6. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn
2.3.1 Quan hệ củaKambuja vớicác nhà nước Môn ở phía Tây từ đầu
đến ba phần tư đầu thế kỷ XII
Nếu như mối quan hê ̣ của Kambuja với các quốc gia láng giềng phía Đông như Đa ̣i Viê ̣t và Chămp a được trình bày ở trên diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của nền văn minh Ăngkor thì trong mối quan hệ với các quốc gia phía T ây và phía Nam đă ̣c biê ̣t là với Xiêm để la ̣i nhiều dấu ấn trong tác đô ̣ng dẫn tới sự suy tàn của nền văn minh Khơme rực rỡ . Những sự kiê ̣n diễn ra trong mối tương quan với các quốc gia phương Đông thể hiện trong phương diê ̣n văn hóa , triều cống hay chút ít về thương ma ̣i khác với sự tương tác giữa Kambuja với Xiêm trên phương diê ̣n chính tri ̣ và quân sự là chủ yếu . Và, các nhà nước của người Môn và Xiêm chính là đối tươ ̣ng dẫn đến những mối quan hê ̣ căng thẳng tiến tới sự suy vi của vương triều Ăngkor ở lưu vực đồng bằng sông Mênam thời kỳ sau này.
Trong lưu vực sông Mênam ngoài các di chỉ có niên đại trước khoảng giữa thế kỷ VI như Si T‟ep (trên sông Nam Sak), P‟ra Pathom và P‟ong Tuk (trên sông Kanburi ) hầu như ngườ i ta không hề biết gì về tất cả những vương quốc của người Môn và nguồn tư liê ̣u ghi chép v ề các vương quốc đó không
còn nhiều nên chúng ta không biết đến tên n ước cũng như tên các nhà vua . Tuy nhiên, qua nghiên cứ u khảo cổ đã khẳng đi ̣nh có sự tồn ta ̣i của nhà nước của người Môn trên lãnh thổ Thái Lan hiện nay từ thế kỷ VI đến thế kỷ XI . Các vương quốc đó ít nhiều phải công nhận quyền bá chủ của Phù Nam . “Những di chỉ Phâ ̣t giáo P‟ra Pathom và P‟ong Tuk là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của vương quốc Dvaravati của người Môn . Di chỉ Si T‟ep có sự tồn ta ̣i chủ yếu tượng của thần Vishnu đã nằm trong lãnh thổ của vương q uốc Khơme vào thời kỳ mà những nhà vua vương triều Ăngkor mở rộng sự thống trị của mình ở phía Tây” [3, tr.127]. Tên gọi vương quốc Dvaravati của người Môn đã được bảo lưu trong tên go ̣i chính thức của các kinh đô nước Xiêm Có thể sự ra đời của vương quốc Dravati trùng với sự chia tách của nước Phù Nam . Vớ i mô ̣t truyền thuyết li ̣ch sử cho thấy được sự thành lâ ̣p thành phố Haripunjaya do mô ̣t đoàn người di cư từ Lavo do bà hoàng hâ ̣u Chammadevi đến xâ y dựng nên. Sau này nhiều bi ký bằng tiếng Môn có cho biết sự tồn ta ̣i của mô ̣t vương triều tri ̣ vì ở thành phố này .
Lịch s ử đã chứng kiến mối liên hê ̣ của vương quốc Kambuja vớ i các nhà nước Môn trên nhiều phương diê ̣n . Từ những năm cu ối thế kỷ VIII, tình hình khu vực có nhiều biến đổi có nhiều điều không thuận lợi cho Daravadi. Vương quốc biển Sirivijaya (vương quốc cổ ở Indonexia) đã tấn công lên bờ Bắc và chiếm toàn bộ bán đảo Malacca và bao vây vịnh Thái Lan. Năm 802, dưới triều đại Jayavarman II đã thống nhất đất nước và bắt đầu xây dựng vương triều Ăngkor, cũng là lúc Jayavarman II gây “sức ép” với biên giới phía đông của Daravadi.
