Các kiểu nhân vật chính trong truyện ngắn Ma Văn Kháng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay (Trang 34)

2.2.1. Nhân vật người yếu đuối

Có thể khẳng định rằng, các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng đều đi từ một đặc điểm chung là hướng về khắc họa những số phận con

và chủ yếu bằng: đó chính là con người. Mọi phản ánh dù ở thiên hình vạn trạng, song cuối cùng nó vẫn xoay quanh mối quan tâm tới tâm hồn, số phận con người và suy cho cùng mọi tác phẩm nghệ thuật đều hướng đến con người. Các nhà nghệ sỹ của mọi thời đại đều tìm đến con người, giải mã cuộc đời, số phận con người theo những cách riêng của mình - tùy thuộc vào yếu tố thời đại, xã hội và yêu cầu lịch sử - để đi đến mục đích cuối cùng là hiểu con người hơn, góp phần làm cho cuộc đời nhân bản hơn, tốt đẹp hơn.

Cuộc sống luôn chứa đựng những yếu tố phức tạp, vì vậy con người luôn phải gồng mình lên để chống chọi lại cái khó khăn, chật hẹp và bon chen của đời sống. Hơn ai hết, người nghệ sỹ với khả năng tinh tế vốn có đã nhận ra những khoảng không bình yên và chứa đầy mâu thuẫn, giằng xé trong tâm hồn con người, sự khuyết thiếu và yếu nhược về bản lĩnh của con người trước hoàn cảnh khi chúng trở nên tương đối phức tạp. Ma Văn Kháng cùng với các nhà văn thời kỳ đầu của Đổi mới đã khái quát hiện thực chủ yếu bằng các nhân vật loại hình. Đó là những “nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất tính cách, đạo đức của một loại người nhất định của một thời đại” (theo Từ điển Thuật ngữ văn học) [41; 66]. Hạt nhân cốt lõi của kiểu nhân vật này là yếu tố “loại” chứ không phải là cá tính. Vì vậy, chúng có khả năng khái quát cao. Nếu trong văn học trước 1975, các nhân vật loại hình đã thể hiện tập trung những phẩm chất ưu tú của dân tộc, thời đại, trở thành những hình mẫu lí tưởng (nhân vật lí tưởng) của xã hội và “được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường” [41; 66]; thì đến văn học Đổi mới, trong bối cảnh đất nước hòa bình, con người đã bước ra khỏi ánh hào quang của chiến thắng để trở về với đời sống xã hội, phải đối diện với mọi nhu cầu cá nhân, khi ấy con người đã trở nên thật hơn rất nhiều. Thực tế đời sống khó khăn, thiếu thốn đã có tác động trực tiếp đến tính cách con người, có thể

biến một bộ phận người này thành một kiểu người trở nên lãnh cảm, trơ lạnh, một bộ phận người kia trở thành người tha hóa, “mòn đi”, “ruỗng ra” hoặc có thể biến một bộ phận người trở nên yếm thế, chùn bước, hay trung dung, lo sợ trước những hoàn cảnh dữ dội – kiểu người yếu đuối. Kiểu nhân vật yếu đuối

xuất hiện không nhiều trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, tuy nhiên, điều đặc biệt có sức ám ảnh độc giả đối với kiểu nhân vật người yếu đuối là: họ không chỉ là “phái yếu” (phụ nữ), càng không phải là những con người ốm yếu về mặt thể chất, mà tính chất ấy nhằm nói đến một kiểu con người yếu đuối về tính cách, bản lĩnh; và cố nhiên, nhìn ở góc độ nhân vật yếu đuối nó mang một hàm ý: đó là những con người có tính cách yếu đuối, thậm chí nhu nhược về mặt tinh thần, ý chí trong cuộc sống. Số phận của những người yếu đuối có phần nào đó gần với nhân vật bi kịch, những con người luôn tự làm nhỏ bé mình. Lương tâm, phẩm giá của những con người yếu đuối buổi ban đầu luôn tốt đẹp, nhưng, khi cuộc sống mà họ đang kinh qua gặp phải những sóng gió; những mối quan hệ gia đình, xã hội trở nên phức tạp bắt họ phải đối mặt, đưa họ vào một phép thử, một sự lựa chọn khắc nghiệt, thậm chí là phải trả giá, mất mát…tất thảy họ đều thể hiện thái độ trung dung, không quyết liệt và kết cục, số phận của những con người ấy đều ngả sang một ngã rẽ mang màu sắc bi kịch. Trong một loạt truyện ngắn của Ma Văn Kháng, những con người ở vào hoàn cảnh như Bướm (Cái bướm tung tăng), Quý (Chọn chồng), Lợi, Hào (Lỡ làng), Hoằng, bà cụ Mạ (Người giúp việc), Lương (Bồ nông ở biển), Đoan (Heo may gió lộng), Thuấn (Trăng soi sân nhỏ),…đều là những con người không vượt qua được chính mình để thay đổi số phận. Những con người này mặc dù đã có sự “bừng ngộ” về ý thức kiếm tìm hạnh phúc nhưng cuối cùng đều không vượt qua trở ngại quyền lực hay sức cuốn hút của đời sống giầu sang quyền quý cũng như

