Tạo động lực cho người lao động từ công tác phân công, hiệp tác lao động

Một phần của tài liệu Tăng cường tạo động lực cho người lao động tại công ty Than Hạ Long - TKV (Trang 30)

2.5.1. Thực trạng công tác phân công, hiệp tác lao động tại công ty Than Hạ Long - TKV

Dựa vào số liệu về tỷ trọng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của công ty Than Hạ Long, ta có thể thấy được sự bất cập trong đó, cụ thể theo Bảng 2.2.

Từ số liệu Bảng 2.2 cho thấy, sự phân bổ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của công ty là bất hợp lý, khi mà với đặc thù chung của ngành sản xuất, số lượng lao động sản xuất trực tiếp phải trên 90%. Do đó, công ty cần tiến hành cải cách lại bộ máy quản lý, giảm bớt sự rườm rà trong quản lý tổ chức, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động.

Do mang yếu tố đặc trưng của ngành sản xuất nên sự hiệp tác và phân công lao động tại công ty chia ra thành 2 bộ phận là: lao động gián tiếp và lao động trực tiếp + lao động phục vụ.

2.4.1.1. Bộ phận lao động gián tiếp.

• Phân công lao động theo chức năng.

Mô hình quản lý đơn giản của các phòng, ban tại công ty.

Cụ thể mỗi chức danh sẽ được giao các công việc khác nhau:

Trưởng phòng: Quản lý tổng thể các công việc của phòng, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc và Phó giám đốc. Về quản lý nhân lực: chịu trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên trong phòng; hướng dẫn, hỗ trợ và xử lý khó khăn; nhiệm thu các hoạt động đã giao và tổng kết kết quả làm việc.

Phó phòng: Hỗ trợ và giúp đỡ trưởng phòng các công việc chung, chịu trách nhiệm trực tiếp với trưởng phòng và có quyền quyết định khi trưởng phòng vắng mặt. Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ, nhiệm thu các nhiệm vụ của chuyên viên và gửi báo cáo cho trưởng phòng.

Trưởng phòng Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên Phó phòng Phó phòng

Chuyên viên: Chịu trách nhiệm trực tiếp với trưởng phòng và phó phòng. Yêu cầu nhiệm vụ: tiếp nhận và hoàn thành các công việc được giao và bàn giao kết quả làm việc.

Nhìn chung, công việc của từng phòng ban đã được phân công qua các chức danh công việc đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể, giúp người lao động nắm vững và dễ dàng thực hiện công việc theo chuyên môn của mình. Việc phân công và chỉ rõ chức năng nhiệm vụ của từng chức danh cũng giúp người lao động dễ dàng hơn trong việc, nâng cao hiệu quả làm việc và quản lý nhân viên. Việc độc lập cho từng chức danh tạo điều kiện cho từng cá nhân có thể tự do làm việc, tự do sáng tạo và chú trọng nhất tới hiệu quả công việc, tạo động lực cho người lao động.

• Phân công lao động theo độ phức tạp của công việc.

Mỗi chức danh đều có công việc và nhiệm vụ không giống nhau, mỗi người đều là một mắt xích quan trọng trong việc hoàn thành công việc. Nếu mỗi người đều làm những công việc như nhau sẽ tạo sự chồng chéo và gây khó khăn cho quá trình quản lý. Bên cạnh đó, mỗi cương vị đều có sự phức tạp và yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn và khả năng phán đoán xử lý tình huống. Vậy nên, sự phân công công việc theo mức độ phức tạp rất quan trọng. Từ đó, chuyên môn hóa hệ thống quản lý, tăng hiệu quả làm việc.

2.4.1.2. Bộ phận lao động trực tiếp và lao động phục vụ

• Hiệp tác lao động theo không gian.

Bộ phận lao động trực tiếp của công ty bao gồm nhiều bộ phận nhỏ như: khai thác mỏ, vận chuyển, sàng tuyển, xếp dỡ…

Bộ phận khai thác đảm nhiệm nhiệm vụ khai thác than, sau đó than được đưa lên mặt đất theo băng chuyền (với khai thác hầm lò), được đổ thẳng lên xe và đưa đến bộ phận sang tuyển. Than sau khi được sang tuyển và rửa sạch sẽ được đưa đi tiêu thụ quan các con đường bộ hoặc đường thủy. Do là chu trình bán tự động nên đòi hỏi người công nhân phải hết sức nhịp nhàng trong phối hợp công việc để đạt hiệu quả cao nhất.

Cùng với đó, lao động phục vụ cũng cần phải đảm bảo cho các yếu tố như: điện, nước, thiết bị sản xuất, đồ bảo hộ, bình chữa cháy… luôn đầy đủ và sẵn sang khi cần thiết, nhất là vào ca đêm.

• Hiệp tác lao động theo thời gian.

Hiện nay, lao động trực tiếp sản xuất và lao động phục vụ của công ty được chia làm 3 ca:

Ca sáng: từ 6h tới 14h. Ca chiều: từ 14h tới 22h.

Là một doanh nghiệp khai thác và chế biến than, công ty áp dụng thời gian chia làm 3 ca khá hợp lý, tận dụng được nguồn thời gian khai thác và cho công có thời gian nghỉ ngơi. Sau 2 đến 3 tháng, công nhân sẽ được thay đổi ca làm việc để cân bằng lại sinh hoạt hằng ngày do việc làm ca đêm ảnh hưởng tới sinh lý cơ thể và cuộc sống sinh hoạt bình thường. Đồng thời, công nhân còn được nghỉ 30 phút giữa ca để nghỉ ngơi và ăn uống, bảo đảm sự tỉnh táo và thể lực khi làm việc.