Kambuja và các quốc gia của người Môn có những xung đô ̣t quân sự trải dài từ trước khi người Thái thống nhất đất nước . Người Khơme không ngừng mở rô ̣ng sự bành trướng của mình về vùng lưu vực sông Mênam . Các sự kiện đã được các biên niên sử khác nhau ghi la ̣i soa ̣n bằng tiếng pali ta ̣i Chiềng Mai như Chamadevivamsa (viết vào đầu thế kỷ XV ), Jinakalamalini (hoàn
thành năm 1516) và Mulasasana kể lại theo cách sau đây : “Mô ̣t nhà vua xứ Haripunjaya (Lamp‟un) tên là Atrasataka (dị bản: Trabaka, Baka) đã đến tấn công xứ Lavo (Lop‟buri) do vua Ucchitthacakkavatti (dị bản : Ucchitta, Uccitta) cai trị. Vào lúc hai vị quân vương sẵn sàng giao chiến , mô ̣t nhà vua xứ Siridhammanagara (Ligor) tên là S ujita (dị bản : Jivaka, Vararaja) đã đến trước thành Lavo với mô ̣t đa ̣o quân và mô ̣ t ha ̣m thuyền lớn . Đứng trước tên khốn khiếp thứ ba đó , hai kẻ đi ̣ch thủ vô ̣i trốn cha ̣y về hướng Haripunjaya : Ucchittha là kẻ đến đấy đầu tiên , tự xưng vua và lấy vợ của đi ̣ch thủ của mình, người này đáp thuyền rút về phươ ng Nam. Sujita, nhà vua xứ Ligor , ở lại làm chúa tể thành Lavo . Ba năm sau . Con của ông ta là Kambojaraja la ̣i tiến đánh Ucchittha ở Haripunjaya nhưng bi ̣ thất ba ̣i và phải rút về kinh thành của mình” [3, tr. 246]. Biên niên sử đã ch o ta thấy cuô ̣c chiến đấu của hai nhà vua kình đi ̣ch nhằm mục đích chiếm xứ Lavo . Mô ̣t nhà vua từ phương Nam của vương quốc Kambuja đã đến và kết thúc cuộc phân tranh bằng cách tự mình đóng đô ở đó . Con của ông “quốc vương củ a người Kambojas” sau đó đã phát đô ̣ng cuô ̣c chiến tranh tiến đánh nhà vua cũ của xứ Lavo đang đi ̣nh cư trong những quốc gia mới của mình nhưng kết quả thất ba ̣i.
Trong giới nghiên cứu có ý kiến đồng nhất nhà vua Kambojaraja con của nhà vua x ứ Ligor đã đánh thắng xứ Lou vo với Kamtvan Suryavarman I . Những cuô ̣c xung đô ̣t giữa vương quốc Kambuja và Haripunjaya của người Môn đã cho thấy ý đồ bành trướng của Kambuja sang vùng ha ̣ lưu sông Mênam vào thế kỷ XI . Điều này cũng được xác nhâ ̣n thông qua nhóm bi ký Khơme ở Lopburi và mô ̣t trong những bi ký đó là của Suryavarman I . Các bi ký có ghi lại những giao tranh của vương quốc Kambuja với các tiểu quốc của người Môn đang tồn ta ̣i trê n lãnh thổ Xiêm . Sau này “Một bi ký có niên đại 1030-1031 đã miêu tả mô ̣t cuộc đột kích lớn vào năm 1025 và các cuộc tập kích nhỏ được tiến hành trước đó đươ ̣c ghi trong bi ký năm 1007 nói rằng: Rajaraja của Cholas đã chiếm được nhiều tàu thuyền và 12,000 đảo. Có lẽ
Sujita đã bị bắt vì những trận đột kích hoặc ông đã chạy chốn trước những trận tâ ̣p kích ấy, buộc con trai của ông tiến hành cuộc chiến với quốc gia của người Môn ở hạ lưu sông Mênam” [55, pg. 159]. Qua một số các nguồn tư liê ̣u khác như theo biên niên sử Pali đã đề cập: “khi Louvo và Haripunjai đang chiến đấu với nhau, Sujitaraja với một lực lượng quân đội lớn và nhiều tàu thuyền đã bắt Labapura. Đây là lần cuối cùng chúng ta nghe về Sujitaraja. Ba năm sau đó, con của ông, Kambojaraja cố gắng chiếm Haripunjai nhưng đã bị đẩy lùi và chạy trốn về kinh đô của ông (có lẽ là Labapura). Mặc dù trong biên niên sử nói rõ ràng rằng chính là Sujitaraja, người bị bắt ở Louvo và Suryavarman người đã tiếp tục duy trì cai quản vương quốc” [55, pg. 159].
