Aichi bởi một nghệ nhân tên là Toshihiro. Chình ví vậy, từ Nhật Bản có một cách gọi chung cho gốmsứ là setomono (瀬戸物 , tạm dịch là "những thứ từ Seto”. Tiếp theo đó, vào thế kỷ XIV, năm trung tâm gốm nổi tiếng như Tokoname, Shigaraki, Bizen, Echizen và Tamba đã được biết đến như những bước mở đầu của ngành sản xuất gốm sứ tại Nhật Bản. Cùng với lò gốm Seto, những lò gốm này được gọi là "Sáu lò nung cổ" của Nhật Bản chuyên cung cấp gốm sứ chất lượng cao. (xem phụ lục 2: Bản đồ gốm sứ Nhật Bản)
Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ XVII thí gốm sứ Nhật Bản mới được thế giới bên ngoài biết đến. Theo sử sách, kỹ nghệ chế tác đồ sứ tráng men ở Nhật Bản do một người Triều Tiên tên là Lee Sampei khởi xướng. Lee Sampei là tù binh trong cuộc chiến tranh Nhật - Triều (1592 - 1598), bị bắt đưa về vùng Arita. Tại đây, Lee Sampei đã tím ra nguồn đất sét trắng và đã thử nghiệm thành công việc chế tác gốm sứ từ nguồn đất sét này vào năm 1610. Kể từ đây, kỹ nghệ chế tác gốm sứ của Nhật Bản đã có những phát triển vượt bậc, đặc biệt là các dòng đồ sứ màu, người Nhật gọi là Iroemono, Iroekotou hay Iroejiki [93]. Lee Sampei cuối cùng trở thành công dân Nhật Bản, lấy tên là Kanagae Sanbei, và các thế hệ tiếp theo của gia đính ông đã làm việc cho gia tộc Nabeshima trong tỉnh Hizen. Ông được coi là người có công đưa kỹ thuật là đồ sứ đến Nhật Bản. Tuy nhiên, gần đây là có một lý thuyết mới được cho là xác lập sự xuất hiện của sứ từ đầu năm 1605, thiết lập lại sự khởi đầu của ngành công nghiệp sứ Nhật Bản trước sự xuất hiện lò gốm đầu tiên của Lee Sampei một thập kỷ. Người ta cho rằng có một nhóm những người thợ gốm
47
định cư tại Nhật Bản cùng lúc với Lee Sampei phát hiện ra cao lanh, đất sét và các nguyên liệu được sử dụng để làm nên sứ. Minh chứng này được người ta tím thấy trong một tài liệu được gọi là Arita Sarayama daikan nikki. Tài liệu này nói rằng một nhóm các thợ gốm do một nghệ nhân bậc thầy được gọi là lenaga Shoemon thành lập một lò nung sứ sản xuất tại Tengudani ở Shirakawa đã tạo ra một loại sứ màu xanh coban tuyệt đẹp theo sự cho phép đặc biệt của Toyotomi Hideyoshi (1537 - 1598). Tài liệu này khiến cho thấy có thể có xác lập một dấu mốc sớm hơn năm 1616 cho sự hính thành của nền sản xuất sứ Nhật Bản so với những gí lâu nay vẫn được công nhận.
Bắt đầu từ Arita, năm 1616, Nhật Bản bắt đầu sản xuất đồ sứ của mính mang phong cách Trung Quốc. Sau đó, đồ sứ tráng men và trang trì được sản xuất tại Arita được đặt tên là sứ Imari và được chuyển đi khắp thế giới và trở thành món đồ rất giá trị tại châu Âu và được sao chép phong cách bởi các nhà máy gốm sứ ở Meissen - Đức, Delft - Hà Lan và Worcester - Anh. Tiêu biểu là Sometsuke (một loại sứ xanh coban và trắng; là một loại đồ sứ kiểu Trung Quốc) có nguồn gốc khoảng 300 năm trước đây sản xuất tại Arita và đã được gọi là sứ Imari đã có một ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật làm đồ sứ làm ở Meissen - Đức. [75]
Đến thế kỷ XVII, theo chình sách kinh tế lãnh địa, các lãnh chúa khuyến khìch xây dựng lò nung, đặc biệt là lò leo (noborigama), được xây dựng ở hai bên ngọn đồi, có nhiều khoang (khoảng 20 khoang) và có khả năng đạt đến nhiệt độ 1400oC - nhiệt độ lý tưởng cho đồ sứ. Đồ sứ Nabeshima và Kutani đã được nung theo cách này và trở thành hai dòng sứ nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ XVII và XVIII.[93]
Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, có hai cải tiến kỹ thuật quan trọng đã tạo nên bước ngoặt kỷ nguyên vàng của gốm sứ Nhật Bản đó là việc phát hiện ra đất sét cao lanh và kỹ thuật trang trì hoa văn phủ men (overglaze). [1]
