Nghệ thuật lạ hóa trong tiểu thuyết“Báu vật của đời”

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Báu vật của đời (Mạc Ngôn (Trang 36)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Nghệ thuật lạ hóa trong tiểu thuyết“Báu vật của đời”

Nghệ thuật “lạ hóa” trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” được thể hiện ở khả năng giao lưu giữa con người và vạn vật. Bằng sự mẫn cảm thần diệu, con người có thể trò chuyện cùng loài vật.

Đầu tiên là cuộc đối đầu giữa Tư Mã Lương và đàn chuột ở nhà xay Phúc Sinh Đường. Đi vào nhà xay lạc vào thế giới loài chuột, Tư Mã Lương bị đàn chuột “hung tợn xông thẳng vào… khi chỉ còn hai bước, chúng dừng lại”. Trước kẻ lạ mắt xâm nhập vào địa bàn, con chuột già “mắt đỏ, giơ những vuốt chân đẹp…vuốt râu”, lũ chuột đứng đằng sau “xếp thành hình cánh cung, mắt vằn lên, chuẩn bị xông ra cắn xé”[34;250]. Loài vật gặm nhấm này cũng đã nhận biết được nguy hiểm, biết

đoàn kết và giương oai bảo vệ lãnh địa. Tư Mã Lương đoán được tình hình bình tĩnh “ngồi xổm, chiếu tướng con chuột già”. Nhận thấy tình hình không dễ uy hiếp kẻ địch, con chuột già- thủ lĩnh của lũ chuột “không vuốt râu nữa” dùng lý lẽ để đánh đuổi kẻ địch lên tiếng xác nhận “đây là địa bàn của chúng tôi”. Tư Mã Lương không hề nao núng bác bỏ “đây là nhà của ta, do bác ta và cha ta xây dựng lên. Ta về đây tức là về nhà, ta là chủ của ngôi nhà này” [34;250]. Chuột già vẫn kiên quyết: “Được làm vua, thua làm giặc”. Tư Mã Lương củng cố sức mạnh, vị thế bằng cách viện dẫn kiếp trước là mèo- khắc tinh của lũ chuột. Không phải là một con mèo đơn thuần mà là mèo đực, nặng tám kg. Nó hoài nghi về kiếp trước Tư Mã Lương là mèo nhưng khi kinh hoàng nhận ra sự dũng mãnh của Tư Mã Lương, định bỏ chạy thì chuột già đã bị Tư Mã Lương đánh chết. Tư Mã Lương và con chuột già giống như hai vị tướng trước khi lâm trận. Con chuột già cũng có cảm xúc, suy nghĩ. Đó không đơn thuần là hiệu quả của thủ pháp nhân hóa mà còn là hiệu quả của lối viết “lạ hóa” của nhà văn. Từ cảm nhận của lũ chuột, ta phần nào thấu hiểu suy nghĩ của Tư Mã Lương và thấy được sự gan góc, mạnh mẽ của thằng nhóc họ Tư Mã.

Trong mười lăm năm lưu lạc ở vùng rừng núi Nhật Bản, không một bóng người để cùng trò chuyện, Hàn Chim phải sống chung với thú rừng. Cuộc sống hoang dã trong thế giới tự nhiên tiềm ẩn nhiều nguy hiểm rình rập. Hai con sói xám nằm phục đối diện với cửa hang Hàn Chim, định xơi tái anh. Hàn Chim cũng muốn lột da chúng để làm đệm. Hai bên ở trong thế giằng co ngang ngửa. Con sói hú, Hàn Chim cũng hú, thậm chí hú dài, thê thảm hơn. Con sói nhe răng, anh cũng nhe răng lại còn gõ sống dao vào gậy để trợ oai. Con sói nhảy nhót dưới trăng, đuổi theo cái bóng của nó, anh cũng rung rung những thứ khoác trên người, giả vờ vui vẻ nhảy như điên. Và cuối cùng hai bên đi đến cuộc thỏa thuận ngầm giữa sói và Hàn Chim. Cuộc đối thoại giữa Hàn Chim và sói là câu chuyện đầy hấp dẫn mà Hàn Chim luôn tự hào kể tại các buổi báo cáo. Con sói đực tinh khôn nhìn ra điểm yếu của Hàn Chim “răng đã lung lay, hàm đã yếu”. Ngược lại, nó phô diễn sức mạnh của bản thân trước mặt Hàn Chim bằng cách “ngoạm một phát vào que củi to bằng bắp tay

bên bờ suối, que củi gãy đôi”[34;479]. Hàn Chim cứng rắn “giặc Nhật tôi còn không sợ, lẽ đâu tôi sợ các người”[34;479]. Không chịu yếu thế, anh “giơ dao chém. Bay một miếng vỏ trên thân cây”[34;479]. Hai bên đều cảm thấy đối thủ ngang sức nên đã đi đến thỏa thuận “làm hàng xóm, không ai làm phiền ai”. Việc phải làm bạn với Sói là tình huống không đừng được. Hơn nữa, Hàn Chim cũng cảm nhận được niềm vui “vì trông thấy cái nhìn bè bạn và đầm ấm trong mắt sói”. Từ sự cảm nhận về hoàn cảnh sống, về niềm vui làm bạn với sói, ta có thể hiểu được nỗi cô đơn, niềm khát khao được sống trong xã hội loài người và ý chí nghị lực phi thường vượt lên trên hoàn cảnh của anh hùng huyền thoại Hàn Chim.

