Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố tâm linh

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay (Trang 72)

Nói tới yếu tố tâm linh là nói tới con người và chỉ tồn tại trong xã hội có con người đang sống và tư duy. Nói cách khác, yếu tố tâm linh đã đồng tồn tại với xã hội con người trong mọi mặt đời sống từ xưa tới nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong tục thờ cúng tổ tiên, … và cả những hành động, việc làm, nghĩa cử cao đẹp của những con người bình thường trong cuộc sống. Có thể nói, yếu tố tâm linh của người Việt thể hiện trong văn hóa nói chung, đó là một thế giới tinh thần vô cùng phong phú, trong đó có thế giới tâm linh thể hiện rõ nét trong văn học, từ văn học dân gian đến văn học viết. Rõ ràng, yếu tố tâm linh được xem là địa hạt khá thú vị và dựa trên những cơ sở khoa học về con người và tự nhiên. Không chỉ trong thời đại này con người mới biết tới những tri thức về khoa học tâm linh. Ta từng bắt gặp trong

Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh – Kiều Phú), Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên ),

Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ) đều mang đậm đặc yếu tố tâm linh của con người, hay có thể kể đến những biểu hiện rõ nét trong sáng tác Nguyễn Du, đó là “Một Văn Chiêu Hồn thấm đẫm màu sắc của thế giới bên kia, một Truyện Kiều bàng bạc không gian của cõi âm và nhất là thơ chữ Hán nhan nhản bày ra những đình, đền, miếu, mộ”... (PGS.TS Lê Thu Yến). Một nhà nghiên cứu cho rằng, đại ý: Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh,biểu tượng thiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm, làm rung động những trái tim, ngấn lệ những tâm hồn.

Như vậy, dù ở góc nhìn nào, vẻ đẹp của yếu tố tâm linh dường như vẫn nằm ngoài lý trí con người, dù cho con người vẫn không thôi khát khao tìm

Trở lại vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố tâm linh của Ma Văn Kháng, ở giác độ một luận văn, chúng tôi không có tham vọng đi tìm hiểu hết mọi biểu hiện của yếu tố tâm linh trong văn học nói chung mà cố gắng tiếp cận với các dạng biểu hiện của nó trong văn chương Ma Văn Kháng, đặc biệt là trong mảng truyên ngắn của nhà văn, được nhà văn sử dụng như một yếu tố nghệ thuật để miêu tả về con người. Ở góc tiếp cận này, chúng tôi cố gắng hệ thống hoá những biểu hiện của thế giới tâm linh trong thế giới nhân vật của nhà văn, qua đó góp một cách nhìn có tính nhìn hệ thống hơn, toàn diện hơn về những yếu tố ấy trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Đi sâu vào miêu tả thế giới tâm linh của nhân vật là một trong những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Ma Văn Kháng. Sử dụng thủ pháp này, nhà văn muốn khám phá tận cùng sự phát triển tính cách, sự biến đổi của số phận nhân vật, thậm chí là lý giải cho một kết cục bế tắc của việc con người đi ngược lại quy luật của tự nhiên.

3.2.1. Định mệnh, nghiệp căn

Phảng phất trên nhiều thiên truyện của Ma Văn Kháng là quan niệm về con người nhỏ bé hữu hạn trước cuộc đời đầy những rủi may, ngẫu nhiên, phi lí…đã chi phối đến cách nhìn và sự lý giải cho số phận nhân vật của nhà văn. Nỗi bất hạnh của con người thường được ông lí giải bằng “nghiệp căn”, “nghiệp chướng”, “định mệnh”, “phù vân”, “họa phúc”…Những từ này xuất hiện nhiều lần và đều đặn trong các truyện ngắn của Ma Văn Kháng. “Nhiều nhân vật bị chi phối bởi thế giới tâm linh huyền bí, như là biểu hiện của số mệnh nghiệp căn” (Đào Tiến) [39]. Cùng với tác giả của Phiên chợ giát (Nguyễn Minh Châu) và Chút thoáng Xuân Hương, Đưa sáo sang sông, Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp), Ma Văn Kháng đã mở ra một địa hạt mới đầy lí thú trong việc khám phá thế giới tâm linh bí ẩn của con người. Đó vừa là mạch kế thừa, tiếp

nối của văn chương trung đại vừa là yếu tố mang đậm phong cách văn chương Ma Văn Kháng.

