Xu hướng phát triển nguồn vốn dân doanh:

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tài chính tiền tệ NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH (Trang 41)

I. NGUỒN VỐN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

2.2 Xu hướng phát triển nguồn vốn dân doanh:

Doanh nghiệp dân doanh khơng chỉ tạo việc làm cho phần lớn lao động chưa cĩ việc làm, mà đáng quý hơn, là đĩng gĩp cho tốc độ tăng trưởng, gĩp phần chuyển dịch cơ cấu và tạo ra sinh khí mới cho nền kinh tế.

Cần thực hiện đúng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương Ðảng khố IX coi kinh tế dân doanh là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế dân doanh là chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa; Chủ trương này của Ðảng phải được quán triệt trong nhận thức và nhất là phải trở thành tư duy nhất quán trong việc hoạch định các thể chế, chính sách cụ thể cũng như trong hoạt động quản lý của bộ máy hành chính và cán bộ, cơng chức.

Phần lớn các doanh nghiệp dân doanh đều cĩ quy mơ nhỏ, phân tán với cơng nghệ lạc hậu, việc phát triển doanh nghiệp cịn mang tính tự phát, năng lực cạnh tranh cịn yếu kém. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cịn thấp, văn hĩa kinh doanh

chưa được quan tâm xây dựng và đang trở thành điểm yếu nhất trong hoạt động của doanh nghiệp dân doanh.

Chính vì thế mà hiện nay, cả nước ta đã cĩ trên 120 hiệp hội doanh nghiệp (dưới các tên gọi khác nhau) là nơi để các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau để nâng cao khả năng kinh doanh về các mặt, như kỹ năng quản lý, đổi mới cơng nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tìm kiếm thị trường, thương thảo về giá cả, giúp nhau vốn liếng... tức là trong những lĩnh vực cần thiết và cĩ thể phát huy sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp.

Hiệp hội doanh nghiệp là tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trong những trường hợp bị vi phạm trên thương trường, bị cạnh tranh bất hợp pháp hoặc bị đối xử khơng bình đắng. Hiệp hội cũng là tổ chức cầu nối giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, phát biểu tâm tư, nguyện vọng, đề đạt kiến nghị với cơ quan chức năng trong việc soạn thảo và thực thi thể chế, chính sách để thể chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống.

Chính phủ cam kết tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hố, thuận lợi hố. “ Sẽ xây dựng một Chính phủ mở và năng động, phân cấp mạnh, và xử lý trách nhiệm rõ ràng. Tất cả các giấy phép con bất hợp lý sẽ phải xố bỏ”. Rà sốt, loại bỏ những khâu cơng việc, thủ tục bất hợp lý, giảm bớt các loại giấy tờ khơng cần thiết, hợp lý hố các khâu tổ chức thực hiện đối với các thủ tục: đăng ký kinh doanh, khắc dấu, cấp mã số thuế theo nguyên tắc một cửa, phối hợp liên thơng giữa các cơ quan, rút ngắn thời gian giải quyết cơng việc của các loại thủ tục trên xuống tối đa 15 ngày đối với thành lập DN. Những khâu cơng việc thủ tục bất hợp lý cũng sẽ bị xố bỏ như bãi bỏ giấy chứng nhận đăng ký thuế, áp dụng thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế cho DN.

Mặt khác, chính phủ cũng tạo cơ chế thơng thống cho các DN dân doanh cĩ điều kiện để tiếp cận nguồn lực tài chính tại các ngân hàng thương mại, xây dựng chương trình nâng cao năng lực tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp dân doanh, cụ thể, tập trung thực hiện cho vay dài hạn các dự án của DN dân doanh trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển, hoặc đầu tư vào địa bàn cần khuyến khích, thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN dân doanh. Cụ thể, theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến ngày 20/03/2009, số dự nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đã lên đến 157.782 tỷ đồng. Phần lớn số vốn này là đến với khu vực dân doanh. Khách hàng vay được hỗ trợ lãi suất 4%/năm đã giảm đáng kể chi phí vay vốn và giá thành sản phẩm, cĩ điều kiện để duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động.

Trong bối cảnh hội nhập ngày một sâu rộng hiện nay, sức cạnh tranh của hàng hĩa và bản thân doanh nghiệp đĩng vai trị rất quan trọng. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, trách nhiệm DN là phải tự lực để vươn lên để tận dụng cơ hội ngàn năm đang đến và đảm đương trách nhiệm gĩp phần phát triển kinh tế của đất nước. Muốn thế, mỗi DN phải tự đào tạo nguồn lực, nâng cao trình độ quản trị trị kinh doanh, cải tiến cơng nghệ, xây dựng uy tín, thương hiệu và văn hĩa kinh doanh trong giai đoạn phát triển và hội nhập.

Đại diện cho giới doanh nghiệp dân doanh, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm đã kiến nghị Chính phủ sớm tháo gỡ 3 vướng mắc để doanh nghiệp dân doanh phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập. Đĩ là: Cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, và tập trung đào tạo nguồn nhân lực.Trong 3 “nút thắt” này thì vấn đề cải cách thủ tục hành chính cần phải được đưa lên hàng đầu, bởi hiện nay đây là khâu gây nhiều lãng phí cả về thời gian, tiền bạc và cơ hội làm ăn của doanh nghiệp nhiều nhất.

Trước những trăn trở của các nhà doanh nghiệp, Phĩ Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, tiếp tục hồn thiện mơi trường pháp lý theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, điều chỉnh thuế nhập khẩu phù hợp theo đúng lộ trình quốc tế; khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính để tạo vốn cho doanh nghiệp; khả năng và điều kiện tiếp cận với đất đai, mặt bằng, vị trị, địa điểm kinh doanh.... thiết lập hệ thống thơng tin, cung cấp theo ngành, nghề cho DN nhằm giúp các doanh nghiệp dân doanh cĩ đủ sức vươn ra thị trường thế giới.

Phát triển nơng nghiệp, mở mang ngành nghề ở nơng thơn, phát triển tiểu thủ cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ, vận tải… Khi thu nhập quốc dân trên đầu người tăng lên thì lượng vốn trong dân cũng tăng theo.

Điều hành linh hoạt các chính sách tỷ giá, thuế, thương mại theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu, giảm nhập siêu; cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu, khuyến khích gia cơng tăng kim ngạch xuất khẩu các ngành nghề cĩ sử dụng nhiều lao động và vật tư trong nước.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến, quảng bá du lịch. Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế; thúc đẩy sớm việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế với các đối tác quan trọng. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình quốc tế.

Xây dựng các chương trình về đổi mới cơng nghệ quốc gia, ứng dụng và phát triển cơng nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hố và khả năng cạnh tranh..

  

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tài chính tiền tệ NGUỒN VỐN ĐẤU TƯ TỪ TRONG NƯỚC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ DÂN DOANH (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w