KHIỂN BẰNG PLC)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Xí nghiệp Điện cơ (Trang 65)

- Nguyên vật liệu đầu vào.

KHIỂN BẰNG PLC)

7 Máy đo điện trở cách điện Megomet 2 chiếc 1.200.000 2.400

KHIỂN BẰNG PLC)

Tổng số lô cáp 320 296

Số lô bị hỏng ở lớp cách điện 7 1

% sai hỏng 2,18 0,34

Thời gian bình quân hoàn thành 1

lô cáp 18h 16h

3.2.2.3. Các bước tiến hành và hiệu quả đem lại.

Do Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư chưa có hệ thống bọc cáp điều khiển bằng bộ vi xử lý PLC nên phải mua và lắp đặt với tổng chi phí là 560.000.000đ.

Để huy động được số tiền này Xí nghiệp có thể áp dụng biện pháp đi vay ngân hàng 560.000.000đ với lãi suất 9%/năm.

Trong năm 2003 tổng số lô cáp các loại của Xí nghiệp sản xuất là 320 lô thì có 7 lô sai hỏng ở lớp cách điện. Còn Công ty cổ phần vật liệu bưu điện số lô sản xuất là 296 lô thì có 1 lô hỏng.

Giả sử nếu Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư áp dụng hệ thống máy bọc nhựa được điều khiển bằng PLC thì số lô cáp hỏng trong năm 2003 sẽ là:

Số mẻ hỏng = 320 x 1296 = 1,081 lô = 2 lô

Thực tế số mẻ hỏng của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư số lô hỏng ở lớp vỏ cách điện phải tái chế là 7 lô. Như vậy nếu Xí nghiệp áp dụng dây chuyền mới thì số lô sai hỏng giảm đi là:

7 – 2 = 5 (lô)

Việc đầu tư hệ thống máy bọc cáp mới sẽ giúp cho Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư tiết kiệm được chi phí sản xuất trực tiếp so với hệ thống máy bọc cũ như sau:(Bảng trang bên).

Qua bảng thống kê ở trang bên chi phí sản xuất các sản phẩm cáp Xí nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí đối với 5 lô cáp là:

Đơn vị: đồng.

Loại cáp Chi phí trực tiếp hệ thống cũ

Chi phí trực tiếp hệ thống mới

Tiết kiệm chi phí Muyle2x16 22.605.000 21.954.750 650.250 Muyle 2x11 16.237.500 15.785.625 451.875 Muyle 2x10 15.157.500 14.730.000 427.500 MP 2x16 19.540.500 19.099.500 441.000 MP 2x11 13.183.500 12.884.625 298.875 TỔNG CỘNG 86.724.000 84.454.500 2.269.500

Như vậy, việc áp dụng hệ thống mới Xí nghiệp sẽ tiết kiệm được 5 lô hỏng với số tiền tương ứng là: 86.724.000đ.

Hơn nữa khi vận hành hệ thống mới Xí nghiệp sẽ giảm được chi phí bình quân cho một lô cáp là: 453.900 đồng /lô. Nếu sản xuất 320 lô cáp/năm thì Xí nghiệp sẽ tiết được khoản chi phí là: 320 lô x 453.900đồng = 145.248.000 đồng.

Tổng chi phí mà Xí nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng biện pháp mới sẽ là: 145.248.000 + 86.724.000 = 231.972.000 đồng.

Do Xí nghiệp phải vay vốn đầu tư nên chi phí sử dụng vốn hàng năm là: 560.000.000đ x 9% = 50.400.000đ/năm.

Xí nghiệp áp dụng phương pháp khâu hao đều theo qui định của bộ tài chính thì (giả thiết khấu hao trong 10 năm):

Như vậy chi phí khấu hao cơ bản hàng năm là: 560.000.000đ/10 năm = 56.000.000đ/năm Vậy tổng chi phí cho biện pháp hàng năm là; 56.000.000đ + 50.400.000đ = 106.400.000đ

Khi so sánh việc thực hiện giữa 2 biện pháp sẽ tiết kiệm được số tiền như sau: 231.972.000 đ - 106.400.000đ = 125.572.000đ

Ngoài hiệu quả tính được bằng tiền một cách tương đối như trên thì việc đầu tư thiết bị mới còn đem lại nhiều hiệu quả khác không đánh giá được bằng tiền như:

- Khi áp dụng hệ thống máy bọc cáp mới thì chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện từ đó nâng cao uy tín của Xí nghiệp.

- Do hệ thống mới giảm thời gian sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm nhỏ hơn nên trong năm Xí nghiệp có thể sản xuất thêm được số sản phẩm tưng ứng với thời gian tiết kiệm được là: 320lô x 2h / 16h = 40 lô.

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật của công nhân cùng với việc hoàn thiện cơ cấu lao động.

Thực trạng tay nghề của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư là chưa đáp ứng, lao động của Xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tỷ trọng là 48,76%. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm 35%, trong khi đó CBCNV có trình độ đại học và trên đại học chiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16,24%. Có thể thấy với kết cấu lao động của Xí nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông lại là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cho nên việc tỷ lệ sản phẩm sai hỏng lớn vì vậy việc giáo dục, đào tạo cho họ hiểu, nhận thức được ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng là hết sức quan trọng.

