hiệu quả SXKD:
Trong nền KTTT, sự tự do trong kinh doanh, tự do trong cạnh tranh giúp các DN chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình. Tuy nhiên chính sự tự do cạnh tranh đó đã khiến cho hoạt động vì lợi ích của DN này có thể gây thiệt hại đến một hoặc một số DN khác, đây được coi một trong các khuyết tật của thị trường. Các DN muốn tồn tại và trụ vững trên thị trường phải biết tận dụng các cơ hội và hạn chế được thách thức. Yếu tố sống còn để đảm bảo thành công cho DN là biết khai thác những điểm mạnh để làm tăng khả năng cạnh tranh của mình. Để tạo ra năng lực đó DN cần thiết phải có công cụ quản lý có hiệu quả đó là Kế hoạch hóa. Vì thế nâng cao hiệu quả công tác lập KHSXKD là một yêu cầu bức thiết đối với DN muốn hoạt động trên thị trường. Để đối phó với những thay đổi do nền KTTT đưa ra thì DN luôn luôn phải có một số KH để điều chỉnh từng bước đi của mình qua đó đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình xây dựng KHSXKD các nhà quản lý buộc phải nhìn về phía trước, dự đoán những thay đổi của nội bộ DN cũng như môi trường kinh doanh, cân nhắc những ảnh hưởng của chúng và đưa ra những ứng phó kịp thời. KH đưa ra phải đảm bảo được tính linh hoạt mềm dẻo tuỳ vào tình hình thay đổi của thị trường. Hoạt động của DN cuối cùng vẫn là vì mục tiêu lợi nhuận, chính vì thế các Kế hoạch đặt ra đa phần thường có tham vọng rất lớn. Để đảm bảo được tính khả thi cho các Kế hoạch này thì công tác lập KHSXKD phải kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu tình thế. Vì thế yêu cầu đặt ra làkhông chỉ xây dựng các Kế hoạch tác nghiệp ngắn hạn mà trước hết phải xây dựng Kế hoạch chiến lược để làm căn cứ.
Các DN hoạt động đều hướng tới mục tiêu hiệu quả, nó là tiêu chuẩn hàng đầu cho việc xây dựng, lựa chọn và quyết định phương án Kế hoạch kinh doanh của DN.
Kế hoạch tạo ra thế chủ động nghĩa là tạo ra một sự định hướng cho tương lai. Chủ động khai thác mọi khả năng tiềm tàng về vốn, vật tư, lao động hiện có, chủ động trong việc mua sắm hàng hoá, trong việc đổi mới thiết bị và công nghệ, chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên vật liệu đầu vào.
Ngoài ra, Kế hoạch có thể giảm được sự chồng chéo, giảm được những hoạt động lãng phí. KH không chỉ đơn thuần là các mục tiêu, là những hướng đi của DN mà nó còn thể hiện các cách để đạt mục tiêu đó. KH chỉ ra nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, vì thế, hiện tượng lãng phí được giảm đến mức thấp nhất góp phần đem lại hiệu quả Sản xuất kinh doanh cho DN