Mạng truyền thông PROFIBUS –DP

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều khiển hai cầu trục nâng hạ đồng bộ rotor tải trọng 500T của nhà máy Trị An (Trang 73 - 74)

7. Ngày hoàn thành đồ án:

4.4.2.Mạng truyền thông PROFIBUS –DP

PROFIBUS – DP là một trong ba giao thức của PROFIBUS (Process Field Bus), ra đời vào năm 1993, được phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về tính năng thời gian thực trong trao đổi dữ liệu dưới cấp trường, là giải pháp tối ưu cho việc kết nối các thiết bị vào/ra phân tán và các thiết bị trường với các thiết bị điều khiển. Lúc đầu PROFIBUS –

DP được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp. Tuy nhiên gần đây phạm vi ứng dụng của nó ngày càng lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác.

Truy nhập bus

Với dự án ta chỉ sử dụng có một S7 – 300 làm nhiệm vụ điều khiển cả hệ thống, còn các thiết bị còn lại là thiết bị vào-ra phân tán ET200M và encoder nên truy nhập bus sử dụng trong hệ thống mạng kiểu chủ/tớ là phù hợp nhất ( Master/Slave ). Thời gian cho trạm chủ hoàn thành việc hỏi tuần tự một vòng cũng chính là thời gian tối thiểu của chu kì bus. Do vậy, chu kì bus có thể tính toán trực tiếp được. Đây chính là một trong những yếu tố thể hiện tính năng thời gian thực của hệ thống. Một ưu điểm nữa của phương pháp này là việc kết nối đơn giản, đỡ tốn kém. Trạm chủ S7 – 300 lại là một thiết bị điều khiển nên việc tích hợp thêm chức năng xử lý truyền thông là điều không khó khăn.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp truy nhập chủ/tớ là hiệu suất trao đổi thông tin giữa các trạm tớ và hiệu suất sử dụng đường truyền bị giảm do dữ liệu phải đi qua khâu trung gian là trạm chủ. Đồng thời độ tin cậy của hệ thống truyền thông phụ thuộc vào một trạm chủ duy nhất. Trong trường hợp có xảy ra sự cố thì toàn bộ công đoạn ngừng làm việc.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều khiển hai cầu trục nâng hạ đồng bộ rotor tải trọng 500T của nhà máy Trị An (Trang 73 - 74)