Có thể nói, ngày nay đời sống xã hội càng phát triển, tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng của con người được tôn trọng, tất yếu đã có những thay đổi căn bản trong cách nhìn về lĩnh vực này và vấn đề tín ngưỡng tâm linh nhiều khi chỉ được xem như là thế giới yên bình, là chỗ dựa tinh thần của con người. Ma Văn Kháng cũng như nhiều nhà văn khác, “họ đến với khái niệm tâm linh ở ngoài phạm vi của cụm từ “mê tín dị đoan”. Họ hiểu tâm linh theo nghĩa rộng. Tâm linh là những khả năng, những năng lực, nhân tính thiêng liêng của con người phù hợp với cái thiện, cái đẹp nhưng dường như lại nằm ngoài khu vực của lí trí. Thế giới tâm linh là cõi huyền hoặc, hư vô, đầy bí ẩn của con người mà khoa học vẫn chưa giải thích được” [39]. Con người chỉ có bằng linh giác, bằng tâm tưởng thì mới có thể nhận ra được thế giới ấy. Do đó, Ma Văn Kháng thường tạo ra những môi trường khác lạ, dị biệt, đẩy nhân vật của mình vào cõi hư hư thực thực. Nhân vật sống trong những ám ảnh của định mệnh, tiền kiếp. Vì thế những ám ảnh ấy sẽ chi phối hành động, suy nghĩ của nhân vật.

Nhân vật của Ma Văn Kháng thường bị ám ảnh bởi định mệnh, số phận. Định mệnh, nghiệp chướng như những ám ảnh đè nặng lên suy nghĩ và cuộc đời của họ. Ông Thại (Tóc huyền màu bạc trắng), bà cụ Mạ (Người giúp việc), Diễm (Bệnh nhân tâm thần)…là những nhân vật bị ám ảnh bởi nghiệp căn. Diễm là người phụ nữ quý phái xinh đẹp nhưng “tiền vận, hậu vận” lại không may. Cuộc đời cô có nhiều trắc trở, lấy phải anh chồng không ra gì rồi chết. Cô sống một mình trong sự cô đơn và tin vào số phận đã an bài cho mình. Còn ông Thại là một chính nhân quân tử, một kẻ sỹ phong lưu. Là người giầu có về tri thức khoa học nhưng ông vẫn tin vào nghiệp chướng định mệnh. Khi lí giải

nhưng bị triệt trừ cạn kiệt tận gốc, vì cái nghiệp khinh bạc lẩn vào một nét khuất trong pháp lệnh. Cái ấy tưởng nhỏ nhưng là cái lẫy. Nó làm nên cá tính. Tai vạ làm xô lệch đời người là do nó” [23; 418]. Từ cái nhận định này của người họa sỹ, bạn tù của ông, ông đã tin rằng “hóa ra tai ương nằm trong định mệnh, trăm sự là từ nghiệp chướng thân mình mà ra. Làm hết sức mình nhưng kết quả thế nào thì giao phó cho mệnh. Họa không thể tránh, phúc không thể cầu thì oán hận ai, oán hận mà làm gì”[23, 418]. Tin vào số mệnh, nghiệp chướng nên ông Thại phó mặc tất cả, không oán hận thù hằn ai, kể cả người đã đẩy mình vào cảnh tù tội. Vì thế, nhân vật của Ma Văn Kháng bao giờ cũng tìm được phong thái ung dung tự tại trước hoàn cảnh. Cũng bởi một sự ám ảnh nào đó từ trong tiềm thức mà bà cụ Mạ (Người giúp việc) mới cam phận làm kiếp nô lệ, tôi đòi. Cám cảnh cho cụ, nhà văn đã phải thốt lên rằng “tôi đòi nó là cái số kiếp, là cái thói ỷ lại dựa dẫm”[23; 365].

3.2.2. Giấc mơ

Đi sâu vào cõi tâm linh của con người, nhân vật của Ma Văn Kháng thường hay bị ám ảnh bởi giấc mơ. “những giấc mơ, những cơn mộng mị, mê sảng…trở thành một “chiếc cầu nối” lạ lùng đưa ta vào vùng sâu kín nhất của tâm hồn nhân vật.Ở đó chúng ta thấy được những mơ ước thầm kín, những nỗi sợ hãi dày vò, những bí mật đen tối, hay những niềm hy vọng và tuyệt vọng không thể giãi bày, những vùng ký ức không thể nguôi ngoai…” [61]. Giấc mơ xuất hiện nhiều lần ở các nhân vật của Ma Văn Kháng như Quý (Chọn chồng), Sề Sào Lỉn (Móng vuốt thời gian), bé Thúy (Heo may gió lộng), thầy Huân (Người đánh trống trường), Bí (Xóm giềng)…Những giấc mơ ấy đã ám ảnh, đè nặng lên tâm lí và chi phối tính cách cuộc đời của nhân vật.

