Quan hệ trên phương diê ̣n văn hó a nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ Ăngkor (802-1432 (Trang 38)

6. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn

2.1.1.Quan hệ trên phương diê ̣n văn hó a nghệ thuật

Khi các ho ̣c giả chưa có các nghiên cứu cụ thể để đưa ra các chứng minh rõ ràng về mối liên hê ̣ của vương quốc Kambuja với Chămpa trong cổ sử thì qua các công trình nghê ̣ thuâ ̣t kiến trúc , điêu khắc còn tồn ta ̣i tới ng ày nay mà chúng ta có cơ hô ̣i chiêm ngưỡng thì phần nào phản ánh được những ảnh hưởng về phương diện văn hóa , nghê ̣ thuâ ̣t của Chămpa in dấu trong các công trình của Kambuja .

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của v ương quốc Kambuja thì quốc gia này chi ̣u ảnh hưởng yếu tố Chămpa khá nhiều . Trong công trình khảo cứu của mình Lawrence Palmer Briggs cũng khẳng định “Trong nhi ều ngôi đền thờ ở Kambuja ảnh hưởng của Chămpa khá lớn, không chỉ thể hiện ở trong phong cách kiến trúc mà còn thể hiện ở cách trang trí các đền th ờ. Thâ ̣m trí, những ảnh hưởng đó khiến người ta nghĩ tới khả năng chính các các kiến trúc sư và nhà trang trí nội thất Chămpa đã trực tiếp xây dựng các công trình này” [55, pg. 92].

Nghiên cứu đă ̣c điểm kiến trúc của cụm di tích Kulen hay c ụm đồi Kulen, thuộc địa phận các huyện Svay Leu và Varin, tỉnh Siêm Riệp, cách trung tâm thành phố Siêm Riệp 50 km thuộc Cămpuchia ngày nay cho thấy nhiều nét kiến trúc tương đồng với các ngôi đền thờ linh thiêng được xây

dựng ở Chămpa . Kiến trúc Kulen đư ợc xây dựng dưới triều vua Jayavarman II năm 802. “Công trình không khác nhiều so với những thời kỳ trước nhưng có sự đa dạng về chủng loại đền điện . Các tháp xây dựng biệt lập khá phổ biến nhưng chú ng ta thấy mô ̣t tổ hơ ̣p gồm có ba tháp và đền thờ linh thiêng gồm mô ̣t đền thờ , một tòa tháp hư ớng về phía ngôi đền, mô ̣t con đư ờng có

những bao lơn vớ i nhiều tươ ̣ng điêu khắc . Các bức tường đươ ̣c xây dựng bằng các vật liệ u như gạch, đá ong hoă ̣c sa th ạch. Hình thức chung của các ngôi đền là mô ̣t kiến trúc trụ vuông có đ ỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ. Các ngôi đền thường có một cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Ngôi đền chính có mô ̣t sân thượng bằng đá sa thạch. Trần của các ngôi đền được xây dựng theo hình khu ng vòm và được làm bằng gỗ . Trong mô ̣t vài trường hợp được tìm thấy các khung vòm này đươ ̣c xây dựng bằng đá thay thế . Những kiểu kiến trúc này cũng được tìm thấy trong các khu đền linh thiêng của Chămpa . Vâ ̣t liê ̣u được sử dụng chủ yếu là gạch, đá ong dùng cho các bức tường và móng, sa thạch được dùng trong các kết cấu phụ như thanh rầm đỡ” [55, pg. 92]. Như vâ ̣y có thể nhìn cấu trúc trần da ̣ng khung vòm của các ngôi đền ở Kambuja khá giống với đề n thờ linh thiêng ở Chămpa . Chất liê ̣u cấu ta ̣o nên chúng cũng được thay đổi từ vâ ̣t liê ̣u bằng gỗ thay bằng đá hoă ̣c sa tha ̣ch . Dạng vật liệu này khá phổ biến ở hầu hết các ngôi đền Khơme trong thời kỳ đó .