yêu thời tuổi trẻ đã khiến chị rơi vào lầm lỡ và lấy phải kẻ đầu trộm đuôi cướp (là Kiến) để chịu cuộc đời bất hạnh. Đến khi gặp Tốn, một thầy giáo có tâm hồn và đạo đức tốt, Quý đã tìm thấy tình yêu thực sự với anh nhưng cô không dám giành lấy hạnh phúc của mình vì e sợ một quyền lực vô hình nào đó. Bướm (Cái bướm tung tăng) cũng có hoàn cảnh tương tự. Do hoàn cảnh cuộc đời, do tự ái với tình yêu thuở ban đầu, Bướm đã ghép cuộc đời mình với một người đàn ông làm nghề đạp xích lô, hắn triền miên say sỉn trong rượu chè và luôn chửi bới, đánh đập cô. Khi gặp Kha, một thầy giáo có tâm hồn thanh khiết và giàu lòng nhân ái bao dung, Bướm đã yêu Kha và tìm thấy ở anh niềm tin và tình yêu đích thực của cuộc đời mình, nhưng rốt cuộc Bướm đã không dám đấu tranh để vượt qua chính mình, để tìm và giữ lấy cái hạnh phúc của cuộc đời mình. Cô, một lần nữa, lại rơi về đúng hoàn cảnh do mình tự dăng mắc, buông xuôi phó mặc cho số phận. Có thể nói, các nhân vật nữ này của Ma Văn Kháng đều được tự chọn lấy cách sống cho mình nhưng trên hành trình để xác lập một bước “vượt rào” về số phận ấy, thì họ lại buông xuôi thoả hiệp khi gặp chướng ngại vật. Sự thoả hiệp ấy đồng nghĩa với việc họ đầu hàng trước hoàn cảnh và khước từ với chính hạnh phúc của mình.

Với bà cụ Mạ trong Người giúp việc lại ở hoàn cảnh khác. Là người đi ở cho gia đình Hoằng, gia đình công chức thành thị, bà cụ Mạ luôn tận tụy với chức phận của mình. Vốn là người nhanh nhẹn và thạo việc, bà cụ Mạ đã mau chóng thích nghi với hoàn cảnh nhà Hoằng. Bà chăm sóc, nâng niu hai đứa nhỏ như chính chúng là cháu ruột của bà. Bà vun vén, chăm lo nhà cửa cho vợ chồng Hoằng. Từ cái chum nước luôn đầy. Từ những bữa cơm tươm tất…đều do bàn tay của bà sắp xếp. Nhưng lẽ đời lại không xuôi chiều. Khi cuộc sống của vợ chồng Hoằng có những mâu thuẫn, từ chỗ xóc máy, chửi bới lẫn nhau, họ quay ra đổ mọi tội lỗi và trút những xỉ vả lên đầu bà cụ Mạ. Vốn là người

hiền lành, “giàu tình thương trẻ, hậu tình, phúc đức” bà cụ Mạ luôn “nhẫn nhịn trong phận tôi đòi, vẫn cúc cung chu đáo không hề giảm sút với chức trách” [23; 359] trước sự lăng mạ vô lối của vợ Hoằng. Không dừng lại ở đó, vợ chồng Hoằng còn “lập kế hoạch” để đuổi bà cụ khỏi nhà mình và “vỗ tuột món nợ ân nghĩa” với bà cụ. Thật đáng thương, nhưng cũng thật đáng giận cho số phận của bà cụ Mạ. Bà chấp nhận “nhịn nhục” để theo đuổi cái công việc tôi đòi, bà coi công việc “ tôi đòi nó là cái số kiếp”[23; 365] mà quên đi sĩ diện và quyền được tôn trọng tối thiểu đối với bản thân. Không còn ở nhà Hoằng, bà cụ Mạ lại đi ở cho nhà khác. Kết thiên truyện là lời nói rân rấn trong nước mắt của người con gái của bà cụ Mạ: “em không biết nghĩ thế nào. Hay tôi đòi nó là cái số kiếp, là cái thói ỷ lại, dựa dẫm, là cái phận, cái thói quen mà mẹ em và ai cũng có không ít thì nhiều”[23; 365].