Một vài tài liệu minh văn ở Khơme chứng tỏ rằng “Suryavarman đã duy trì sự vị trí bá chủ ở Louvo. Một số ngôi đền mang phong cách hay mang ảnh hưởng của Khơme được tìm thấy trong vô số ngồi đền chùa ở Lovou có niên đại thế kỷ này và nh ững thế kỷ sau. Tuy nhiên niên đại của những ngôi đền không có th ể được chứng minh với đầy đủ sự chắc chắn để thừa nhận bất kỳ ngôi đền đó được xây dựng dưới thời trị vì của vua Suryavarman I. Có thể Sujitaraja đã chết trước cuộc tấn công của Suryavarman ở Haripunjai. Có thể Suryavarman đã giúp cha mình chinh phục Louvo bao gồm quần đảo Malay đến eo Kra. Dường như ông đã thừa kế Tambralinga, nơi mà Khơme chiếm giữ cho đến năm 1220” [55, pg. 159].
Như vâ ̣y , sự mở rô ̣ng vương quyền hay quyền bá chủ củ a nhà vua Ăngkor phát triển tới đâu về phía bắc ? Những biên niên sử đi ̣a phương đã lưu lại ký ức về sự mở rô ̣ng pha ̣m vi ảnh hưởng của vương quốc Khơme : “mô ̣t cuô ̣c chiếm đóng của người Khơme bao trùm lên toàn bô ̣ lưu vực sông M ê Kông cho tới tâ ̣n Ch ‟ieng Sèn và có thể vượt quá nữa , những di vâ ̣t khảo cổ học tận sau thế kỷ XI mà người ta cho là ảnh hưởng của người Khơme lại
không vươ ̣t quá Luang P‟ra Bang trên sông Mê Kông và và Sukhotai – Savan – K‟alok trên sông Mênam” [3, tr.247]. Đối với phạm vi vương quốc
Kambuja đến thới kỳ tri ̣ vì của nhà vua Suryavarman I được thể hiê ̣n rõ qua văn khắc ở Lopburi . Các tài liệu lịch sử ở trên cho thấy từ th ế kỷ IX và X, đế chế Ăngkor rất mạnh mẽ. Kambuja ngày càng thể hiê ̣n đươ ̣c vi ̣ thế của mình và mở rộng tầm ảnh hưởng “Vương tri ều Ăngkor dưới sự trị vì của Suryavarman I (1002-1050), nhà vua mở rộng quyền lực về phía Tây, vùng hạ lưu và trung lưu sông Mênam, bình nguyên Kòrat đã nằm dưới sự kiểm soát của Ăngkor. Daravadi đã bị sáp nhập vào đế chế Ăngkor.” [28, tr. 141]. Thời kỳ này, Daravadi đã chịu áp lực từ nhiều phía, vương quốc đã kiệt sức vì tiến hành nhiều cuộc chiến tranh với Hariphunxay ở phía bắc , các cuộc kháng chiến chống đế chế Ăngkor ở phía Đông và những cuộc tấn công xâm lược Piu (thuộc Mianma ngày nay) ở phía Tây. Các cuộc chiến tranh liên miên với nhiều kẻ thù đã ngày càng làm cho Daravadi ngày càng suy yếu và cuối cùng đã sáp nhâ ̣p vào Ăngkor . Thời kỳ hỗn l oạn này dư ờng như đã lan rộng tới phạm vi cực điểm của đế chế Khơme. Cũng chính vào thời gian này Adittaraja hay Adityaraja, một quốc vương tham vọng của Haripunjaya đã chống lại cái mưu toan của Suryavarman I muốn phế truất ông khi ông này chinh phục xứ Louvo.
