Kiến nghị với nhà nước và bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại NHNoPTNT, Chi nhánh huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 91)

Vai trò của ngành Ngân hàng nói chung và của công tác thẩm định dự án nói riêng là rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động của môi trường như các chính sách, các văn bản pháp luật…Vì vậy, nhà nước cần phải có đường lối chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi liên tục các văn bản pháp luật cũng như các chính sách. Để giúp các NHTM có căn cứ để thẩm định DAĐT, nâng cao chất lượng tín dụng, Chính phủ và các Bộ ngành cần giải quyết những vấn đề sau:

liên quan nhằm cụ thể hóa các quy định, tránh ban hành những quy định chồng chéo, không nhất quán làm phức tạp hóa quá trình thẩm định DAĐT.

Các quy định này cần phân định rõ chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp trong thẩm định DAĐT. Yêu cầu và nội dung thẩm định trong từng giai đoạn lựa chọn, đánh giá dự án đối với từng loại dự án, đối với các cơ quan tổ chức thẩm định của nhà nước theo chức năng phải được quy định cụ thể, rõ ràng.

Thứ hai, cần có những văn bản quy định đảm bảo tính nhất quán trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp khi thực hiện dự án, tránh việc tạm thời dừng dự án để điều chỉnh.

Thứ ba, nhà nước xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức để làm cơ sở thực hiện thẩm định, đặc biệt với các nội dung kỹ thuật. Những tiêu chuẩn, định mức này cần được ban hành phù hợp với từng thời kỳ, với đặc thù, quy mô và tính chất của dự án.

Việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn này cần rõ ràng, cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, trên cơ sở phù hợp với thực tiễn, tuân thủ các quy định của nhà nước, phát huy mọi tiềm năng trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước.

Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc di rời, giải phóng mặt bằng, có ưu đãi trong việc hỗ trợ về giao đất, thuê đất và xây dựng cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp. Tất cả những điều kiện này sẽ giúp cho thực hiện dự án đúng tiến độ, giúp ngân hàng sớm thu lại được khoản tiền vay.

Thứ tư, nhà nước cần công bố rộng rãi các quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng lãnh thổ và theo chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm…giúp các NHTM có căn cứ để xác định các vấn đề của dự án như tính phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển tổng thể, khi dự án ra đời có thực sự phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước hay không, nếu dự án không phù hợp với chiến lược phát triển thì dự án sẽ gây ra các vấn đề gì cản trở sự phát triển của dự án. Từ đó, các CBTD có thể xác định được hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án làm căn cứ quyết định phê duyệt cho vay dự án.

Thứ năm, nhà nước cần có các văn bản gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp khi đề xuất vay vốn phải đưa ra các thông tin chính xác, tránh làm nhiễu thông tin đối với CBTD nói riêng và ngân hàng nói chung. Các quy định buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán cũng như đẩy mạnh

Đồng thời, văn bản cũng cần quy định rõ ràng chi tiết mức độ xử phạt đối với các gian lận trong quá trình lập báo cáo thẩm định theo hướng có lợi cho một bên nào đó, vì mục đích riêng của bất kì cá nhân hay tổ chức nào.

Thứ sáu, đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trước khi ra quyết định đầu tư, tổng mức vốn đầu tư của dự án phải được thông qua bởi cơ quan chức năng. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chủ quản khi phê duyệt tổng mức vốn đầu tư cần tính toán một cách khách quan, chính xác.

Thứ bảy, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, cần thành lập những công ty chuyên trách về định giá tài sản thế chấp để tránh sự sai lệch trong việc đánh giá tài sản thế chấp nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác thẩm định, từ đó hạn chế rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.

Thứ tám, Chính phủ cũng nên xem xét đến việc cho Ngân hàng và doanh nghiệp tự thoả thuận giải quyết các vấn đề giữa hai bên. Bởi vì, suy cho cùng, hoạt động cho vay của NHTM cũng như việc đi bán hàng. Nếu chủ hàng đồng ý bán hàng thì sẽ phải tự tìm cách thu hồi tiền và cũng sẽ phải có rủi ro xảy ra.

Thứ chín, nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt đông ngân hàng như đẩy nhanh tiến độ công tác cổ phần hóa, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời, ra các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư không phân biệt thành phần kinh tế .

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư tại NHNoPTNT, Chi nhánh huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w