Sau này con trai của Hàn Chim là Hàn Vẹt đã trở thành một chuyên gia về chim, nghe tiếng hót mà đoán rất trúng tâm tư của từng con. Anh ta hiểu hết tiếng nói của chim. Anh ta đã dạy những loài chim mà thiên hạ cho rằng không thể nói tiếng người. Dưới sự huấn luyện của anh, gà rừng biết múa điệu nghênh tân theo tiết tấu nhạc, sáo dẫn chương trình, biết nói tiếng Anh, biết đọc thực đơn; yểng biết hát “Phụ nữ giải phóng ca”.

Đặc biệt nhất trong tiểu thuyết này là cuộc trò chuyện giữa Kim Đồng và các bầu vú. Kim Đồng có thể nhìn thấy vẻ mặt, nghe được tiếng nói của bầu vú, hiểu được nỗi lòng khao khát tri âm của bầu vú mẹ. Với Kim Đồng, bầu vú có cuộc sống riêng, có tư tưởng, tình cảm, có linh hồn và biết biểu cảm. Chúng vẫy gọi, trò chuyện cùng Kim Đồng “hai bầu vú nhảy tâng tâng trước ngực như vẫy gọi, như trao đổi với tôi thông tin thần bí”. Khi mục sư Maloa luồn tay vào ngực mẹ, sờ nắn một cách thô bạo, Kim Đồng cảm nhận sự đáng thương của bầu vú “như cảm nhận sự đáng thương của chính mình”. Dường như “chúng vùng vẫy, chúng co lại, co tới mức không thể nhỏ hơn rồi đột nhiên lại nở phình ra, xù lông xù cánh khát vọng bay lên, bay tới những cánh đồng mênh mông, tới trời xanh làm bạn với những đám mây lững lờ trôi, tắm trong làn gió nhẹ, được ánh nắng mơn trớn, rên rỉ trong gió, cười vui dưới nắng, rồi lặng lẽ rơi xuống, rơi xuống một vực thẳm không đáy”[34;81]. Làm nên linh hồn, sức sống của bầu vú chính là hiệu quả của lối viết lạ

hóa đầy ảo diệu của nhà văn. Tình cảm yêu thương, trân trọng bầu vú được đẩy lên tận cùng để bật thành tiếng gọi, nụ cười, hạnh phúc, đau khổ của bầu vú.

Trong quan niệm phương Đông, vạn vật tương liên tương thông, thương cảm nên con người với vạn vật chỉ là một. Đó là cơ sở cho bút pháp lạ hóa trong kể và tả.

Đặc biệt ở nghệ thuật lạ hóa trong “Báu vật của đời”, một số nhân vật có những mùi vị riêng. Ở đặc điểm này, Mạc Ngôn rất gần với W. Faulknner. Nhân vật của W. Faulknner có “mùi cây” như Cady trong “Âm thanh và cuồng nộ”. Trong “Báu vật của đời”, Tư Mã Lương có mùi “hăng hắc cây hòe”, Maloa có mùi “ngầy ngậy”, Kỷ Quỳnh Chi mùi “kem đánh răng”, Lai Đệ “mùi chua”, Kim Một Vú có mùi “sữa tươi”.

Như vậy, “lạ hóa” không chỉ là những điều cảm nhận bên ngoài mà còn là sự dung hợp giữa tri giác và tình cảm, những đặc điểm đó được khúc xạ qua từng lăng kính của cảm quan đầy mới lạ đã đẩy bút pháp kể và tả của Mạc Ngôn đến độ tuyệt diệu.

2.2. Thủ pháp kì ảo

Kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo. Thủ pháp kỳ ảo xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử văn học nhân loại. Đó cũng là một mạch ngầm nuôi dưỡng cảm hứng và bút pháp sáng tạo của các nhà tiểu thuyết Trung Quốc. Nối tiếp dòng chảy của thủ pháp kỳ ảo trong văn học truyền thống đồng thời kết hợp với tác phẩm lạ hóa của phương Tây, Mạc Ngôn đã sáng tạo nên một thế giới “Báu vật của đời” mới lạ hấp dẫn độc giả trong từng câu chữ bằng những motif hình tượng mang tính biểu tượng độc đáo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Báu vật của đời (Mạc Ngôn (Trang 36)