Mặc khác, do ảnh hưởng của lề lối làm việc cũ, cho nên mặt yếu của công nhân Xí nghiệp là tác phong công nghiệp chưa có, tính kỷ luật không cao, chưa vì chất lượng sản phẩm mình làm ra. Tất cả các yếu tố đó đều tác động xấu đến chất lượng của sản phẩm. Việc nâng cao tay nghề phải xuất phát từ hai phía: phía công nhân và phía Xí nghiệp. Phía Xí nghiệp phải tạo điều kiện ủng hộ công nhân nâng cao tay nghề. Về phía công nhân, xét về mặt tâm lý ai cũng muốn có tay nghề cao nên việc chủ động là phía công nhân mong muốn nâng cao tay nghề. Xí nghiệp nên có chính sách ưu đãi tiền lương với công nhân tay nghề cao, khuyến khích toàn thể công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn.

* Về tổ chức thực hiện biện pháp:

Giám đốc giao cho Phòng Tổ chức quản trị cùng với Phòng kỹ thuật, Phòng quản lý chất lượng thực hiện lập kế hoạch sau đó Giám đốc duyệt.

* Các biện pháp gồm:

- Biện pháp đào tạo: Thường xuyên mở lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của người công nhân và cán bộ kỹ thuật, nhân viên KCS. Đặc biệt là trước khi đưa máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất. Để đạt được điều đó thì hàng quý, hàng năm Xí nghiệp phải tổ chức kiểm tra tay nghề của công nhân, trên cơ sở đó phân loại:

+ Công nhân có tay nghề khá trở lên. + Công nhân có tay nghề trung bình.

+ Công nhân có tay nghề kém cần bồi dưỡng thêm.

Trong số công nhân có tay nghề kém cần phân ra hai loại: + Công nhân yếu về kiến thức chuyên môn, sự hiểu biết. + Công nhân yếu về tay nghề.

Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo cho thích hợp.

+ Đối với công nhân yếu về kiến thức chuyên môn: tổ chức mở lớp để nâng cao trình độ hiểu biết về chuyên môn ngành nghề cho số công nhân này nắm vững qui trình công nghệ – kỹ thuật. Có thể tổ chức học tập ngoài giờ, đào tạo tại chỗ hay đào tạo tại các trường dạy nghề tuỳ theo tình hình sản xuất của Xí nghiệp.

+ Đối với công nhân tay nghề yếu: tuỳ theo tình hình sản xuất mà có thể tách ra khỏi sản xuất để đào tạo tập trung hoặc tổ chức đào tạo tại chỗ tức là phân công công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm kèm cặp và hướng dẫn những công nhân này.

Sau khi tổ chức đào tạo lại cả về lý thuyết và tay nghề phải kiểm tra lại trình độ trước khi đưa vào sản xuất.

- Biện pháp giáo dục: đây là biện pháp tác động về mặt tinh thần cho nên nó giữ vai trò quan trọng là tạo ra con người mới, tiến bộ. Nội dung của biện pháp là:

+ Giáo dục đường lối chủ trương. + Giáo dục ý thức lao động.

+ Xây dựng: tác phong công nghiệp, tinh thần tập thể cao, tính tổ chức kỹ luật cao, dám chịu trách nhiệm.

- Biện pháp hành chính: đây là biện pháp tác động trực tiếp của người quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các hình thức trung gian, đó là lợi ích kinh tế và đòn bẩy kinh tế. Hình thức biện pháp này gồm:

+ Mở rộng và trao dần quyền hạn cho cấp dưới. + Thực hiện tính kinh tế.

+ Tăng cường áp dụng các hình thức tiền lương tiền thưởng và khuyến khích vật chất thích hợp.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế, nhất là sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sản xuất của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư muốn tồn tại và phát triển được, mở rộng thị trường thu hút được khách hàng tạo nhiều công ăn việc làm cho công nhân thì yêu cầu đặt ra hàng đầu là chất lượng sản phẩm phải được cải thiện và nâng cao.

Là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty Điện lực 1, Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư mới thành lập nhưng đã có thành tích đóng góp cho công cuộc đổi mới đất nước. Đạt được những thành tích đó là nhờ sự nỗ lục của toàn bộ công nhân viên của Xí nghiệp.

Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng. Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng là một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới nhằm nâng cao uy tín của Xí nghiệp trên thị trường. Đây là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh và phát triển.

Qua phân tích hình quản lý chất lượng của Xí nghiệp ta có thể thấy những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng. Từ đó Xí nghiệp cần có những biện pháp để hoàn thiện tốt hơn nữa công tác quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó cải thiện tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Vận dụng những kiến thức đã học cùng sự học hỏi nghiên cứu trong quá trình thức tập, đồng thời nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng ở Xí nghiệp em xin đưa ra một vài ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại. Tuy nhiên do khả năng, kinh nghiệm kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi nhũng thiếu sót. Các giải pháp đưa ra là những suy nghĩ cần được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS.TRẦN BÍCH NGỌC và toàn thể cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư đã giúp hoàn thiện bản đồ án tốt nghiệp này.

Hà Nội, Ngày 23 tháng 5 năm 2005 Sinh viên thực hiện.

Bùi Thanh Long

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng tại Xí nghiệp Điện cơ (Trang 65)