Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay (Trang 79)

giọng điệu

3.3.1. Yếu tố ngôn ngữ

Văn học nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ nghệ thuật, được cá thể hóa, gạn lọc, gọt rũa trong quá trình sáng tạo của nhà văn. Ngôn ngữ là đơn vị đầu tiên cũng là đơn vị cuối cùng để tạo nên phong cách, diện mạo của nhà văn. Chính vì vậy, ngôn ngữ luôn là phương tiện hữu dụng bậc nhất, đầu tiên để nhà văn khắc họa nhân vật. Với Ma Văn Kháng cũng vậy, ông thiên về sử dụng ngôn ngữ đối thoại để miêu tả về nhân vật. Qua đối thoại, nội tâm, tính cách, bản chất cùng với những yếu tố tướng hình của con người được hiển hiện gần nguyên vẹn. Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn của ông khá sinh động, đời thường và gần gũi.

Thực tế cho thấy, một thành tố không thể thiếu cấu thành nên tác phẩm đó chính là ngôn ngữ. Nhà văn có thể đặt ra trong tác phẩm của mình những vấn đề quan trọng, thiết cốt của đời sống, nhưng nếu ngôn ngữ trong toàn bộ tác phẩm không gây mảy may cho độc giả một sự xúc động, sự cuốn hút nào thì tác phẩm cũng dễ đi vào quên lãng. Trái lại, có những tác phẩm, nội dung hình như không có gì quá đặc sắc mà cứ làm người ta mê đi đó là do chính ngôn ngữ tạo thành. Theo Ma Văn Kháng thì chính là bởi "câu chữ nó hút hồn ta đấy". Cũng theo nhà văn, trong truyện ngắn, một thể loại mang tính hàm súc, có độ nén và

sự bùng nổ cao thì "câu chữ ...nó lên men, nó toả hương, nó rủ rê, dẫn dắt, nó

quyến rũ ta, nó là cái hồn của câu chuyện" [57]. Nội dung nào - ngôn ngữ ấy. Phong cách ngôn ngữ phù hợp là yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên thành công của tác phẩm. Bởi vì "Cái gì đã sống trong ngôn ngữ thì sẽ sống cùng

ngôn ngữ"( Ma Văn Kháng) [57].

Giáo sư Phong Lê cho rằng “dẫu là quen hoặc lạ, chữ nghĩa khi đã qua tay Ma Văn kháng là cứ ánh chói lên cái nội lực bên trong của nó”; “… khu biệt với nhiều người, một chất liệu hiện thực kiểu Ma Văn kháng, một cách khai thác kiểu Ma Vă kháng, một giọng điệu riêng và ngôn ngữ riêng của Ma Văn kháng. Đặt biệt là ngôn ngữ, nếu muốn tìm đến sự phong phú của ngôn ngữ - áp cận được vào thì hiện tại tôi nghĩ cần đọc Ma Văn kháng…”(lời giới thiệu “50 truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng”, Giáo sư Phong Lê).

Để có được một thứ ngôn ngữ riêng làm nên phong cách tác giả, với Ma Văn Kháng, đó cũng là một công việc rất kỳ thú. Chính nhà văn đã từng bộc bạch: “Đọc một trang sách, nghe một người nói chuyện. Sức hấp dẫn với mình ngay lúc đó chưa hẳn đã là nội dung đâu,mà trước hết, có khi lại là ngôn ngữ. Thấy có cách diễn đạt, kiểu câu, từ ngữ lạ, hay, chính xác, nghĩa là đi đến tận

chú ý tới ngôn ngữ giao tiếp ở các ngõ xóm, nơi đời sống xa lạ với tính quan phương, nơi cuộc sống trần thế đa tạp, đa sắc, nơi lưu hành một thứ ngôn ngữ sống động tràn trề. Góp nhặt nó, đặt nó đúng chỗ, gia thêm cho nó hàm lượng văn hóa, làm nó sang trọng lên là việc của anh nhà văn”. [54].

Để khắc họa chân dung nhân vật, bên cạnh yếu tố ngoại hình, nghề nghiệp, tâm linh, Ma Văn Kháng đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ nhân vật. Trong thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng, mỗi loại người lại gắn với một kiểu ngôn ngữ nhất định và thường không thay đổi. Trong cách tạo dựng nhân vật này, nhà văn thường ít chú ý miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật mà thường chú trọng vào ngoại hình và ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại. Thông qua ngôn ngữ ấy, tính cách, phẩm chất nhân vật được bộc lộ rõ nét.