Có thể nói gốm sứ Hizen là đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản, có nhiều mặt hàng được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và châu Âu. Hizen là tên cũ của một tỉnh nằm trên đảo Kyushu thuộc thời kỳ Edo. Ngày nay phìa đông của Hizen thuộc tỉnh Saga, phìa tây của Hizen thuộc tỉnh Nagasaki. Tỉnh Hizen là nơi có lịch sử sản xuất gốm sứ lâu đời và đặc biệt phát triển rực rỡ từ đầu thế kỷ XVII khi kỹ thuật chế tác của Triều Tiên được áp dụng. Ngoài ra, chình sách cấm buôn bán với bên ngoài (thôn bản bất hạ hải) của Trung Quốc lúc bấy giờ cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy gốm sứ Hizen phát triển và độc chiếm thị trường khu vực. Trước khi sản xuất đồ sứ, ở Hizen có đồ gốm Karatsu. Sau cuộc chiến với Triều Tiên vào cuối thế kỷ XVI, nhiều thợ gốm nổi tiếng của Triều Tiên được các lãnh chúa ở đảo Kyushu đưa
48
về và bắt đầu sản xuất đồ sứ ở Nhật Bản. Do Hizen là nơi sản xuất đồ sứ duy nhất ở Nhật Bản lúc bấy giờ nên kỹ thuật chế tạo đồ sứ là tuyệt đối bì mật, cuộc sống của người thợ được lãnh chúa bảo đảm nhưng bị cô lập với bên ngoài. Đồ sứ Hizen có các loại gồm
Arita, Nabeshima, Mikawachi, Hirado, Hasami. Thông thường đồ sứ Hizen còn gọi là đồ sứ Imari bởi ví nó được bán ra bên ngoài thông qua cảng Imari. Nhiều loại hính đồ sứ Hizen làm phỏng theo đồ Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây - Trung Quốc thời Minh.
Các dòng gốm sứ tiêu biểu thế kỷ XVII
Trong thế kỷ XVII - XVIII, đồ sứ màu Nhật Bản được biết đến với bốn dòng sản phẩm lừng danh là: Kakiemon, Imari,Kutani và Nabeshima.
Dòng Kakiemon
Đồ sứ Kakiemon (柿右衛門 lấy từ tên của Sakaida Kakiemon (1596 - 1666), biệt danh của Kizoemon, một người thợ gốm sứở Arita, người thành công trong việc tạo ra dòng đồ sứ vẽ màu đỏ (Akaemono) đầu tiên ở Nhật… Đồ sứ Kakiemon thường sử dụng các màu men: đỏ, xanh lục, xanh dương, vàng, đen, tìm, vàng và bạc bằng sự kết hợp khéo léo và sắc sảo, tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và tao nhã cho sản phẩm. Đặc biệt, đồ sứ
Kakiemon nổi danh với dòng đồ men đỏ (Akaemono), vẽ rồng phượng, chim hoa, nhân vật… theo bút pháp tả chân của hội họa Trung Hoa. Trong thời kỳ đầu (1640 - 1680), đồ sứ Kakiemon đạt đến sự bóng láng tuyệt hảo, màu men trắng bóng mờ như màu ngọc. Do nhiệt độ nung cao nên cốt sứ đã đạt độ tinh khiết cao, tạo nên cảm giác mát lạnh như đồ sứ Shirokorai (đồ sứ trắng của Triều Tiên). Chất men được dùng trong thời kỳ này được khai thác từ khu mỏ Izumyami thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa Arita. Do chỉ có gia đính Kakiemon được dùng loại quặng này để chế tạo men nên ở Arita chỉ có đồ của lò Kakiemon mới làm được chất men mờ đục trên và đó cũng đặc điểm nổi bật của dòng đồ Kakiemon. Chất men này được sử dùng độc quyền cho đến cuối thời kỳ thứ nhất. [91] Các sản phẩm của Kakiemon trong thời kỳ này vượt trội đồ Kutani và đồ Nabeshima nhờ việc sử dụng màu sắc rất đa dạng, bao gồm các màu: đỏ, xanh lục, xanh dương, vàng, đen, tìm, vàng và bạc. Những màu này được kết hợp rất khéo léo và sắc sảo ở trên bề mặt của sản phẩm, tạo ra một vẻ đẹp duyên dáng và tao nhã. Về trang trì, trong thế kỷ XVII, đồ Kakiemon có ba kiểu trang trì sau: trang trì mô phỏng theo dòng gốm sứ
Manreki Akae (màu đỏ Vạn Lịch) của triều đại nhà Minh ở Trung Hoa, toàn bộ hay một phần, với một vài thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của người Nhật; trang trì theo phong cách Kakiemon truyền thống, vốn được coi là thuần túy Nhật Bản và trở thành khuôn mẫu của dòng đồ Kakiemon; và trang trì theo kiểu phương Tây, được tiếp nhận qua ảnh hưởng từ Hà Lan. Kiểu trang trì thứ nhất là các đồ án vẽ chim phượng hoàng hay rồng