Trong giới nghiên cứ u đã từng đă ̣t ra nhiều câu hỏi ta ̣i sao Kambuja và Chămpa lại có nhiều ảnh hưởng đến vậy . Phải chăng vương quốc của người Khơme và Chămpa đều là các quốc gia được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của Ấn Đô ̣ nên ít nhiều có điểm chung trong phong cách nghê ̣ thuâ ̣t ? Trong quá trình hình thành , cũng như tổ chức nhà nước cũng cùng tiếp thu những giá tri ̣ văn hóa chung . Chính vì tiếp thu từ một nền tảng chung nên khi truyền tải văn hóa ấy và o các tác phẩm nghê ̣ thuâ ̣t thì ta dễ nhâ ̣n thấy có nét tương đồng.

Mă ̣t khác , các công trình còn lại của hai vương quốc hầu hết là các công trình mang màu sắc tôn giáo như đền , chùa tháp, điê ̣n thờ, các bức điêu khắc... Trong quá trình giao lưu và ảnh hưởng của Phâ ̣t giáo và Bàlamôn giáo

từ Ấn Đô ̣, công trình của Kambuja và Chămpa đều nhằm mục đích đáp ứng đời sống tâm linh của cư dân .

Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân của sự phản ánh yế u tố Chămpa trong các công trình nghê ̣ thuâ ̣t Kambuja xuất phát từ điều kiên li ̣ch sử. “Đến một mức độ nào đó có thể nói rằng những ảnh hưởng này không thể không do những diễn biến, tác động của điều kiện lịch sử” [55, pg. 92]. Bối cảnh lịch sử thế kỷ VII -VIII đưa đến nhiều thách thức cho Chămpa và Kambuja và cũng là cơ hô ̣i để Chămpa có những tác đô ̣ng và ảnh hưởng nhất đi ̣nh tới vương quốc của người Khơme về phương diê ̣n nghê ̣ thuâ ̣t hay văn hóa. Trong Lịch sử đế ch ế Khơme cổ có ghi chép về cuộc chinh phục của những người Malay nhằm vào Thủy Chân La ̣p , Chămpa và Đa ̣i Viê ̣t “Vào nửa cuối thế kỷ VIII, Thủy Chân Lạp và Chămpa đều b ị những người Malay t ấn công và tàn phá n ặng nề. Với trận tấn công này đã làm cho vương triều thống trị Chămpa đã sụp đổ vào khoảng giữa thế kỷ VIII và người ta không nghe thông tin gì về vùng đất này cho tới nửa cuối thế kỷ IX. Trong khi ấy, một vương triều nổi lên ở khu vực Panduranga trước đây sau này được mọi người biết tới là Phan Rang. Khu vực đã từng bị tàn phá hai lần do những người Mã Lay tiến hành vào những năm cuối thế kỷ VIII. Chính vì các cuộc tấn công thảm khốc này mà các nhà ki ến trúc và nhà điêu khắc vì lánh nạn đã bỏ trốn sang Kambujadesa trong suốt thời kỳ đó” [55, pg. 92]. Chính vì nguyên nhân tị nạn chiến tranh mà các nhà nghệ thuật gia của Chămpa đã đến mảnh đất Kambujadesa của người Khơme . Theo hành trình đó mà nét nghê ̣ thuâ ̣t của văn minh Chămpa cũng được các nghê ̣ nhân mang đến. Cũng trong thời điểm đó vương Tri ều Jayavarman đã có mô ̣t th ời kỳ chứng kiến nhiều biến chuyển trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Khơme. “Các nghệ nhân và nhà kiến trúc Khơme đã học hỏi thêm từ các nghê ̣ nhân Chămpa và tìm ki ếm thêm những phong cách nghệ thuật mới. Họ nhận được sự chia sẻ và sự giúp đỡ của các nghệ nhân Chămpa. Chính vì vậy mà phong cách nghệ thuật của Kambuja thời kỳ này chịu ảnh hưởng khá lớn của Chămpa” [55, pg. 92]. Cũng bởi

