Từ thế kỷ XIV, nhất là trong thế kỷ XV và XVII, cùng với sự phát triển của kỹ nghệ chế tác đồ gốm, Việt Nam đã chình thức trở thành quốc gia xuất khẩu đồ gốm quan trọng trong hệ thống thương mại quốc tế trên biển. Nếu xét gốm sứ Việt Nam trong dòng chảy của ba thế kỷ này, qua tham khảo các nghiên cứu của các học giả, ta thấy thế kỷ XIV là giai đoạn mở đầu, thế kỷ XV là giai đoạn hưng thịnh, đỉnh cao và thế kỷ XVII là giai đoạn sau cùng.
Đồ gốm sứ Việt cổ truyền đã phát triển với tinh thần bản sắc dân tộc hết sức mạnh mẽ mặc dù dường như đã bị kím nén từ hơn một nghín năm Bắc thuộc, cũng như bao nhiêu thăng trầm biến cố của lịch sử góp phần nền tảng cho một nghệ thuật tạo hính riêng biệt Việt Nam phát triển phong phú và rực rỡ. Người thợ Việt Nam đã tạo nên những dáng kiểu, sắc men và hoa văn rất thuần Việt, thể hiện một tinh thần sáng tạo vừa bay bổng phóng túng lại vừa đảm bảo tình hữu dụng trong đời sống hàng ngày. Nhiều thử nghiệm về sắc men, dáng kiểu, nhiều hoa văn đẹp lạ không thể thấy được ở văn hoá các nước trong khu vực mà tiêu biểu là gốm sứ Trung Hoa vốn nhiều khuôn khổ gò bó.
Nghệ thuật tạo hính đặc sắc này của văn hoá Việt có thể tóm tắt qua các điểm chình: (1) Kiểu dáng, (2) Nước men, (3) Chất đất, (4) Hoa văn
37
Tô, chén, đĩa: Tô chén thường có chân khá cao. Nhiều bát nhỏ và đĩa nhỏ có hính con rùa hay cá nổi giữa lòng, khi đổ nước vào ta có cảm giác như nhín xuống lòng giếng, lòng ao, thấy cá và rùa bơi ở giữa. Lư hương, bát hương, chân đèn: Lư hương khá to, cao khoảng 25 - 40cm. Nhiều chân đèn hai hay ba tầng cao khoảng 75 - 85cm, dùng để cắm nến. Bình, ấm, âu, hũ, bình vôi: Đủ mọi loại, đủ cỡ lớn nhỏ, sản xuất trong nhiều trăm năm. Có nhiều ấm hính chim, hính thú, hay có nhiều ấm mà vòi, quai là hính đầu thú. Hộp trang sức: Hộp nhỏ, thường là hính tròn, để đựng phấn hay dầu trang sức phụ nữ. Những hộp này có lẽ là để xuất cảng sang vùng Ả Rập nhiều hơn là để bán trong nước. Hộp làm vào thế kỷ XIV, XV, XVI thường màu trắng ngà, trơn, trên nắp vẽ hoa, cành màu chàm, hay vẽ hồi văn... Những hộp này nhỏ hơn, đường kình độ 3cm tới 6cm. Một số hộp tím được trong khi khai quật mộ cổ ở Philippines, Indonesia. Một số lớn tím được trong vài năm gần đây, khi vớt các xác tàu buôn cổ chím ở Hội An, Đà Nẵng. Có những hộp màu xám đậm, có hộp hính bì ngô hay hính tròn, nhưng chung quanh chia làm nhiều phần (6 hay 8) trang trì, tạo nên ấn tượng là hộp thật sự có nhiều cạnh. Gạch trang trí, ngói: Men trắng xanh, tím thấy trên tường nhà thờ Hồi Giáo ở Indonesia và ở mộ cổ ở Philippines (cùng các ấm, bính, tô, đĩa Việt Nam). [38]
