Phân tích giá thành.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Xí nghiệp Điện cơ (Trang 31)

- BHXH – BHYT – KPCĐ Ăn trưa công nghiệp

2.2.5.2.Phân tích giá thành.

Kế hoạch giá thành sản phẩm là bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Xí nghiệp. Nó phản ánh một cách tổng hợp các chỉ tiêu của các bộ phận kế hoạch khác và ngược lại. Khi giá thành đơn vị sản phẩm cao, kinh doanh không có lãi thì bắt buộc phải tìm biện pháp hạ giá thành bằng cách giảm bớt chi phí sản xuất ngược lại phải đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xí nghiệp định giá thành sản phẩm của mình theo chi phí tức là Xí nghiệp cộng lãi vào chi phí tạo ra một sản phẩm.

* Phương pháp tính giá thành một sản phẩm được tính như sau:

Giá thành 1 đơn vị sp = Chi phí trực tiếp + Chi phí quản lý phân xưởng + Chi phí quản lý Xí nghiệp

Trong đó:

Chi phí trực tiếp = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí thiết bị + Chi phí nhân công Chi phí quản lý phân xưởng = CP trực tiếp x 6%

Chi phí quản lý Xí nghiệp = ( CP trực tiếp + CP quản lý phân xưởng ) x 4,5%

Bảng 2.2.5.2: Tình hình thực hiện giá thành của một số sản phẩm.

Đơn vị: đồng.

TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Giá thành MứcSo sánh %

1 Hộp H2 CT1F Hộp 310.500 295.000 -15.500 95,0

2 Hộp H4 CT1F Hộp 375.443 353.410 - 22.033 94,1

3 Cáp Muyle 2x16 Mét 21.120 20.200 - 920 95,6

4 Cáp nhôm bọc PVC (A95) Mét 11.860 10.300 - 1.560 86,8

Nguồn: Phòng Kinh doanh.

Việc thực hiện giá thành của Xí nghiệp là tốt nhưng vẫn cao hơn giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trường và chất lượng không bằng. Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khi mà trong năm 2005 Xí nghiệp cổ phần hoá việc tiêu thụ cũng như tìm thị trường là do Xí nghiệp tự tìm kiếm.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Xí nghiệp Điện cơ (Trang 31)