Gốm sứ Nhật Bản trong hoạt động giao thƣơng quốc tế

Một phần của tài liệu Gốm sứ trong quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII (Trang 65)

Trong bối cảnh khu vực Đông Á, Nhật Bản vốn là một quốc đảo có truyền thống khai thác biển và sớm có nhận thức về vai trò của hoạt động ngoại thương ngay từ thế kỷ VII. Có thể thấy rằng, đường biển là con đường đầu tiên và trước đây là duy nhất để Nhật Bản hội nhập với những phát triển chung của khu vực không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa. Ban đầu là việc mở rộng, giao lưu văn hóa với thế giới bên ngoài (học

66

tập nhà Đường) một cách trực tiếp hoặc thông qua quan hệ thương mại với Triều Tiên, Nhật Bản cũng đã mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, mạnh mẽ nhất là vào các thế kỷ XVI, XVII.

Thời kỳ Châu ấn thuyền (1592 - 1635), thuyền buôn của Nhật Bản đã mở rộng hải trính đến các thương cảng Đông Nam Á đặt quan hệ buôn bán trực tiếp và cạnh tranh quyết liệt với thương nhân phương Tây và cư dân bản địa. Nhờ đó, Nhật Bản đã xác lập được vị trì kinh tế khá quan trọng trong hệ thống thương mại khu vực Đông Á, đặc biệt ở Siam, Hội An, Batavia… Thậm chì ở nhiều nơi, người Nhật đã lập nên các khu phố Nhật để sinh sống và làm văn lâu dài. Quá trính hoạt động thương mại đường biển tìch cực đó đã khiến Nhật Bản không chỉ bị bó hẹp trong quan hệ với các nước lân cận như Trung Hoa, Triều Tiên mà còn vươn xa tới các nước Đông Nam Á. Tp trong quan hệ với các nước lân cận như Trung Hoa, Triều Tiên mà còn vươn xa tới các nước Đông Nam Á. , đặc biệt ở Siam, Hội Ah trị của từng quốc gia và có được nhận thức chình xác và sâu sắc hơn về diễn tiến tính hính trong khu vực. Chình ví vậy chình quyền Nhật Bản (Mạc phủ) đã có những quyết sách phù hợp và linh hoạt với đất nước trước những thách thức đương đại mà Nhật Bản cũng như các nước Đông Á đã phải đối mặt.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, một trong số đó là việc chình quyền nhận thấy những hiểm họa từ việc dòng chảy một chiều ồ ạt của tài nguyên bạc, đồng… vào tay thương nhân nước ngoài, sự gia tăng thiếu kiểm soát của các hoạt động buôn bán tiểu ngạch, tính trạng các lãnh địa ngấm ngầm tìch lũy xây dựng lực lượng, hay do chình sách tỏa quốc đã được thi hành từng bước để kiểm soát hải thương và giao lưu quốc tế. Giải pháp của Mạc phủ ngày nay đã được giới nghiên cứu cho rằng là lựa chọn tối ưu trong hoàn cảnh lịch sử đó và thể hiện một tầm nhín chiến lược.

Một cách tổng quan, về hoạt động thương mại gốm sứ, ta sẽ nhận thấy những khìa cạnh liên quan đến cơ cấu ngành hàng, thị trường tiêu thụ, kim ngạch xuất khẩu và các yếu tố chi phối khác đến các hoạt động thương mại gốm sứ Nhật Bản. Sau này, khi gây dựng được niềm tin về chất lượng với thương nhân nước ngoài, gốm sứ Nhật Bản đã dần chuyển mính để đưa vào những sáng tạo và cải tiến mang bản sắc riêng. Kéo theo sự gia tăng rất lớn trong nhu cầu gốm sứ được sản xuất hàng loạt thí nhiều khâu trong quá trính sản xuất đã được thay đổi như thay ví dùng bàn xoay để tạo hính thí người ta dùng khuôn để đúc xương gốm, hoa văn vẽ trên gốm sứ cũng chịu ảnh hưởng của phong cách hội họa Nhật Bản từ các bức tranh cuộn (浮世絵ukiyo-e), các thể loại hính vẽ trang trì cũng đượm chất truyền thống Nhật Bản. Các họa tiết trên bề mặt trung tâm vẫn theo kiểu Trung Hoa nhưng cách trang trì trên nắp, vành, vai bính lọ… mặc dù vẫn

67

giữ lại thiết kế nguyên mẫu nhưng là những họa tiết hính ảnh thân thuộc của Nhật Bản. Ví vậy, Ko Imari được xem như một cách kết hợp sáng tạo và trở nên đặc biệt được ưu chuộng trên thị trường thế giới lúc bấy giờ.