Khai thác ở tầng sâu triết lí, chỉ ra đúng căn bệnh mà các nhân vật của mình mắc phải, nhà văn không khỏi xót xa: “…hoàn cảnh có thể làm con người ta hèn hạ đi và nỗi khổ đau lớn nhất của con người là để mất khả năng thẩm định và sự gắng gỏi trong hành động. Sự tha hoá bản thân bao giờ cũng biện hộ vào hoàn cảnh…” [23; 280]. Khác với những thân phận người phụ nữ không dám vượt qua hoàn cảnh, trong sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng ta lại bắt gặp vô khối những người đàn ông nhu nhược, hèn yếu trước hoàn cảnh, thậm chí đổ lỗi cho hoàn cảnh. Trong truyện ngắn Mất điện, đứng bên lề với tư cách là người kể chuyện, nhà văn đã để cho chính người vợ Luyến quyết liệt tranh biện với chồng về cách sống và lẽ phải qua đoạn đối thoại của họ. Luyến cho rằng “trong thời buổi này tốt nhất là không đụng chạm vào ai cả” và anh đã chọn lẽ sống “tránh đi là cách tự vệ khôn ngoan an toàn nhất”[23; 277]. Đáp lại mọi lí lẽ của chồng, vợ Luyến cả quyết “Thế còn lẽ phải thì ai bảo vệ? Chả việc

người vợ, Luyến cay đắng thừa nhận: “Tôi hiểu như tôi bây giờ mới là xấu. Nhưng tôi không tự tôi điều khiển được tôi, tôi phải không ngoan”. Có thể nói, trong một xã hội đầy phức tạp, những con người như Luyến không còn là cá biệt, họ nương theo hoàn cảnh, tự trút bỏ nhân cách của mình chỉ mong được yên ổn trước sự phức tạp của cuộc sống. Trong Bồ nông ở biển Lương lại lâm vào hoàn cảnh khác. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, tưởng là “xưa cũ như trái đất”, vậy mà oái oăm, vẫn xảy đến gia đình Lương. “Nghĩa là mối bất hòa thoạt đầu chỉ là những cái li ti nhỏ nhặt. Nghĩa là thoạt đầu chỉ là những móc máy vặt vãnh, những tức tối con con từ thời nảo thời nao bới ra, nhưng kết cục là lăn xả vào nhau, mắng nhiếc nhau không tiếc lời và sau rốt là Lương phải ngửa ngực ra hứng nhận các ngọn giáo công kích từ hai phía” [23; 423]. Hàng ngày, phải chứng kiến mối bất hòa của vợ và mẹ, Lương càng thêm nhức nhối, nhưng sự yếu nhược về bản lĩnh, về trách nhiệm bổn phận của người làm con, làm chồng đối anh đã trở thành những nguyên nhân kịch phát những hằn học, giận dỗi của hai người phụ nữ này; và những cuộc cãi vã không dứt ấy đã khiến Lương “cảm thấy mình là một kẻ bất lực”[23; 429]. Những con người ấy, chính họ, đã tự làm mình nhỏ bé và yếu đuối trước cuộc đời. Nhà văn đã gửi vào thiên truyện những nỗi xót xa cho nhân tình thế thái và nỗi giận thương cho thân phận con người.

Có phần giống hoàn cảnh của Lương, Đoan trong Heo may gió lộng đã gặp phải bi kịch tương tự. Đứng trước một bên là tình ruột thịt máu mủ, một bên là tình nghĩa vợ chồng, cả hai thái cực Đoan đều không dung hòa được, không thể hiện được vai trò trụ cột gia đình để chi phối một cách rành rẽ và hợp đạo lý. Cấn cá về lối ứng xử và thái độ hằn học, vô lễ của người vợ, nhưng Đoan cũng không thể có hành động quyết liệt hơn để bảo vệ và bao bọc người chị gái ruột (chị Thảo) của mình đang ở nhờ tại nhà anh để chữa bệnh. Sự chi

phối trong vai trò là người đàn ông trụ cột gia đình, là người điều hòa các mối quan hệ thân tộc của Đoan hoàn toàn thiếu vắng. Anh phản ứng yếu ớt và kinh sợ trước sự xấn xổ, tàn nhẫn của vợ. Sự xuất hiện của chị Thảo trong nhà Đoan đã khiến vợ anh “bực bội, khó chịu hết sức”. Nghe những lời nói “cạn tàu ráo máng, mất tình mất nghĩa, phũ phàng tàn tệ” của vợ, Đoan chỉ biết “nghiến răng để khỏi kêu trời” [23; 381]. Và xung đột đã nổ bung khi vợ Đoan vin vào câu nói bâng quơ hồi nào của chị Thảo để đay đả với Đoan: “Chẳng quá đáng gì sất. Tôi không thể chịu được nữa. Bà ấy ở đây thì tôi đi! Tôi đi để 2 chị em ông sống với nhau!”. Đoan: “Mẹ Thúy, đừng cả giận mất khôn”. Vợ Đoan: “Tôi không thích dính với ai cả!”. Đoan: “Sao?”. Vợ Đoan: “Tôi-không - thích – dính – với –ai – cả. Nghe rõ chưa!”. Đứng trước sự giận giữ vô lý của vợ, mặt Đoan “há hốc vì kinh sợ”. Chấm dứt xung đột kinh hoàng ấy, là khoảng lặng. Đoan cũng im lặng. Màn vĩ thanh của thiên truyện là sự ra đi của chị Thảo. Là sự buồn thương của bé Thúy (con gái Đoan). Là dự cảm của Đoan về “cuộc chia lìa hết sức lặng lẽ và đau đớn” với chị gái và “bà chị gái Đoan không bao giờ trở lại với gia đình Đoan nữa”.