nguyên do này mà các đoàn người lá nh na ̣n từ Chămpa sang Kambujadesa đều đươ ̣c chào đón và tiếp nhâ ̣n . Những yếu tố văn hóa , nghê ̣ thuâ ̣t Chămpa bằng con đường hòa bình dần dần được người Khơme ho ̣c hỏi và tiếp thu thêm để bổ sung cho vốn nghê ̣ thuâ ̣t của dân tô ̣c. Các nhà nghiên cứu khi có những tìm hiểu về nghê ̣ thuâ ̣t kiến trúc các ngôi đền thấy được nhiều điểm tương đồng trong kiến trúc ở Kambuja và Chămpa. Pierre Dupont có những tìm hiểu khá sâu sắc về đền tưởng niê ̣m Prasat Nak Ta , mô ̣t trong bốn đền tưởng niê ̣m nằm trên đường cha ̣y do ̣c từ Prasat Khting Slap và Prasat Kraham. “Đây là mô ̣t công trình đươ ̣c xây dựng bằng các khối ga ̣ch vuông, có kích thước khoảng tám mét. Trần của công trình này được xây dựng theo hình mái vòm như được ẩn dấu sau bức tường vững chắc , được xây bằng chất liê ̣u đá , giống như các ngôi đền thờ Chămpa, thay thế cho các trần gỗ như hầu hết các điê ̣n thờ Khơme thời kỳ đó” [55, pg. 92]. Theo đánh giá củ a ông thì công trình này thuô ̣c về cuối nhóm di tích Kulen. Di tích này cho thấy ảnh hưởng cả của kiến trúc Chămpa và mang phong cách nghê ̣ thuâ ̣t Roluos. Trong quá trình trang trí các công trình thì những chi tiết trang trí trên tường trên cô ̣t chống cũng có nét ảnh hưởng của Chămpa . Người Khơme nói chung đã tiếp nhâ ̣n có cho ̣n lo ̣c và sáng ta ̣o những ảnh hưởng của Chămpa tạo nên những sắc thái riêng.

Tóm lại, sự tiếp thu ảnh hưởng của Kambuja từ Ch ămpa là do hai quốc gia đều sinh trưởng trên mô ̣t môi trường văn hóa chung , văn hóa Đông Nam Á và trong điều kiện lịch sử , cùng tích hợp giá trị chung từ Ấn Độ . Mă ̣t khác, cũng do các biến cố chính trị đưa lại mà tạo nên sự tiếp xúc văn hóa ấy nhưng bản thân mỗi quốc gia trong quá trình hình thành , phát triển tạo nên các giá trị riêng cho mỗi dân tô ̣c mình . Như vâ ̣y trong tiến trình của li ̣ch sử , mối quan hê ̣ văn hóa Kambuja và Chămpa đã được xác lâ ̣p, tồn ta ̣i và phát triển trong môi trường văn hóa Đông Nam Á .

2.1.2.Quan hệ chính tri ̣ và quân sự của Kambuja với Chămpa

2.1.2.1. Quan hệ giữa Kambuja với Chămpa từ đầu thế kỷ IX đến

giữa thế kỷ XII

Nếu như về mối quan hê ̣ phương diê ̣n văn hóa , nghê ̣ thuâ ̣t của Kambuja và Chămpa chúng ta phần nào hiểu được thông qua những công trình kiến trúc nghệ thuật còn tồn tại đến ngày hôm nay , thì quan hệ chính trị và quân sự hầu như chỉ thể hiê ̣n qua các tà i liê ̣u minh văn , các bi ký mà đòi hỏi sự khảo cứu và phân tích mô ̣t cách rõ ràng , kỹ lưỡng mới cho thấy được mối quan hệ đã tồn ta ̣i trong quá khứ . Trong li ̣ch sử để chế Khơme cổ đã có khá nhiều ghi chép về mối quan hệ khá căng thẳng của các vị vua Kambuja với các quốc vương Chămpa.

