Mối quan hệ củaKambuja với Đại Việt thời kỳ Ăngkor(802-1432)

Một phần của tài liệu Quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ Ăngkor (802-1432 (Trang 53)

6. Bố cu ̣c của luâ ̣n văn

2.2. Mối quan hệ củaKambuja với Đại Việt thời kỳ Ăngkor(802-1432)

2.2.1. Quan hệ triều cống và thương mại của Kambuja với Đại Việt

Mối quan hê ̣ triều cống và thương ma ̣i ở khu vực Đông Nam Á nói chung và mối quan hê ̣ của vương triều Ăngkor với Đa ̣i Viê ̣t nói riêng không đươ ̣c đề câ ̣p nhiều trong li ̣ch sử . Nếu như trước thế kỷ X , nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á tương đối trầm lắng , các hoạt động giao thương , trao đổi buôn bán có diễn ra nhưng diễn ra mô ̣t cách tản mản và nhỏ lẻ thì kể từ sau thế kỷ X đă ̣c biê ̣t là X -XV là khoảng thời gian li ̣ch sử đã chứng kiến mô ̣t thời kỳ phát triển khá sôi động của ngoại thương , hải thương các nước .

Thế kỷ XI , hê ̣ thống thương ma ̣i Biển Đông được hình thành và phát triển nhanh chóng . Cả Kambuja , Đa ̣i Viê ̣t và Chămpa đã vươn lên mô ̣t cách mạnh mẽ , hình thành nên các trung tâm quyền lực . Ở quốc gia của người Khơme kinh tế thương nghiê ̣p dần đóng mô ̣t vai trò không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế vương quốc . Mă ̣t khác, với vi ̣ trí quan tro ̣ng trong ma ̣ng lưới hải thương khu vực nên kinh tế thương nghiệp đã vươn lên thành nền kinh tế thứ hai sau nông nghiê ̣p đóng góp cho sự phát tri ển kinh tế của quốc gia Đại

Viê ̣t. Quan hê ̣ thương ma ̣i của các vương quốc thời kỳ này có thể diễn ra dưới hai hình thức : thương ma ̣i quan phương , có các thương đoàn thực hiện buôn bán, trao đổi sản phẩm khác nhau thu về lợi nh uâ ̣n và mô ̣t hình thức phổ biến hơn thương ma ̣i phi quan phương . Xét trên một phương diện nào đó , hoạt đô ̣ng triều cống cũng được xem như là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng trao đổi hàng hóa trong giao thương . Vì bản chất là các phái đoàn triều cống mang tới các vâ ̣t phẩm có giá trị và vương quốc được nhận cũng ban cho các vật phẩm có giá trị tương đương để tỏ tình hòa hiếu . Chính vì vậy mà mối quan hệ bang giao và thương ma ̣i thường đi liền với nhau và thời kỳ này hoạt động của các phái đoàn ngoa ̣i giao của các vương quốc thường đi kèm với các hoa ̣t đô ̣ng của thương nhân.

Trướ c khi mối quan hê ̣ thương ma ̣i giữa Kambuja và Đa ̣i Viê ̣t đươ ̣c xác lâ ̣p mô ̣t cách rõ ràng thì từ thế kỷ IX m ối liên hệ giữa hai nước được duy trì dưới da ̣ng quan hê ̣ triều cống . Thời gian này mă ̣c dù nước ta vẫn chi ̣u sự áp chế của nhà Đường , các sứ đoàn của Chân La ̣p tới Giao Châu là để tiến cống chính quyền Đa ̣i Viê ̣t đô hô ̣ phủ . Qua đây ta cũng phần nào thấy được quốc vương Kambuja ý thức được vi ̣ trí quan tro ̣ng của Đa ̣i Viê ̣t. Với chính quyền Phương Bắc , Đa ̣i Viê ̣t đươ ̣c xem là cửa ngõ bang giao và thông thương với các quốc gia ở Phương Nam . Thực vâ ̣y t rong lô ̣ trình hải thương khu vực Đông Nam Á, nước ta có vi ̣ trí tro ̣ng yếu và giành được nhiều sự quan tâm .