Quý trong Chọn chồng là một phụ nữ ở vào hoàn cảnh như vậy. Là người phạm sai lầm trong tình yêu với người đàn ông đầu tiên với Kiến, nên khi gặp

Tốn, một thầy giáo có tâm và có tình yêu chân thành với cô, Quý mới thực sự tìm thấy tình yêu đích thực của mình. Nhưng hạnh phúc tưởng như nắm bắt trọn vẹn ấy nhưng Quý lại để tuột khỏi tay. Quý không dám giành lấy hạnh phúc bởi cô bị ám ảnh bởi hình ảnh người chồng đang ở tù. Cứ mỗi lần định đến với hạnh phúc là Quý lại bị ám ảnh quái dị về một “vong nam" rách rưới đêm nào cũng về quấy quả cô. Quý mê thấy điều dị thường “Đêm nào cũng mơ thấy một bóng đàn ông trắng phớ hiện về. Bóng trắng có hôm khóc lóc kêu: nhà tôi dột nát hết rồi. Quần áo tôi rách nát hết rồi. Có hôm than thở: thế là tôi trắng tay. Còn nhiều hôm cứ đứng im, hai mắt trân trân. Chị sợ hãi vùng dậy kêu cứu ầm nhà, thì cái bóng ôm chầm lấy chị, dằn ngửa chị ra, cưỡng chiếm chị” [23, 538]. Và “cái bóng ấy vẫn không ra khỏi giấc mê của Quý” [23; 538]. Chính sự vây bủa của giấc mơ ấy mà Quý chấp nhận cuộc sống hiện tại, từ bỏ tình yêu đích thực vừa tìm thấy, như một định mệnh đã an bài là trở về với Kiến. Quý đã không thoát khỏi được vòng cương tỏa của số kiếp dù cô đã nhận thức được chân lí của tình yêu, hạnh phúc.

Nhân vật trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng, luôn bị những giấc mơ đè nặng và ám ảnh. Giấc mơ như một điềm báo về số phận cuộc đời của nhân vật. Sề Sào Lỉn (Móng vuốt thời gian) “đêm nào cũng mơ thấy một đám tang lớn. Lớn lắm. Vì rợp trời cờ phướn, cành phan…có cả phường bát âm. Tất cả đều phải đi qua một đống than hồng hơn chín thước. Bên cạnh có mười hai cái đầu trâu. Có một cầu vải dẫn linh hồn người chết lên trời”[26; 53]. Trong giấc mơ, Sề Sào Lỉn nghe thấy bà lão lần tràng hạt đáp: “chúng tôi đưa thổ ty Sề Sào Lỉn về nơi yên nghỉ cuối cùng”. Giấc mơ này luôn ám ảnh Sề Sào Lỉn, Lỉn luôn hoang mang lo sợ và chỉ biết ngữa mặt lên kêu trời. Lỉn đã tìm mọi cách, kể cả hành động điên rồ nhất để chế ngự thời gian, chống lại định mệnh. Và sự thật,

nó đã trở thành một điềm báo cho cái chết của lão dù cho lão muốn chống lại điều đó và tìm cách chế ngự thời gian đi chăng nữa.

Giấc mơ còn thường xuyên trở về với bé Thúy (Heo may gió lộng). Vốn yêu quý bác Thảo, Thúy luôn mong ngóng người bác lên chơi như thường lệ. Vì sự lo lắng ấy mà đêm bé Thúy thường hay mơ thấy bác. Giấc mơ con trẻ như báo hiệu một điềm buồn, một sự rạn nứt trong mối quan hệ thân sơ, huyết tộc sẽ diễn ra trong thực tế: “ con thấy bác ấy gọi cửa. Con chạy ra, mừng quá reo ầm lên. Nhưng con mời thế nào bác ấy cũng không vào nhà. Cứ đứng ở ngoài khóc mếu. Mà mặt thì sưng vù tím bầm. Còn quần áo thì rách tả tơi trông thương lắm cơ!”[23; 366]. Sau thời gian đó, bác Thảo đã lên chơi thật. Nhưng lần lên chơi này khác hẳn mọi khi. Gia đình bác đã tan vỡ, chồng thì rượu chè cờ bạc, bác thì ốm đau bệnh tật. Giấc mơ của Thúy như một điềm báo chẳng lành về số phận của bác Thảo nó. Thêm một bi kịch đã đến với bác Thảo của Thúy, khi bác đến thăm nhà Thúy và ở đó chữa bệnh. Con người héo hắt vì bi kịch gia đình tan vỡ, lại phải chứng kiến thêm sự ghẻ lạnh, vô cảm của người em dâu. Kết thúc truyện, là sự ra đi vĩnh viễn của bác Thảo và bác không bao giờ trở lại ngôi nhà của bố mẹ Thúy nữa. Theo Ma Văn Kháng thì giấc mơ nhiều khi không đơn thuần là giấc mơ. Nó là một thế giới bí ẩn nằm ngoài sự lí giải của lí trí và khoa học.