Ngành sản xuất gốm sứ thế kỷ XVII ở Nhật Bản đã mang dáng dấp của một ngành sản xuất công nghiệp được chi phối bởi hệ thống các chình sách kinh tế lãnh địa rất hiệu quả. Sự chỉ đạo của chình quyền các lãnh địa đã góp phần quan trọng chấp cánh cho sứ Hizen đến khắp khu vực Đông Nam Á và ở những nơi xa xôi như châu Âu trong nửa cuối thế kỷ XVII. Lãnh địa Nabeshima đã chọn việc phát triển ngành công nghiệp gốm sứ địa phương như là một phương tiện chiến lược để kìch thìch nền kinh tế lãnh địa. Không chỉ thúc đẩy ngành sản xuất đồ sứ như một mũi nhọn thương mại quy mô lãnh địa và khắp nước Nhật mà còn vươn đến các thị trường giàu có và tiềm năng xa xôi. Nhờ có sự gần gũi với cảng thị Nagasaki mà từ giữa thế kỷ XVII, mặc dù Mạc phủ thi hành chình sách đóng cửa đất nước nhưng vẫn cho phép lập phòng giao dịch thương mại gốm sứ ở Nagasaki và cho phép người Hà Lan, người Hoa đến giao dịch. Hàng loạt các hãng tàu trong nước cũng được tạo điều kiện phát triển, các nhà bán buôn đã mở văn phòng giao dịch tại cảng Imari và từ đó sứ Hizen đã được vận chuyển đến khắp các điểm đến địa phương.

Với tư cách là một bộ phận của lãnh thổ Nhật Bản, vương quốc Ryukyu đã sớm gia nhập vào hệ thống thương mại biển Đông. Trong khoảng thế kỷ XIV - XV, Ruykyu đã mở rộng quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có 7 quốc gia và lãnh thổ là Siam, Malacca, Java, Palembang, Suda - Karapa, Patani và Đại Việt. Qua việc khảo cứu các văn bản ngoại giao trao đổi giữa Ryukyu và các nước Đông Nam Á, ta có thể nhận thấy rõ ràng về quá trính Ryukyu mở rộng quan hệ với khu vực này và thâm nhập vào hệ thống thương mại biển Đông. Ryukyu trở thành một trong những cửa ngõ quan trọng đến tiến hành việc xuất và nhập khẩu gốm sứ giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Xét về vai trò gốm sứ Nhật Bản trong hoạt động giao thương quốc tế không thể không nhắc tới vai trò của Công ty Đông Ấn Hà Lan và hoạt động của Hoa thương với tư cách là những mắt xìch quan trọng kết nối và chắp cánh cho gốm sứ Nhật Bản vươn tầm ra thế giới. Trong số các tài liệu có giá trị còn để lại đến ngày nay, tư liệu lưu trữ của Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) cũng là một trong số những nguồn thông tin lớn nhất liên quan đến hoạt động buôn bán gốm sứ Nhật Bản thông qua thuyền mành Trung Hoa. Theo nghiên cứu của Yamawaki về xuất khẩu gốm sứ Nhật Bản thông qua VOC, điểm đến chủ yếu của gốm sứ Nhật ở Đông Nam Á là Batavia, Đàng Ngoài, Siam và

68

Malacca. Số lượng lớn nhất được xuất khẩu là đến Batavia: tổng số 419.504 tiêu bản trong giai đoạn 1653 - 1757. Số hàng chuyên chở trên thuyền mành của Hoa thương ước đạt 3,67 triệu tiêu bản, tương đương 89% tổng số hàng buôn bán. Ngoài ra, một điều dễ nhận thấy là cốc chén là mặt hàng chủ đạo, chiếm tới 58%.[91] (Xem thêm phụ lục 5)

Một phần của tài liệu Gốm sứ trong quan hệ giao thương Việt Nam - Nhật Bản thế kỷ XVII (Trang 65)