Trong thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng, nhân vật phụ nữ và ngôn ngữ của họ luôn được nhà văn khai thác một cách thấu triệt và dành sự ưu ái hơn cả. Dùng ngôn ngữ để thể hiện tính cách và xây dựng nên thế giới nhân vật phong phú là một trong những nét nghệ thuật chủ yếu của nhà văn. Và phụ nữ bao giờ cũng được chia làm hai loại người với hai thái cực khác nhau: người phụ nữ rất đẹp và người phụ nữ rất xấu. “Ngôn ngữ của những người phụ nữ đẹp thường rất mực tế nhị, đúng mực và dịu dàng. Còn những người phụ nữ xấu ngôn ngữ thường táo tợn, chỏng lỏn, ngoa ngoắt, độc địa” [39].

Ngôn ngữ của những người phụ nữ đẹp, dù ở hoàn cảnh nào, dù số phận của họ luôn bị đố kỵ, ganh ghét cũng luôn thể hiện là người có học, đúng mực, tế nhị. Đó là lời nói đầy vị tha, xúc động của Chị Thảo (Heo may gió lộng): “Thôi cậu mợ và cháu để tôi đi…Lên chơi thăm mộ ông bà, thấy cậu mợ, cháu Thúy mạnh khỏe tiến bộ là mừng rồi. Ở nhà quê, mà ở đâu cũng vậy thôi, khổ cực là điều…Tôi không nói hơn nói kém…Thật tình sống với nhau, có lúc không phải. Nó cũng vì…”[23; 386]; đó là lời khẩn cầu tha thiết, nghẹn ngào

chứa đựng niềm yêu thương và trân trọng những giá trị tinh thần của người chồng của Chị vợ Quang Nhã (Nợ đời): “Khổ thân nhà em, hai mươi vở viết rồi, mà chưa một vở nào được công diễn. Bạn nhà em bảo: chỉ còn một cách là cầu cứu ông Quyền…Chỉ ông ấy mới cứu được nhà em. Không nhà em buồn khổ chết mất… anh ấy có tài, anh ấy không như họ vu vạ nói xấu đâu…Em nghèo nhưng cần gì bác bảo em, em xin đáp ứng đủ để cứu nhà em, bác à”[23; 674]; đó là những lời nói đầy xót xa cho thân phận mình của Nhiên (Nhiên, nghệ sỹ múa): “Anh à, em chưa hề được làm vợ làm mẹ. Cả đời em, có lẽ em sẽ chẳng biết làm vợ làm mẹ đâu”[23; 664]. Trong thế đối nghịch với ngôn ngữ của những người phụ nữ đẹp, ngôn ngữ của những người phụ nữ xấu, những phụ nữ còn thiếu khuyết về nhân cách trong truyện ngắn đã được nhà văn khai thác triệt để thứ ngôn ngữ của đủ loại người. Đó là những lời nói bộc lộ sự lăng loàn đàng điếm đầy cay độc và vô học của vợ Hoằng (Người giúp việc): “Anh bảo ai là đĩ điếm ma cô. Anh nghe con mụ khọm già hớt lẻo, hở”. “À, con mẹ phò già này, nó là cái đứa đẻ ra anh mà! Hèn nào cùng một đồng một cốt với nhau” [23; 358]; đó là thứ ngôn ngữ chợ búa, táo tợn và bỉ tiện của cái Tý Ngọ (Cái Tý Ngọ): “Ôi trời cao đất dày ơi, sao thân tôi khổ thế này. Các bà tử tế đ. gì. Các bà đừng về hùa với nó. Nó cho tôi một, nó lột tôi mười. Nó gạ gẫm tôi bao nhiêu lần, tôi đều ghi sổ đây. Ôi giời, lão già dê cụ có bằng. Nay có anh giám đốc mới, tôi mới có quyền ăn, quyền nói” [23; 578]; đó còn là thứ ngôn ngữ chỏng lỏn, đê tiện của thói ghen ghét cố hữu của mụ Sấn (Nhiên, nghệ sỹ múa): “là cái bà Nhiên của các anh ấy…Kỳ thực thì nhàu nát cả rồi. Nào đã biết ai bào trơn đóng bén hơn ai. Đàn bà tử tế là phải có chồng con, anh ạ”, “Chẳng là gì đâu! Nhân tình của một thằng trung úy đặc công, nó vần vò chán chê cho thủng trống long chiêng, rồi nó chết ngỏm rồi. Chứ cao sang mỹ miều đ. gì!”

Có thể nói, ngôn ngữ vừa thể hiện tư duy vừa thể hiện bản chất của con người. Người tốt, có hiểu biết luôn dùng những ngôn ngữ mang tính thiện, đầy sự bao dung, nhân ái, ngược lại, người xấu, thấp học luôn sử dụng những ngôn ngữ bợm bãi, lỗ mỗ, chợ búa và bỉ tiện. Ma Văn Kháng đã rất thành công khi sử dụng ngôn ngữ để khắc họa bản chất và làm nổi bật tính cách nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn hiện lên vừa mang vẻ đẹp của tinh thần nhân văn nhưng cũng rất đời trong dòng thế sự này.

