VPBank.
3.2.8. Đẩy mạnh hoạt động giám sát và đánh giá công tác đào tạo nguồnnhân lực nhân lực
Hoạt động giám sát
Trong lĩnh vực quản lý, các nhà quản lý luôn coi hoạt động giám sát và kiểm tra là công việc cần thiết và quan trọng để đảm bảo chất lượng của công việc. Do đó để nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng của công tác đào tạo nguồn nhân lực, các cán bộ phụ trách đào tạo của VPBank cần phải tăng cường hơn nữa quá trình giám sát. Cần bố trí nhân sự một cách hợp lý để đảm bảo sao cho tất cả các chương trình đào tạo nguồn nhân lực đều có cán bộ nhân viên tham gia giám sát ngay từ khi nó mới nằm trong kế hoạch, từ bước xây dựng chương trình cho tới khi đánh giá, kết thúc chương trình. Hoạt động giám sát phải được thực hiện một cách nghiêm túc, và theo đúng các quy định, quy chế đào tạo của Ngân hàng.
Cán bộ phụ trách đào tạo phải liên hệ chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật, IT để có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, đảm bảo cho chương trình đào tạo được diễn ra theo đúng kế hoạch, không bị gián đoạn. Hoạt động giám sát cần tập trung vào giảng viên và nội dung chương trình học xem có được thực hiện theo đúng mục tiêu của chương trình không; tập trung vào các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình để nâng cao chất lượng đào tạo; tập trung vào thái độ, ý thức tham gia chương trình đào tạo của các học viên. Đây sẽ là những căn cứ để làm cơ sở đánh giá về toàn bộ chương trình đào tạo sau khi kết thúc.
Công tác đánh giá chương trình đào tạo
Đánh giá là bước cuối cùng nhưng rất quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế, việc đầu tư tăng cường cho công tác đánh giá là điều hết sức cần thiết và cần được thực hiện nghiêm túc.
Tiếp tục duy trì việc phát phiếu đánh giá cho học viên sau mỗi chương trình đào tạo. Và nên làm việc này vào cuối buổi học cuối cùng trước buổi kiểm tra, để giúp học viên có được thời gian, tâm lý thoải mái để đọc kỹ và vào điền phiếu đánh
Nguyễn Mai Lan Quản trị nhân lực 49A
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Xuân Cầu
giá. Đây là luồng thông tin phản hồi quan trọng, làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo của Ngân hàng.
Để nâng cao hiệu quả thật sự của cả việc dạy và việc học, cần đảm bảo tất cả các chương trình đào tạo đều có bài kiểm tra cuối chương trình một cách khách quan. Các bài kiểm tra phải được thực hiện một cách khách quan, nghiêm túc dưới sự giám sát chặt chẽ của các cán bộ phụ trách đào tạo.
Đặc biệt, VPBank cần triển khai việc đánh giá nhân viên trong quá trình làm việc sau đào tạo, đây là hoạt động mà VPBank chưa thực sự chú trọng. Để làm được điều này, Ngân hàng có thể xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả bằng phương pháp phân tích định lượng:
Hiệu quả kinh tế của công tác đào tạo nguồn nhân lực được đo lường bằng cách so sánh chi phí đào tạo và kết quả thu được từ đào tạo.
Tỷ lệ lợi ích đầu tư của đào tạo là chỉ tiêu định lượng được sử dụng để đo lường lợi ích của công tác đào tạo, và được xác định như sau:
= x
Trong đó, các yếu tố “Lợi ích đào tạo”, “Chi phí đào tạo” được xác định như sau:
Chi phí đào tạo được xác định như sau:
- Chi phí biên soạn tài liệu, đề thi, chấm thi của giảng viên và trợ giảng - Chi phí bồi dưỡng cho giảng viên và trợ giảng khi tham gia giảng dạy - Chi phí tài liệu học tập
- Chi phí thuê địa điểm đào tạo và các trang thiết bị phục vụ - Chi phí nước uống và ăn giữa giờ
Nguyễn Mai Lan Quản trị nhân lực 49A
58 Tỷ lệ lợi ích đầu tư đào tạo
Lợi ích đào tạo
Chi phí đào tạo
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Trần Xuân Cầu
- Chi phí đi lại và lưu trú, công tác phí cho giảng viên, trợ giảng, học viên và các cá nhân có liên quan
- Các khoản chi phí phát sinh khác
Sau khi đã tính toán được chi phí đào tạo, ta sẽ đi xác định lợi ích đào tạo như sau:
Lợi ích đào tạo gồm:
• Doanh số bán hàng tăng nhờ công tác đào tạo mang lại • Năng suất lao động tăng nhờ công tác đào tạo mang lại
• Sai sót trong giao dịch giảm bớt nhờ công tác đào tạo mang lại • Khả năng thu hút và giữ khách hàng nhờ công tác đào tạo mang lại • Khả năng giữ chân nhân viên nhờ công tác đào tạo mang lại
Có thể xét lợi ích đào tạo thành lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn. Lợi ích ngắn hạn có thể đo lường được bằng sự nâng cao hiệu quả làm việc của CBNV sau đào tạo. Còn lợi ích dài hạn thường được thể hiện qua sự nâng cao năng lực và tố chất của CBNV sau đào tạo so với trước đây.