Các tài liệu minh văn in dấu nhiều cuộc xung đột và chiến tranh xảy ra giữa các vi ̣ vua tri ̣ vì hai vương quốc này . Không phải đến thời kỳ Ăngkor mới xảy ra các cuô ̣c giao tranh mà trước thời kỳ đó k hoảng giữa thế kỷ VIII diễn ra cuô ̣c chiến tranh tiêu biểu c ủa vua Rajendravarman II với quốc vương Chămpa. Dưới thời kỳ tri ̣ vì của vua Rajendravarman II vương quốc Kambuja bô ̣c lô ̣ sự suy yếu dần dần, đất nước bước vào mô ̣t thời kỳ khủng hoảng và tình trạng bất ổn về chính trị diễn ra khiến đời sống cư dân có nhiều xáo trộn . “Những ghi chép còn la ̣i trên các t ấm bi ký cho thấy sự suy yếu trầm trọng của các vị vua Kambuja. Vương triều Rajendravarman dường như không có một ngày được yên bình” [55, pg. 126]. Trong các cuô ̣c giao tranh giữa Chămpa và Kambuja trong bi ký ghi la ̣i sự tấn công và uy hiếp của đô ̣i quân Chămpa. Các tài liệu minh văn có miêu tả khá cụ thể về quốc vương Chămpa trong cuô ̣c chiến tranh với vương quốc Khơme “Ông đã ch ặt đầu nhiều vị vua; sự tỏa sáng, rực rỡ, những tia sáng phát ra từ móng chân của ngài có thể đua tranh với những đồ trang sức đá quý trên chiếc vương miện của vị vua bạc nhược; móng chân của ông phản chiếu những ánh sáng phát ra từ vương miện của kẻ thù; sự cứng cỏi và quyền uy của vua Kambuja đã bị phá vỡ”

[55, pg. 126]. Vớ i các cuô ̣c chinh phục của Chămpa đ ế chế Khơme trong khoảng thời gian này rõ ràng tr ở thành vương quốc phụ thuộc. Những thất ba ̣i của Kambuja thời kỳ này một mặt do vương qu ốc của người Khơme suy yếu và nguyên nhân khách quan là Chămpa thế kỷ VIII phát triển hưng thịnh và luôn mong muốn mở rô ̣ng pha ̣m vi ảnh hưởng của m ình nên thường tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng . Chính vì vậy mà một quốc gia lân câ ̣n đang suy yếu như Kambuja nằm trong pha ̣m vi chinh phục của Chămpa và thực tế đã trở thành nước phụ thuộc .

Lịch sử Bắc Chămpa (Indrapura và Vijaya) phát triển đồng thời với vương quốc láng giềng thời kỳ Angkor của người Khmer. Sau khi vương triều Chăm ở Indrapura được thiết lập năm 875 thì chỉ hai năm sau tức năm 877 tại Roluos, vua Indravarman I đã thiết lập đế quốc Khmer. Lịch sử của Chămpa và đế quốc Khmer cũng đều phát triển rực rỡ trong thế kỷ X đến thế kỷ XII.

Để trả đũa cho sự tấn công của Chămpa vào Kambuja vào giữa thế kỷ VIII trước đây , quân đô ̣i Khơme đã tấn công trở la ̣i Chămpa . Năm 944 và 945, một đội quân Cămpuchia đã xâm lược Chămpa, đã xâm chiếm khu vực Kauthara và phá hủy kinh đô Chămpa. Khoảng năm 950, người Khmer đã phá hủy đền Po Nagar và lấy đi tượng nữ thần. Những bi ký của Cămpuchia ghi lại “Mức độ trận chiến của ông giống như ngọn lửa muốn phá hủy đi mọi thứ, đốt cháy kinh đô của kẻ thù, bắt đầu với Chămpa. Kinh thành của quốc vương Chămpa có biển bao quanh bị biến thành tro tàn bởi các chiến binh của Kambuja và buộc phải thần phục quốc vương Kambuja và tuân theo mệnh lệnh của quốc vương ” [55, pg. 126]. Trong quá trình xâm lươ ̣c , quốc vương Kambuja đã lấy về khá nhiều các chiến lợi phẩm có giá tri ̣ . Một tấm bi ký ở Pô Nagar kể rằng: “quốc vương Kambuja đã chuyển tượng vàng của Bhagavati từ ngôi đền Ponaga về . Goerge Maspero nói rằng Kambuja đã tiến hành một cuộc chiến đ ẫm máu và sau đó b ị đẩy lùi. Một số bi ký Chămpa có ghi dấu điều này. Bằng bất kỳ cách nào, người Khơme dường như muốn gi ữ