49
ảnh hưởng từ đồ sứ Manreki Akae; các nhân vật, chim, hoa… được thể hiện bằng bút pháp tả chân theo phong cách hội họa Trung Hoa. Kiểu trang trì thứ hai hoàn toàn khác với trang trì trên đồ Akae Trung Hoa, thường có nhiều đường uốn lượn, các hồi văn hính thoi và những đường hính vòng cung bao phủ hầu hết bề mặt, trong khi các hính vẽ minh họa lại bị giới hạn trong các khuôn viên riêng biệt. Điều này không thực sự tương đồng với thị hiếu của người Nhật, cả trong phong cách lẫn sự tao nhã. Tuy nhiên Kakiemon
không bị lôi cuốn bởi phong cách Trung Hoa. Kakiemon giai đoạn này có những nét khác biệt trong trang trì theo phong cách thuần Nhật với cách trang trì vay mượn từ đồ Akae
của Trung Hoa. Kiểu trang trì thứ ba ảnh hưởng bởi Hà Lan, qua các hính vẽ cỏ hoa, những loài chim nhỏ được sắp xếp một cách cân đối trong những ô nhỏ như hính huy chương, phân bố trên khắp bề mặt món đồ [78]. Từ khi Nagasaki trở thành một thương cảng quốc tế và nhập khẩu nhiều mặt hàng từ châu Âu vào đây như: thủy tinh, đồ sứ, đồ vải, đồ đồng, tranh ảnh, những người thợ làm đồ sứ Nhật Bản đã nhanh chóng lĩnh hội và áp dụng những mẫu mã có trên hàng hóa châu Âu vào việc trang trì trên đồ sứ. Điều này cũng ảnh hưởng lên trang trì của dòng đồ Kakiemon trong thời gian đầu. Cũng trong thời kỳ này, một thương gia triệu phú của Imari tên là Toshima Tokuemon đã đến Nagasaki để khuyếch trương giao thương với các nước khác. Tại đây, ông đã giao thiệp với người Trung Hoa và người Hà Lan và đã ông học được bì quyết tạo ra dòng men đỏ. Ông đã thử nghiệm loại men này trên đồ sứ Kakiemon. Sau nhiều phen thất bại, cuối cùng ông đã thành công và tạo ra một diện mạo mới cho dòng đồ Kakiemon, đó chình là dòng đồ
Akaemono của Nhật Bản, xuất khẩu sang cả Trung Hoa và Hà Lan. Ông cũng là người đã thành công trong việc dát vàng và bạc lên các họa tiết trang trì trên đồ sứ, mở ra một quy trính hoàn chỉnh để sản xuất dòng đồ Nishiki-de (đồ sứ thếp vàng), tạo nên những bức tranh nhiều màu sắc rực rỡ trên đồ sứ Kakiemon.
Dòng Imari
Cùng với việc phát hiện ra một lớp đá được tìch tụ lâu năm tại Izumiyama ở Arita (hiện nay là Arita, tỉnh Saga), các mảnh sứ đầu tiên tại Nhật Bản được tạo ra bằng cách sử dụng nguyên liệu này. Với sự phát hiện loại đá sứ này, sản xuất gốm sứ nhanh chóng phát triển tại Arita. Năm 1616, đồ sành sứ lần đầu tiên được bắt đầu sản xuất tại Arita, quận Saga. Arita Yaki (有田焼 hay còn gọi là Imari Yaki, đã phát triển và được coi là khởi nguyên của sứ Nhật Bản và đã trở thành sản phẩm xuất khẩu có tiếng trên thế giới. Imari là dòng đồ sứ được biết đến nhiều nhất ở bên ngoài xứ Phù Tang và rất gần gũi với đồ sứ Kakiemon. Tuy nhiên, nếu đồ sứ Kakiemon dùng màu sắc để diễn tả con người, động thực vật, phong cảnh thiên nhiên thí trên đồ sứ Imari, màu sắc được dùng
50
để tái hiện các hoa văn trang trì vốn chỉ có trên đồ dệt thời kỳ này. Đồ sứ Imari là sản vật nổi tiếng của thị trấn nhỏ Arita thuộc thành phố Imari, thủ phủ của tỉnh Saga, tọa lạc trên đảo Kyushu. Trang trì trên đồ Imari còn phản ánh thị hiếu nghệ thuật của tầng lớp bính dân ở Nhật Bản bấy giờ. Chẳng hạn, hính ảnh nam nữ ái ân khá phổ biến trên dòng tranh khắc gỗ (ukiyoe) thời kỳ Edo (1603 - 1868), rất được giới thương gia và tầng lớp bính dân ưa chuộng, cũng đã được tái hiện trên đồ sứ Imari. Thế kỷ XVII, sứ Arita chủ yếu thường có hoa văn màu xanh trên nền men trắng. Thực tế là từ giữa thế kỷ này, mặc dù có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng với các mẫu thiết kế đẹp mắt nhiều màu sắc tươi sáng như đỏ, vàng, xanh lá cây nhưng các sản phẩm sứ Arita vẫn được ưa