Coedès cho rằng vị vua này lên ngôi tại Haripunjai vào khoảng giữa thế kỷ XII. Một trong những tài liệu ở phía Tây của nước Lào được Mission Pavie dịch lại đã nói rằng “vị quốc vương này đã ngự trị trên ngai vàng từ lâu khi ông đưa quân vào Louvo. Bản tài liệu này nói rằng vị quốc vương tại Louvo đề nghị mỗi vị quốc vương trị vì các tiểu qu ốc này xây dựng một ngôi đền. Haripunjaya tràn vào đất nước của họ, còn quân của Louvo đã đuổi theo” [55, pg. 208]. Các câu chuyện kể theo kiểu này rất phổ biến trong truyền thuyết của các quốc gia theo đạo Phật ở Đông Dương. Sự thật một đội quân từ Haripunjai tấn công Lovou đều bị đảy lui, trong khi mà Lovou tấn công lại cũng bị đảy lui.
Qua khảo cứu cho thấy s ự bao trùm ảnh hưởng của Kambuja với vương quốc của người Môn không chỉ thể hiê ̣n về phương diê ̣n chính tri ̣ mà còn được thể hiện trên phương diện tôn giáo . Mô ̣t bi ký Khơme khác mà niên đa ̣i đã bi ̣ mất nhưng có niên đa ̣i gần với thời kỳ tr ị vì của Suryavarman I (1002-1050) cho thấy những tôn giáo khác nhau đươ ̣c lãnh đa ̣o dưới vương quốc Khơme : “Minh văn chứng tỏ với chúng ta rằng những tôn giáo khác nhau đươ ̣c lãnh đa ̣o trong đế quốc Khơme đã có ở Lavo những sư sãi đền
chùa của họ, nhưng sự vươ ̣t trô ̣i ở Lopburi số di tích kiến trúc và ảnh tượng Phâ ̣t giáo chứng tỏ ngay cả dưới sự thống trị của người Khơme, Phâ ̣t giáo vẫn bảo lưu đươ ̣c tầm quan tro ̣ng mà nó có được trong thờ i vương quốc Dvaravati” [3, tr. 248].
Vương quốc Ăngkor ngày càng hùng ma ̣nh xâm chiếm vương quốc Tharavadi ở thế kỷ sau “từ thế kỷ XI, sau khi Tharavadi bị sáp nhập vào đế chế Ăngkor thì một số tù binh Thái đã phải làm công cho vua chúa Khơme. Điều này có thể minh chứng bằng những hình chạm nổi ở ngôi đền Ăngkor Vát lớn nhất của Khơme (dưới triều vua Suryavarman II) có những hình tượng binh lính người Thái có những trang phục khác hẳn người Khơme. Có thể đưa ra một giả định vào thời trị vì của của Suryavarman II hoặc có thể sớm hơn, các vua Khơme đã bắt đầu sử dụng người Thái làm binh lính đi khai hoang để bảo vệ biên giới phía bắc của vương quốc” [28, tr. 143].
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học vào thế kỷ XI, giữa vùng đất của cư dân Daravadi và Hariphunxay (khu vực trung lưu sông Menám) có một vùng đất rộng hầu như chưa có ngư ời ở. “Các quốc vương Ăngkor đã bán cho cư dân Thái để họ đến cư trú ở đó. Từ thế kỷ XI-XII, vùng đất này xuất hiện nhiều thành phố lớn như Xụkhổthay, Xạvẳnkhalôốk, Phítxạnulôốk có kiến trúc chịu ảnh hưởng của Khơme [28, tr. 143].