lại tượng thần bằng vàng đó. Năm 965, nhà vua Chămpa là Jaya Indravaman I đã cho xây dựng lại đền thờ Po Nagar và tượng nữ thần để thay thế cho bức tượng đã bị lấy đi” [55, pg. 126].

Các mối quan hệ đã có trong lịch sử quan h ệ của Kambuja v ới Chămpa vẫn tiếp nối nhưng k hông thiên về mối quan hê ̣ bang giao , hòa hảo mà thiên về quân sự, chiến tranh . Các cuộc giao tranh với Chămpa vẫn được các quốc vương Kambuja tiếp tục vào thời gian sau . Trong công trình nghiên cứu của Lawrence Palmer Briggs có viế t về trâ ̣n chiến “Tất cả lực lượng quân đội của vua được huy động cho việc bắt đầu cuộc chiến với Chămpa, trước sự chỉ đạo đầy quả quyết của quốc vương nên lợi thế nghiêng về quân đội của vua” [55, pg. 134]. Điều này đư ợc ghi lại ở hai bi ký khác nhau của cùng một thời kỳ. Mối quan hê ̣ diễn ra khá là căng thẳng giữa Kambuja và Chămpa trong

khoảng thời gian dài . Các tài liệu bi ký đã viết khá nhiều về nội dung này . Trong thời kỳ tri ̣ vì đầu tiên của vương triều Rajendravarman , trướ c những áp chế của Kambuja “qu ốc vương Chămpa thể hiện sự tôn kính và thần phục với tước vị của vua Kambuja. Vương quốc Chămpa chịu ảnh hưởng lớn bởi sự xâm chiếm của Rajendravarman II” [55, pg. 134]. Thờ i kỳ này , quốc vương Chămpa thể hiện sự tôn trọng với Jayavarman V khi ông lên ngôi . Mă ̣t khác cũng trong các biện pháp ngoại giao , Chămpa cũng tranh thủ mối quan hê ̣ bang giao trong khu vực và sức ma ̣nh kiềm tỏa lẫn nhau của các vương quốc trong khu vực nên trong khoảng thế kỷ X không ít các xứ đoàn đã được cử đi tới Trung Hoa tăng thêm tình hòa hiếu .

Dưới thời kỳ trị vì của vua Udayadityavarman II và Harshavarman III (1050-1080), Kambuja tiến hành tiếp các cuô ̣c chi ến tranh với Chămpa và các quốc gia phía Nam từ năm 1050 đến năm 1051. Về chính tri ̣, trong thế kỷ XI , Panduranga của Chămpa ở trong tình trạng nửa độc lập, khi đó quốc vương không làm chủ được hoàn toàn quyền lực của Chămpa , một phần Kambuja vẫn ta ̣o lâ ̣p mô ̣t sự ảnh hưởng lớn ở vương quốc. Chămpa vẫn thực hiê ̣n được

quyền kiểm soát và chi phối hoa ̣t đô ̣ng ở phương Bắc. Chính trong khoảng thời gian này có tình trạng bất ổn diễn ra ở Panduranga và ở phía Nam Campuchia. Theo một vài bi ký của Po Klang Garai, Phan-rang, có niên đại 1050 có đề cập trong công trình nghiên cứu của Majumdar: “Trong khoảng năm 1050 hoă ̣c trong thời gian s ớm hơn một chút, một ông vua hùng mạnh Jaya Paramesvarman đã lên ngôi ở Chămpa và con trai của ông , Yuvaraja Mahasenapati, đã bị chinh phục bởi Panduranga” [55, pg. 168-169]. Một tấm

Một phần của tài liệu Quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ Ăngkor (802-1432 (Trang 38)