2.4.2. Đánh giá kết quả tạo động lực từ công tác phân công, hiệp tác lao động

Hiện nay, sự phân công và hiệp tác lao động thể hiện qua cơ cấu lao động theo ngành và theo trình độ của công ty được biểu thị cụ thể qua bảng dưới đây:

Bảng 2.15. Cơ cấu lao động đúng ngành, trái ngành giai đoạn 2010-2012.

2010 2011 2012 Số lượng (Người) % Số lượng (Người) % Số lượng (Người) % LĐ trái ngành 661 12,1 615 11,39 572 10,9 LĐ đúng ngành 4801 87,9 4783 88,61 4674 89,1 Tổng số LĐ 5462 100 5398 100 5246 100

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động công ty Than Hạ Long.

Từ số liệu trên ta thấy tỷ trọng lao động trái ngành của công ty còn khá lớn (từ 10 - 12%, tương ứng với 570 - 660 người), đây là con số lớn phản ánh sự phân bổ kém hiệu quả của công ty đối với lao động theo ngành. Rõ ràng điều này sẽ làm giảm đi động lực làm việc của người lao động.

Cùng với đó, tỷ lệ công nhân làm đúng cấp bậc công việc của mình cũng phản ánh sự phân công lao động hợp lý trong doanh nghiệp.

Biểu 2: Sự phù hợp giữa CBCN và CBCV của lao động gián tiếp và lao động phục vụ của công ty năm 2012.

CBCNCBCV CBCV 1 2 3 4 5 6 7 Tổng 1 57 32 89 2 21 167 243 33 464 3 87 436 75 598 4 59 520 62 641 5 32 764 36 832 6 28 679 68 775 7 35 296 331 Tổng 78 286 738 660 854 750 364 3721

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động công ty Than Hạ Long.

CBCNbq= = 4,515

CBCVbq = 4,435

Ta thấy CBCNbq/CBCVbq=0,982, thể hiện mối quan hệ giữa CBCN và CBCV là hợp lý. Bên cạnh đó CBCNbq>CBCVbq, cho thấy công nhân làm công việc cao hơn cấp bậc công việc của mình.

Sự phân công và hiệp tác lao động hợp lý còn thể hiện qua thời gian làm việc và thời gian lãng phí trong ca làm việc của người lao động, từ đó ảnh hưởng tới năng suất và kết quả lao động của công nhân. Ví dụ dưới đây là biểu tổng hợp thời gian làm việc trong ca của một công nhân hàn.

Biểu 3. Kết cấu thời gian làm việc trong ca của thợ hàn.

Đơn vị: phút.

Thời gian hao phí thực tế Tăng,

giảm

Thời gian hao phí dự tính Lượng thời gian % so với quan sát Lượng thời gian % so với quan sát 1.Tck 23,00 4,79 +3,00 20,00 4,17 2.Tpv 22,00 4,58 -4,00 26,00 5,42 3.Tnn 32,00 6,67 +2,00 30,00 6,25 4.Tlpk 17,00 3,54 +17,00 _ 5.Tlpc 21,00 4,37 +21,00 _ 6.Ttn 365,00 76,05 -39 404,00 84,16 7.Tổng T 480,00 100% 480,00

Nguồn: Phòng Tổ chức lao động công ty Than Hạ Long.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lãng phí thời gian lao động:

Lãng phí thời gian do tăng thêm thời gian chuẩn kết (Tck): tăng thời gian giao nhận công việc, thời gian điều chỉnh thiết bị, thời gian nhiệm thu sản phẩm… Lãng phí thời gian do tăng thêm thời gian phục vụ (Tpv); thời gian nghỉ ngơi (Tnn), hay lãng phí thời gian từ các lý do khách quan: hỏng máy chờ sửa, chờ vật liệu…. Lãng phí thời gian do bản thân công nhân: hút thuốc, nói chuyện, uống nước…Tất cả các loại lãng phí thời gian trên gây ảnh hưởng tới kết quả làm việc của người lao động, giảm năng suất và số lượng sản phẩm.

Ngoài ra, việc phối hợp không tốt giữa các bộ phận: khai thác, sàng tuyển, vận chuyển… trong quá trình khai thác và chế biến than cũng ảnh hưởng tới năng suất lao động của tập thể, từ đó giảm động lực làm việc của người lao động.

+ Ưu điểm: Nhìn chung, công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty Than Hạ Long có sự nhịp nhàng cả giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, bảo đảm công việc thông suốt và hiệu quả. Công tác phục vụ nơi làm việc được tổ chức khá hoàn thiện.

Hệ thống máy móc luôn được xem xét và bảo dưỡng cơ bản trước mỗi ca làm việc. Không để xảy ra tình trạng mất điện, công ty đã yêu cầu sở điện lắp đường dây riêng và cũng mua sắm máy phát điện dự phòng. Nhà ăn công nhân cũng được xây dựng, cung cấp các bữa ăn ngon, bổ, rẻ cho người lao động. Công tác bảo hộ và an toàn lao động luôn được công ty quan tâm vì đặc thù công việc thuộc loại nguy hiểm.

+ Nhược điểm: cơ cấu lao động trái ngành còn cao, sự phù hợp giữa CBCN và CBCV cần được điều chỉnh lại. Lãng phí thời gian lao động còn khá nhiều, cần thắt chặt kỷ luật lao động và có các biện pháp nâng cao tay nghề công nhân, tránh các lãng phí khong cần thiết.

Một phần của tài liệu Tăng cường tạo động lực cho người lao động tại công ty Than Hạ Long - TKV (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w