Những con người như Luyến (Mất điện), Hoằng (Người giúp việc), Lương (Bồ nông ở biển), Đoan (Heo may gió lộng),…đều là những người đàn ông tốt bụng nhưng lại tỏ ra nhu nhược hèn yếu trước hoàn cảnh, “phụ thuộc một cách hèn hạ vào trước kẻ quyền chức, giàu sang”, “không dám biện hộ cho tư cách của mình” [23; 362], “cũng như sự hèn nhát, lòng hảo tâm, tình yêu mến, nỗi đau đời, niềm căn giận, thói đố kỵ, ghen ghét, tính ích kỷ thâm căn, khả năng không thể yêu thương kẻ khác ngoài mình ngoài huyết thống minh,…đều có cái mầm nguyên thủy, đều là nghiệp căn trong tăm tối, bền dai như sự sống, vì chính chúng đảm bảo cho sự sống an toàn của mối cá thể con

Với những hình thái và mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu nhân vật người yếu đuối, các tác phẩm của Ma Văn Kháng đã thể hiện thái độ vừa xót xa, bênh vực vừa nghiêm khắc lên án những thói ỷ lại, dựa dẫm và lối sợ sệt của con người.

Tóm lại, qua những kiểu nhân vật yếu đuối đã giúp Ma Văn Kháng đúc kết về những kiểu con người và đưa ra bức thông điệp đối với xã hội: con người hãy sống có trách nhiệm hơn, bao dung hơn đối với gia đình và cộng đồng xã hội; cảnh giác với lối sống ích kỷ, thờ ơ, thực dụng và vô tâm trước đồng loại.

2.2.2 Nhân vật bi kịch

Là nhà văn đào sâu bản thể cuộc sống, truy tới cùng ngọn nguồn sự đa tạp trong đời sống con người, thậm chí đi đến cùng mọi nguyên nhân đem tới hạnh phúc cũng như khổ đau, bất hạnh của con người. Có thể nói, nhân vật bi kịch là loại nhân vật thể hiện sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn trong việc khám phá số phận những cá nhân, lấy số phận cá nhân làm khởi điểm để thể hiện sự sẻ chia đối với con người và “lấy đời tư con người làm mảnh đất khám phá những quy luật vĩnh hằng của các giá trị nhân bản” (Nguyễn Minh Châu – Con người và tác phẩm (nhiều tác giả - Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn) – Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1991, tr287) [40; 98]. Song hành với số phận con người, đôi khi có cả hạnh phúc lẫn bi kịch. Bên cạnh trái hạnh phúc tưởng như dễ nắm bắt ấy, con người dù không muốn song vẫn bị rơi vào bi kịch: đó là những con người không vượt qua nổi chính mình, không dám vượt qua cái chéo ngoe, dang dở và cay đắng trong chính bến cuộc đời của mình để dang tay đón lấy quả ngọt, niềm hạnh phúc, điều đáng lẽ con người có thể chiếm lĩnh được; hoặc đó là con người luôn cố gắng vươn tới cái đẹp, hạnh phúc nhưng đổi lại, cuộc đời luôn quay lưng với họ; mọi khát khao đối với cuộc sống của họ trở nên bất lực và bế tắc. Đó còn là những con người

luôn đứng bên bờ của sự trật khấc giữa lý tưởng, khát vọng sống với hiện thực cuộc sống; hoặc không dám vượt lên hoàn cảnh, số phận để thực hiện ước vọng sống đó; hoặc đó là bi kịch giữa khát vọng tinh thần với nỗi lo vật chất… tất thảy đều làm nên những bi kịch số phận.

Khát vọng về một tình yêu đích thực đã trở thành bi kịch đối với số phận của Nhiên (Nhiên nghệ sỹ múa). Nhiên là một nghệ sỹ múa, một người phụ nữ đẹp “từ gương mặt thánh thiện đến làn da tẩm hương và dáng hình thanh tú”

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)