Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại NHNoPTNT, Chi nhánh huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 93)

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý lĩnh vực tiền tệ, quản lý trực tiếp tới hoạt động của các NHTM. Các quyết sách của NHNN ảnh hưởng lớn tới chiến lược phát triển của các NHTM, do vậy NHNN cũng nên lưu ý một số điểm sau liên quan tới hoạt động thẩm định như:

Thứ nhất, NHNN cần hoàn thiện củng cố hệ thống thông tin trong toàn ngành.

Vấn đề về thông tin rất cần thiết và quan trọng đối với quá trình thẩm định dự án. Ngân hàng nhà nước là đầu mối thông tin và cung cấp cho các tổ chức tín dụng. Theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng về các doanh nghiệp, giúp cho các NHTM có những nhận định đúng và có cơ sở thẩm định trước khi đầu tư vốn vào các doanh nghiệp. Thiếu thông tin là một trong nguyên nhân làm cho việc thẩm

thông tin từ các NHTM, có thể tra cứu tình hình vay nợ của khách hàng qua nhiều NHTM, tổ chức tín dụng khác nhau, qua đó hỗ trợ cho CBTD và lãnh đạo có thêm thông tin về nhiều phía khi quyết định cho vay. Ngoài thông tin về khách hàng các NHNN cần nắm vững tình hình, phương hướng nhiệm vụ của các ngành kinh tế trong từng thời kỳ từ đó cung cấp thông tin kịp thời cho ngân hàng, để đầu tư vốn cho các dự án của các doanh nghiệp đúng hướng, phát huy hiệu quả vốn tín dụng và đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn.

Để phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tín dụng cần thành lập các công ty tư vấn chuyên mua bán thông tin. Qua đó tách biệt vai trò quản lý nhà nước của ngân hàng và vai trò kinh doanh thông tin của các công ty tư vấn.

Thứ hai, NHNN cần xây dựng và ban hành quy trình và nội dung thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, bộ Kế hoạch và Đầu tư và của các NHTM cho phù hợp với thực tiễn của nước ta đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế.

Hiện nay mỗi NHTM đều thẩm định dự án theo các quy trình riêng hoặc ngay trong cùng một hệ thống các chi nhánh cũng sử dụng quy trình và nội dung khác nhau. Chẳng hạn có Ngân hàng thì CBTD là người thẩm định dự án và trực tiếp cho vay nhưng có Ngân hàng thì tách riêng CBTD và CBTD hoặc có ngân hàng đã dùng đến các chỉ tiêu NPV, IRR trong phân tích tài chính dự án nhưng có Ngân hàng chưa tính đến.

Vì vậy để thuận lợi cho việc quản lý, xây dựng thẩm định dự án đòi hỏi NHNN cần nghiên cứu và sớm ban hành quy trình và nội dung thẩm định thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Thứ ba, NHNN hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, để hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án, NHNN cần mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), không những cung cấp thông tin tín dụng mà còn có thể cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác thẩm định dự án của ngân hàng cũng như các tổ chức, cá nhân có nhu cầu dịch vụ thông tin. Trong trường hợp đó, CIC sẽ có thuận lợi hơn các ngân hàng trong việc việc hợp tác với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chuyên cung cấp thông tin. Vì nếu mỗi ngân hàng, mỗi CBTD tự thay đổi thông tin thì rất khó tiếp cận được với những nguồn thông tin này.

Thứ tư, NHNN cần định kì tổ chức các buổi tổng kết đánh giá tình hình thẩm định chung của các ngân hàng. Đây là cơ hội tốt để có thể nhận biết được

công tác thẩm định tại các ngân hàng.

NHNN cần khuyến khích hoạt động trao đổi kinh nghiệm, cách làm mới hiệu quả giữa các ngân hàng thương mại bởi sự hoàn thiện công tác thẩm định được các ngân hàng thực hiện liên tục và mỗi ngân hàng đều có các điểm mạnh riêng.

Thứ năm, NHNN cần có xây dựng trung tâm dữ liệu chung về các dự án đã được thẩm định cho toàn hệ thống ngân hàng. Trung tâm dữ liệu này sẽ là nguồn cung cấp thông tin cần thiết cho các ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng.

Việc xây dựng kho dữ liệu về thông tin dự án sẽ giúp cho các CBTD tiện tham khảo, theo dõi đối chiếu với dự án đang cần thẩm định, phác thảo lên những vấn đề cần quan tâm ở dự án.

Trung tâm tín dụng CIC cần được cập nhật một cách thường xuyên hơn nữa để các ngân hàng làm căn cứ thẩm định quan hệ tín dụng của các khách hàng vay vốn, quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực vay vốn.

Thứ sáu, NHNN cần thực hiện chức năng quản lý tiền tệ của mình bằng việc thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động thẩm định ở các ngân hàng thương mại.

Công tác kiểm tra giám sát là vô cùng cần thiết nhằm kịp thời phát hiện các sự cố không lường trước được trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động thẩm định DAĐT nói chung.

Thứ bảy, đổi mới các thủ tục cho vay nhằm bình đẳng hóa đối với các thành phần kinh tế tham gia vay vốn, điều quan trọng hướng tới là hiệu quả dự án không chỉ là hiệu quả tài chính với chủ đầu tư mà còn là hiệu quả kinh tế xã hội đối với ngành, địa phương và toàn nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại NHNoPTNT, Chi nhánh huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 93)