Khác với ngôn ngữ mang vẻ đẹp đời sống của những nhân vật phụ nữ, ngôn ngữ của nhân vật trí thức trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, lại mang không khí trang trọng. “Những trí thức chân chính thường được nhà văn gắn cho thứ ngôn ngữ uyên thâm và đặc biệt là họ hay nói chữ” [39]. Điều dễ nhận thấy trong ngôn ngữ của các nhân vật này, đó là vẻ đẹp trí tuệ của họ. Họ vừa là những con người thấm đẫm chất đời, nhưng cũng thấp thoáng dáng dấp của những kẻ sỹ xưa. Đặc điểm này dễ nhận thấy qua các nhân vật như ông Thại (Tóc huyền màu bạc trắng), ông Huỳnh, ông Khoa (Chợ hoa phiên áp tết), ông Thực (Dao sắc nhờ cán), thầy Khiển (Thầy Khiển)…

Đặc điểm nổi bật ở các nhân vật trí thức này của Ma Văn Kháng là thứ ngôn ngữ mang đậm chất nho học của kẻ sỹ. Trong giao tiếp của họ thường xuất hiện những câu trích trong luận ngữ hay những điển tích, hoặc thường xen vào những câu tục ngữ, thành ngữ đầy hàm ý. Đó là cách nói chữ của Thầy Khiển bộc lộ qua bài giảng và qua giao tiếp với học trò, bạn bè. Trong những cuộc trò chuyện, thầy thường hay nói chữ và viện dẫn Tây, Tầu. Khi nói về cuộc sống thiếu thốn, thầy viện lời của đức Khổng Tử: “Kẻ sỹ gặp thời thì đi ngựa đi xe, không gặp thời thì đội nón đi bộ, các em ạ”[23; 730], hay “Thủy ư vi sỹ. Chung ư vi thánh nhân”[23; 731]. Có khi trong bài giảng thầy đọc thơ của Lamartin, kể chuyện của Huygo, kịch Coornây, triết lí của Đêcác… Mỗi lời nói

của thầy đều bộc lộ lòng nhiệt huyết với nghề và một tâm hồn cao đẹp, một tri thức uyên thâm. Đó là ngôn ngữ đầy triết lý, trang trọng của ông Thực (Dao săc nhờ cán): “Nhẫn nhục phụ trọng!... Phụ là gánh vác. Trọng là gánh nặng. Anh hiểu chứ. Làm quan là để gánh vác việc nặng. Tư cách người làm quan là vậy. Vì mục tiêu là làm ích quốc lợi dân nên phải biết nâng cao mình hơn sự xúc phạm” [60]. Đó còn là thứ ngôn ngữ mang đậm đặc dáng dấp của văn nhân xưa của ông Huỳnh (Chợ hoa phiên áp tết): “Cái đẹp là gì? Có phải cái đẹp chính là sự thật nhưng phải ở mức độ rực rỡ không? Riêng cô kỹ sư, xin hỏi thêm câu này. Kẻ sỹ gia công vì muốn người biết mình. Phụ nữ làm dáng vì người yêu mình. Thế còn hoa?” [23; 604].

Có thể nói, ngôn ngữ trang trọng, cổ kính xen lẫn thứ triết lý đời sống đầy tinh tế đã mang đến cho văn chương Ma Văn Kháng một vẻ đẹp rất riêng, không phải là không hấp dẫn. Nó đối trọng lại cái vẻ “lọc lõi tinh đời” trong ngôn ngữ dành cho những nhân vật cơ hội, giả danh trí thức trong truyện ngắn của ông. Bên cạnh những người trí thức chân chính còn có những kẻ giả danh trí thức. Ma Văn Kháng cá thể hóa các nhân vật này bằng thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ, dị hợm, thô bỉ. Những con người đội lốt trí thức luôn luôn có thứ ngôn ngữ “bồi”, chợ búa và bợm bãi. Đó là thứ ngôn ngữ hằm hè, đe dọa và ít hàm lượng trí tuệ của Chiên, Sự (Thầy Khiển): “Thế mới biết nàm ông thầy nà khó nắm!”, “Khó nà ở chỗ nào ông giáo có biết không?” [23; 740]. Đó là thứ ngôn ngữ buông tuồng, suồng sã của kẻ chợ như Bân (Trăng soi sân nhỏ): “Quạt đâu? Để khách chết thiêu chết đốt thế này à?...Đặc sản mà ăn như cái đầu b”, “Vứt! ai uống cái thứ bia rởm này. Bia lon Halida đâu?”, “có biết ai đây không?[23; 447]. Là thứ ngôn ngữ sặc mùi “dân anh chị” của Tuần, Luyện (Cái Tý Ngọ): “Thôi nín đi em. Ơn có đầu, oán có chủ. Rồi ta sẽ thanh khoản với lão

ta” (Tuần), “Xin nói để các chị biết: ai mà bắt nạt kẻ yếu thì thằng em này cho nó toi luôn đấy” [23; 579]