Về mặt kiểu dáng, mặc dù chịu ảnh hưởng từ gốm sứ Trung Hoa nhưng gốm sứ Việt vẫn có những đặc trưng rất riêng biệt. Khác với gốm sứ Trung Hoa, đồ bính, ấm, lọ Việt Nam thường không có quai cầm, hoặc thay vào đó là những trang trì đậm chất bản địa Đông Nam Á như hính đầu rồng, hính vòi voi, hính đầu chim, hính makara, gurada (makara: thủy quái của thần thoại Ấn Ðộ, gurada: chim thần của thần Vishnu - Ấn Ðộ giáo)… Ngoài ra, đồ gốm Việt Nam còn khác đồ Trung Hoa ở các điểm: (1) trong lòng tô hay đĩa thường sót lại các dấu in của con kê (dùng ngăn đĩa, tô chồng lên nhau khi nung) hay (2) trong lòng đĩa, tô khi men còn ướt, trước khi nung, thường bị cạo đi một vòng hính vành khăn để trơ lại đất mộc, và (3) miệng tô, đĩa cũng thường để mộc, không men. Đây là những cách đơn giản, để tránh cho các món đồ không bị dình chặt vào nhau khi nung và tiết kiệm được diện tìch lò. Ngược lại, người thợ Trung Hoa không bao giờ để trơ đất mộc ở chỗ nào, họ rất tỉ mỉ trong việc pha men, tráng men và xếp nung. Họ muốn món đồ được toàn hảo. Người thợ Việt thường chú trọng đến vẻ đẹp giản dị, tự nhiên, không bận tâm đến những tiểu tiết gò bó.
Nƣớc men
Những điểm khác biệt chình giữa nước men của đồ gốm Trung Hoa và đồ gốm Việt là: Nước men Việt thường rất mỏng, men pha loãng, tráng không đều, trong khi đó, nước men Trung Hoa rất dày, bóng và đều khắp. Lò gốm Việt có độ nung thấp, thường
38
không ngấm sâu vào chất đất nên nhiều vật tìch tím được có những phần đã tróc mất men. (Lò gốm Trung Hoa có độ nung rất cao, men bền). Chân đế và dưới đáy đồ Việt thường được để mộc. Dưới đáy thường được tô một lớp son nâu đậm (điểm không hề thấy trong đồ gốm Trung Hoa). Nước men Việt rạn tự nhiên, rất đẹp. Màu men thay đổi từ trắng ngà sang vàng hồng, nâu với rất nhiều sắc từ nhạt đến đậm, nâu đen, nâu đỏ, xanh cánh lục biếc, xanh chàm, xanh lam nhạt, xanh lam đậm…
Chất đất
Đồ gốm Việt Nam dưới thời Bắc Thuộc thường làm bằng đất sét, pha cát và vỏ sò hến nghiền nát. Sang đời Lý, nhiều món đồ không còn pha cát nữa, chất đất mịn hơn. Đồ Chu Đậu làm bằng cao lanh trắng mịn. Đồ men ngọc (celadon) đời Lý cũng khác đồ men ngọc Trung Hoa ở chỗ chất đất không pha bột đá, đồ dày hơn, men mỏng, gõ vào tiếng kêu không thanh và không ngân lâu bằng.
Hoa văn
Hoa văn thường được vẽ bằng sáu kỹ thuật chình:
- Dùng khuôn mẫu in rập lên đồ mới nặn cho hoa văn in lên (nổi hay chím) trước khi tráng men và nung (gọi là ám họa).
- Dùng bút vẽ lên mặt đồ đã khô, trước khi tráng men và nung.
- Tráng men màu nhạt, dùng dao nhỏ hay mảnh tre cạo bỏ men theo hính định trước, rồi dùng men màu đậm vẽ trong chỗ đã cạo, nhưng lại để chừa nét viền không men. - Ngược lại với cách trên. Tráng men màu nâu đậm lên toàn bính hay ấm, rồi dùng mảnh tre cạo theo hính định sẵn, tạo nên hoa văn màu nhạt, không men trên nền men nâu đậm.
- Tráng men màu nhạt rồi nhỏ vài giọt men màu khác lên một hay vài chỗ, để cho giọt men này chảy tự nhiên.