Nếu như dưới thời kỳ Bắc thuô ̣c mối liên hê ̣ giữa hai vương quốc

Kambuja và Đa ̣i Viê ̣t chỉ thuần túy trên phương diê ̣n hoa ̣ t đô ̣ng triều cống , thì kể từ khi nước ta dành được đô ̣c lâ ̣p mối quan hê ̣ giữa hai quốc gia có dự

chuyển biến rõ rê ̣t . Từ thế kỷ XI –XV, ngoài việc tiếp tục tiến hành các hoạt đô ̣ng triều cống bên ca ̣nh đó đẩy ma ̣nh ho ̣a đô ̣ ng giao thương. Mối quan hê ̣ đó diễn ra mô ̣t cách phong phú , đa da ̣ng, dưới nhiều hình thức khác nhau . Cụ thể như trong hoa ̣t đô ̣ng thương ma ̣i , chính sử đã ghi chép: “Tháng giêng năm đầu Đại Trung Tường Phù (1008). Tháng 9, Giao Châu vương tâu nói có hai

người lái buôn Chân Lạp, bị Giao Châu sảnh trục xuất, trốn đến xin gia nhập tịch làm dân bản châu. Chân Tông nói: “Người phương xa vì cùng đường nên phải chạy đến quy phụ, xuống chiếu cấp y phục, tiền bạc và khiến sứ dẫn về nước.” [40, pg. 234]. Nhìn nhận mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia thời kỳ này chủ yếu là mối quan hê ̣ phi quan phương và các hoa ̣t đô ̣ng do các nhóm thương nhân nhỏ lẻ tiến hành , không phải là các hoa ̣t đô ̣ng quy mô chính thức mang tính nhà nước. Có thể chính vì các hoạt động thương mại ngoài luồng như vậy nên các thương nhân đã không nhận được sự chào đón và ủng hộ của chính quyền Đaị Việt , thâ ̣m trí gă ̣p phải sự ngăn cấm và trục xuất chăng?

Mô ̣t vấn đề đươ ̣c đă ̣t ra là điều gì đã thu hút các thương nhân Kambuja vươ ̣t những khó khăn tới Đa ̣i Viê ̣t buôn bán mă ̣c dù cũng không hề nhâ ̣n được sự rô ̣ng mở của chính quyền? Dưới thời nhà Lý (1009 - 1225) các cảng thị ở Nghê ̣ An đóng vai trò qua n tro ̣ng trong hải trình buôn bán của các thương thuyền Trung Hoa đi xuống vùng biển phía Nam . Thương nhân Kambuja thông qua mạng lưới này góp phần trao đổi hàng hóa từ Trung Hoa xuống vào nội hạt quốc gia mình thông qua tuyến đường bô ̣ tới điểm cực nam của Đa ̣i Viê ̣t.

Vương quốc Kambuja luôn đă ̣t mối quan hê ̣ thương ma ̣i với Đa ̣i Viê ̣t đă ̣c biê ̣t là vùng Nghê ̣ An - Hà Tĩnh ở vị trí quan trọng trong mối tương quan với các quốc gia Đông Nam Á khác . Về vi ̣ trí của Nghê ̣ An - Hà Tĩnh, John K. Whitmore nhâ ̣n đi ̣nh : “Vùng phía Nam lãnh thổ của Đa ̣i Viê ̣t nằm bên bờ của vùng biển Giao Chỉ có vị trí trung gian trên con đường thương mại quốc tế . Vùng biển này trải dài từ vùng Đông Nam Trun g Hoa qua Vi ̣nh Bắc Bô ̣ đi tới Chămpa. Khu vực phía Nam của duyên hải Đa ̣i Viê ̣t vốn có quan hê ̣ bền chă ̣t với tuyến đường thương ma ̣i này , đă ̣c biê ̣t là vùng Nghê ̣ An . Nghê ̣ An nằm vi ̣ trí trung tâm của biển Giao Chỉ nên có sự gắn k ết chặt chẽ với vùng biển Chămpa ở phía Nam , với Chân La ̣p và Ăngkor qua vùng núi miền Tây xuôi

xuống vùng ha ̣ lưu Mê Kông với Hải Nam qua vùng biển phía Đông qua trung tâm của Đa ̣i Việt ở mặt phía Bắc” [53, pg. 110].