Khái quát lại, ngôn ngữ như một yếu tố nghệ thuật quan trọng để Ma Văn Kháng khắc họa nhân vật. Qua ngôn ngữ, chân dung, tính cách nhân vật hiện lên rõ nét, sinh động hơn. Đặc biệt, trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau Đổi mới, mỗi loại nhân vật lại thường gắn với một kiểu ngôn ngữ nhất định và hầu như không có sự thay đổi. Con người tốt đi liền với thứ ngôn ngữ giàu vị tha, thiện căn và trí tuệ; ngược lại, con người xấu, lời ăn tiếng nói cũng bỉ tiện, thô lỗ, vô học và cay độc.

3.3.2. Yếu tố giọng điệu

Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ làm nên đặc sắc riêng cho truyện ngắn Ma Văn Kháng, giọng điệu cũng trở thành yếu tố nghệ thuật đắc dụng giúp nhà văn hoàn thành chỉnh thể nghệ thuật của mình. Có thể nói, việc sử dụng ngôn ngữ của nhà nghệ sỹ trong tác phẩm là khác nhau, bởi, dù muốn hay không, ngôn ngữ luôn chịu sự chi phối từ phong cách nhà văn và in hình lên tác phẩm. Chính vì vậy, thứ làm nên giọng điệu và phong cách nhà văn, ngoài ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi người; và ngược lại, khi giọng điệu định hình, luôn chịu sự quy định bởi giọng điệu riêng. Ta bắt gặp giọng điệu trầm lắng, đượm chút buồn, cô đơn và hết sức trong trẻo trong văn Thạch Lam; ta không quên thứ giọng khách quan, lạnh lùng, nhưng cũng đầy xót xa, thương cảm của Nam Cao trong văn ông; ta luôn thấy ám ảnh bởi giọng châm biếm, đả kích sâu cay và đôi chút phóng đại trong văn của Vũ Trọng Phụng; ta luôn bị cuốn hút bởi một giọng điệu trang trọng, cổ kính với những mĩ từ độc đáo, trí tuệ và sâu sắc trong văn Nguyễn Tuân; ta bắt gặp thứ giọng trang trọng sử thi, trào lộng hài hước, cảm khái xót xa, hay triết lý tranh biện thể hiện trong những đoạn trữ tình ngoại đề đặc sắc như sợi chỉ xanh xuyên suốt các truyện ngắn của Ma Văn

Kháng… Tất cả những chất liệu làm nên thứ giọng điệu riêng mang dấu ấn đậm nét của nhà nghệ sỹ đó đã kiến tạo nên phong cách tác giả, khiến người đọc không bị nhầm lẫn. Giọng điệu bị chi phối từ rất nhiều yếu tố, từ cái nhìn hiện thực, cảm hứng sáng tác, đến tư tưởng tình cảm của tác giả với những sự vật, sự việc, con người... Giọng điệu ấy lại được cụ thể hoá qua từ ngữ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm, để qua đó bộc lộ thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả. Nói tới giọng điệu trong tác phẩm văn học là nói đến hình tượng tác giả. Chẳng hạn ở Thạch Lam là giọng điệu buồn thương man mác; ở Nguyễn Công Hoan là giọng trào lộng hài hước; ở Vũ Trọng Phụng là giọng hằn học, cay nghiệt; ở Nam Cao bao giờ cũng là cái giọng trầm tĩnh, lạnh lùng và buồn thương da diết; còn Nguyên Hồng là cái giọng thống thiết cảm thương… tất thảy đều góp phần làm nên diện mạo, phong cách nhà văn. Giọng điệu phù hợp sẽ làm cho câu chuyện sinh động, lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn được bộc lộ một cách sâu sắc.

Giọng điệu được coi là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. nếu trong đời sống, giọng nói giúp nhận ra con người thì trong văn học, giọng điệu giúp nhận ra tác giả. giọng điệu ở đây không đơn giản là một tín hiệu âm thanh thanh có âm sắc đặc thù (cách lên, xuống giọng, nhấn hoặc thay đổi nhịp điệu ... ) để nhận ra người nói mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời sống. “Hệ số tình cảm của lời văn ... được biểu hiện trước hết ở giọng điệu cơ bản” (Dẫn luận thi pháp học, tr 142).

Vậy giọng điệu là gì? từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ, tính cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)