Trên mặt trâ ̣n phía tây , người ta có mô ̣t số thông tin chỉ dẫn trong cuốn sử biên niên của các tiểu quốc người Thái vùng thượng lưu sông Mênam . “Những cuốn sử đã thuâ ̣t la ̣i những cuô ̣c chiến đấu giữa Kamboja và Lavo
(Lopburi) và người Râmn‟n‟as (Môn) ở Haripunjaya (Lamp‟un). Tiểu quốc ở vùng thượng lưu sông Mênam này do người Môn đến từ Lavo thành lâ ̣p vào thế kỷ II , đã sa vào những cuô ̣c rối loa ̣n khi Suryavarman I lên ngôi vua . Từ mô ̣t thế kỷ trước , Lavo đã là mô ̣t bô ̣ p hâ ̣n của vương quốc Khơme” [3, tr. 289]. Các học giả cũng đưa ra các chỉ dẫn cho cách đọc các tài liệu bi ký : khi ta nói “nhà vua xứ Lavo” thì phải hiểu rằng đó hoă ̣c là mô ̣t vi ̣ phó vương h oă ̣c mô ̣t thống đốc người Cao Miên, hoă ̣c bản thân nhà vua Cao M iên. Trong các biên niên sử , người Kamboja ở Lavo có thể nói mô ̣t số từ ngữ Khơme thuần túy. Theo các biên niên sử : “Adityaraja đã gây ra cuô ̣c chiến tranh này . Ông là người xây dựng công trình Mahabalachetiya (Vat Kukut) và người sáng tạo ra Đa ̣i Thánh tích Lamp‟un , và sau một loạt các nhà vua không có sự tích đã lên cầm quyền châ ̣m nhất vào năm 1150. Ông đã đến tâ ̣n Lavo khiêu khích người Khơme như ng đa ̣o quân của ông bi ̣ người này đánh đuổi và dồn đến tâ ̣n chân tường thành Haripunjaya . Tuy nhiên người Khơme không chiếm được thành và nửa chừng phải quay về . Họ đã quay trở lại tấn công hai lần : lần đầu, cuô ̣c viễn chinh kế t thúc bằng mô ̣t thỏa ước với Adityaraja và viê ̣c thành lâ ̣p mô ̣t làng của người Khơme ở phía đông nam Haripunjaya . Hiệp ước này không đươ ̣c nhà vua tán thành , những người Khơme la ̣i phải tiến hành thêm mô ̣t cuô ̣c viễn chinh nữa n hưng lần này bị thất bại hoàn toàn ” [3, tr. 290]. Mă ̣c dù niên biểu không thâ ̣t chính xác nên không thể khẳng đi ̣nh hoàn toàn về niên đa ̣i của các sự biến trên đều diễn ra vào dưới thời kỳ tri ̣ vì của Suryavarman II nhưng qua đây thấy đươ ̣c nhưng xung đô ̣t quân sự thường xuyên diễn ra giữa vương quốc Kambuja và các tiểu quốc người Môn .
Mô ̣t điểm tương đồng giữa sự tương đồng giữa kết quả của những chiến di ̣ch chống la ̣i người Chămpa , cuô ̣c chiến tranh chố ng người Môn ở thươ ̣ng lưu sông Mênam kết thúc là sự thất ba ̣i . Nhưng cũng ta có sự nhìn nhâ ̣n la ̣i những kết quả này bởi vì những nguồn tư liê ̣u cho biết về những sự kiê ̣n này thường ở phía đối đi ̣ch với Cao Miên nên kết quả có thể có sự thiên lê ̣ch. Dù sao đi nữa thì sự bành trướng rộng lớn của của chủ quyền vương
quốc Kambuja trên bán đảo Đông Dương vào giữa thế kỷ XII được Tống sử
ghi nhâ ̣n . “Theo đó, nước Chân La ̣p có biên giới phía bắc gi áp biên giới phía nam của Chiêm Thành (Chămpa), phía Đông giáp biển , phía Tây giáp Pou - Kan (vương quốc Pagan ) và phía Nam giáp Kia -lo-hi (Grahi trong vù ng Ch‟aiya và vi ̣nh Bandon ở bờ biển phía đông của bán đảo Mã Lai . Như vậy những thuô ̣c quốc của Kambuja gồm :
Teng-lieuou –mei (trên bán đảo Mã Lai) Po- sseu – lan (trên bờ vi ̣nh Xiêm La ) Lo – hou (Lavo, Lop‟bủ i)
San – lou (xứ Syam trên thươ ̣ng nguồn sông Mênam ) Tchen-li-fou (trên bờ biển vi ̣nh Xiêm La )
Ma-lo-wen (có thể là Malyang, trong miền nam Battambang ) Lou-yang (?)
T‟ouen-li-fou (?) Pou-kan (Pagan)
Wa-li (miền thượng Miến Điê ̣n ) Si-p‟eng (?)
Tou-houai-siun (?)” [3, tr. 290, 323].
Những pha ̣m vi lãnh thổ của Kambuja được đề câ ̣p ở trên cho thấy vương quốc Kambuja có tầm ảnh hưởng lớn , làm chủ vùng châu thổ sông Mênam và mô ̣t phần của bán đảo Mã Lai .