- Tráng men xong rồi nhỏ những giọt nước lên, hay tạt nước vào để nước làm men chảy loang, tạo nên những hính tự nhiên. [1]
Trên đây là những kỹ thuật thuần Việt. Đồ gốm Trung Hoa không bao giờ được trang trì bằng cách này. Phát triển từ ban đầu thô sơ với việc dùng mũi nhọn, lưỡi dao tre… rồi bút lông, nét vẽ trên đồ gốm thế kỷ XVII đã trở nên rất linh động, thể hiện rõ ràng từng bản sắc cá nhân của người nghệ sĩ. Đặc biệt mỗi loại hoa văn trên gốm sứ đều thể hiện nhiều đề tài phong phú.
Về đề tài họa tiết, khác với gốm sứ Trung Hoa thường được trang trì tỉ mỉ theo một chỉnh thể nhất định thí gốm sứ Việt phong khoáng với nhiều đề tài phong phú vô cùng mà rất linh động. Hoa mẫu đơn trở nên phổ thông, được vẽ nhiều hơn hoa sen.
39
Chim sẻ, chim chìch choè nhảy múa, ca hót, giang cánh bay, hay đứng trên cành mai nở, đậu trên khóm trúc là những đề tài thường thấy. Hính ảnh chim hạc, chim công xoè cánh trong vườn mẫu đơn, chìch chòe bay trên cánh đồng, giữa cây giữa lá, cảnh chim bói cá bắt mồi trên ao sen, cá bống, cá chép, chuồn chuồn, tôm, đàn vịt bơi dưới ao sen có bươm bướm bay la đà, cảnh sơn thủy có đảo, có núi, có cây, có lâu đài, cảnh hươu nai chạy nhảy, hính con nghê cùng cành mai, khóm trúc, bao quanh bởi hoa mẫu đơn. Trong lòng bát cũng thường thấy vẽ bụi lan, cây lúa, tàu lá chuối, vành quanh miệng đĩa chén là những vòng hoa cúc, hoa sen, vòng quanh bính, ấm là những ô vẽ ngựa, vẽ hoa, vẽ sóng nước, vẽ cây lúa, đặc biệt là những ô xen kẽ dương bản và âm bản, ô trắng hoa xanh, ô xanh hoa trắng rất đẹp. Rồng cũng là đề tài lớn, được vẽ thường trên bính, trên nậm và nhiều nhất là trên chân hương, chân đèn nhưng là con rồng Việt Nam, thân dài, uốn khúc, uyển chuyển, chân như chân gà, bờm tóc dài, có râu và có túm lông ở khuỷu chân, vẫn giữa cây giữa lá, là phối hợp mà nghệ sĩ Trung Hoa không bao giờ vẽ, ví với họ, rồng chỉ đi cùng với mây, cao xa trên trời thôi, không gần gũi với dân gian như con rồng - rắn của chúng ta. Nếu nhín vào gốm Chu Đậu như một điển hính thí sẽ thấy vẻ đẹp của gốm sứ Việt thật sống động, chi tiết, bố cục chặt chẽ, cân đối.
Qua các hiện vật gốm sứ, ta sẽ tím thấy một cách khái quát cả sắc thái hội họa cổ truyền của ông cha. Những nét vẽ trên gốm cổ cho ta thấy không chỉ cách vẽ, cảm nhận cái đẹp mà còn cả quan niệm sống, cá tình của người thợ gốm dân gian Việt cổ. Ta cũng thấy ảnh hưởng Trung Hoa trên các nét vẽ Việt Nam thực sự không nhiều và kỹ nghệ thuật vẽ hính trên đồ gốm của ông cha ta, dưới đời Lý, đời Trần, đời Hậu Lê, đời Mạc đã rất cao. Những hính vẽ ấy thường là những hính ảnh của sinh hoạt dân gian, của những biểu tượng nông thôn, của hồn Việt tinh khiết nên dù giản dị vẫn giữ một thị phần đáng kể trên thị trường thế giới bên cạnh đồ gốm sứ Trung Hoa. Tuy nhiên nếu chỉ qua những hính vẽ trên đồ gốm ấy thí khuôn khổ, màu sắc và chất liệu còn thu gọn tài năng của người nghệ sĩ rất nhiều, hẳn đó chỉ là hính ảnh thu gọn của một nền mỹ thuật đã từng phát triển rất rực rỡ nhưng không còn một loại hính nghệ thuật nào có sức sống lịch sử như gốm sứ được truyền lại tới ngày nay.