Đan cài giữa yếu tố thực và ảo là những giấc mơ và không gian tâm linh đậm đặc trong thiên truyện Xóm giềng. Đối lập cái thực tế trần trụi của những kẻ chuyên tìm cách tơ hào vật chất của người khác thành của mình như những con người trong gia đình mụ Bí, thì phía bên này tường rào, khung cảnh gia đình của bà cụ Lý, xóm giềng lại hoàn toàn khác: đó là “khung cảnh dương cơ quen thuộc, tắm trong ánh sao sáng bỗng lung linh kỳ ảo”, “toàn bộ cảnh tượng giống như phủ một làn sương mỏng nhè nhẹ và mơ màng” [23; 164], “có gì đó

rất khó hiểu. Hàng hiên chập chờn mờ tỏ. Những đầu hương lúc đỏ lòe khi tắt ngấm. Tiếng người bập bõm, nổi chìm” [23; 166]…tất cả cảnh vật vừa thực, vừa hư ảo qua cảm nhận của mụ Bí càng trở nên u tịch, não nùng. Đặc biệt là qua những giấc mơ của bà cụ Lý: “Có hôm tôi mê thấy công lão nhà tôi đấy. Ông lão mặc bộ quần áo rách, hai mắt ròng ròng nước chảy. Tôi hỏi, có việc gì oan ức ông hãy nói cho tôi biết. Vợ chồng mình giời bắt tội nên cách trở âm dương, nhưng mà bao nhiêu năm nay, dẫu vậy tôi chửa bao giờ sống xa cách ông…” [23; 162]; “có hôm tôi thấy một người cao to lắm, trắng phênh phếch, nó cứ néo tay mình, lôi, giật như muốn đuổi mình đi. Lại có hôm mê hai người

lền ông, lền bà đi quanh mình, cứ mỗi bước đi lại dừng lại chửi mình một câu. Mà chửi rõ ngọt rõ khéo kia” [23; 167]. Có thể nói, khi nhận thức của con người nằm ngoài cái siêu nhiên yếu tố tâm linh như có sức giáo hóa con người. Bặm trợn và vô thần vô thánh như mụ Bí cũng trở nên kinh hãi. Ma Văn Kháng đã sử dụng nghệ thuật tâm linh như một biện pháp cảnh tỉnh lương tri, đạo đức con người, kéo cái xấu, cái tà ngụy ra khỏi con người, trả về cho con người cái vẻ nguyên bản, thiện căn.

Cùng với những giấc mơ, những nhân vật của Ma Văn Kháng thường có một sợi dây liên hệ với thế giới hư ảo, tâm linh. Và cõi tâm linh chi phối rất lớn đến số phận nhân vật. Ở đây, số phận nhân vật Phụng (Một đám cổ khâu) là một điển hình. Phụng đã lí giải sự đau lưng của mình bằng lời phán của thầy tướng số “do nắp ván thiên mộ thầy bị sụt nên con cái trong nhà không đau lưng cũng ê ẩm xương cốt” [26; 927]. Phụng tin như vậy nên cô chẳng cần khám chữa gì mà nghĩ rằng chỉ cần sửa sang lại mộ cho thầy là xong. Niềm tin về tâm linh thiêng liêng còn thấp thoáng trong Thanh minh trời trong sáng, Tháng bẩy ở chùa làng…đó là những thiên truyện viết rất thú vị về đời sống tâm linh của

có sự linh giác đặc biệt với thế giới bên kia, giữa người sống và người chết. Sự chi phối của đời sống tâm linh ảnh hưởng rất lớn đối với nhân vật của Ma Văn Kháng. Cõi tâm linh thật có sức mạnh ghê gớm đối với tâm lí con người. Mẹ con chị Nhiên (Thanh minh trời trong sáng), khi đi viếng mộ cha, đứa con đã nhìn thấy mặt cha trong khói hương nghi ngút “con nhìn thấy bố rồi. Mặt bố có vết máu. Đầu bố cuốn băng trắng, tay trái bố cũng cuốn băng, quần áo bố rấch nát hết”[23; 474]. Phải chăng đó là sự “thông linh” giữa người sống và người chết, giữa những người cùng dòng máu ruột thịt?

Con người không chỉ bị chi phối bởi lề thói, bản năng mà còn bị chi phối bởi cả thế giới thần bí, siêu nhiên nào đó trong cõi tâm linh của con người. Quả thật, với việc khám phá thế giới tâm linh của nhân vật, Ma Văn Kháng là một trong số ít nhà văn đương đại có cách tiếp cận mới trong việc khắc họa chân dung nhân vật).

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)