Qua các sự kiê ̣n li ̣ch sử cho thấy mối quan hê ̣ thương ma ̣i Đông Tây qua khu vực Nghê ̣ - Tĩnh được thiết lập từ khá sớm . Tác giả Momoki Shiro nhâ ̣n đi ̣nh “Mối quan hê ̣ thương ma ̣i này được thiết lâ ̣p từ thời nhà Đường thế kỷ VIII, con đường bắt đầu từ các cảng phía Nam Trung Hoa , vòng qua vùng biển phía Đông của đảo Hải Nam để nhâ ̣p vào các cảng thuô ̣c vùng duyên hải Bắc Trung Bô ̣ , tiến vào sâu trong vùng núi biên giới phía Tây Nghê ̣ - Tĩnh bằng đường sông qua dãy Trường Sơn tới khu vực phía Bắc của Lục Chân Lạp, sau đó tiến theo đường thủy do ̣c sông Mê Kông xuống vù ng kinh đô Ăngkor, nơi ngự tri ̣ của vương quốc Khơme ”[30, tr.318]. Với những thành tựu trong nghiên cứu các ho ̣c giả đã chứng minh được vai trò quan tro ̣ng của Nghê ̣ Tĩnh trong hê ̣ thống thương ma ̣i biển Đông giai đoa ̣n sớm đă ̣c biê ̣t là thế kỷ XI -XIV. Sau khi Đa ̣i Viê ̣t giành đô ̣c lâ ̣p vi ̣ trí này tiếp tục được củng cố: “Miền Trung Viê ̣t Nam là cửa ngõ củ a các hoa ̣t đô ̣ng giao thương đường thủy trong khu vực , nơi hầu hết các thương nhân , khách hành hương và các đoàn triều cống đă ̣t chân tới trước khi theo đường sông tới Giao Chỉ (Việt, Giao Châu)” [56, pg. 85]. Kambuja và Đa ̣i Viê ̣t đư ợc nối kết bởi tuyến giao lưu Đông Tây. Như vâ ̣y, có thể thế kỷ X – XIV, Nghê ̣ - Tĩnh đóng vai trò là cửa ngõ mở ra biển Đông của quốc gia Kambuja .

Thế kỷ XI , Ăngkor của người Khơme sớm hình thành và trở thành đế chế hùng ma ̣nh cùng với đó Đa ̣i Viê ̣t cũng cũng hình thành và phát triển thành quốc gia hùng ma ̣nh sau thời gian đấu tranh lâu dài khôi phục gi ành quyền tự chủ. Chính vì vậy nên việc mở rộng thêm mạng lưới thương mại phía Tây - Đông qua vùng Nghệ Tĩnh để kết nối hai trung tâm kinh tế là điều cần thiết . Thời kỳ này, quốc vương Suryavarman I (1012 – 1050) có sự nỗ lực mở rộng các mối giao lưu thương mại đặc biệt là với Đại Việt . Chân La ̣p có tác đô ̣ng và ảnh hưởng lớn tới mối quan hê ̣ thương ma ̣i Đông Tây .

Từ thế X tới XI, “mă ̣c dầu Chân La ̣p là mô ̣t quốc gia nông nghiê ̣p canh tác lúa nước là chủ yếu nhưng tất các các hoạt động khác có tác dụng thuận lơ ̣i cho sức ma ̣nh kinh tế củ a vương quốc đều được khuyến khích ” [54, pg. 71]. Thương mại ngày càng được để ý , quan tâm và trú tro ̣ng hơn từ triều vua Harsavarman I (922) tớ i Harsavaman III (1071), đến triều vua Suryavarman I (1012). Vương triều Ăngkor song song vớ i quá trình mở rô ̣ng lãnh thổ , quan hê ̣ thương ma ̣i với các quốc gia trong khu vực cũng được hình thành phát

triển và mở rô ̣ng , thiết lâ ̣p chă ̣t chẽ ta ̣o nên ma ̣ng lưới thương ma ̣i phát triển cực thi ̣nh tro ̣ng thời kỳ này và là tiền đề vững chắc ở những thời kỳ sau .

Chân La ̣p có nhu cầu mở rô ̣ng ma ̣ng lưới thương ma ̣i . Chính vì vậy , vị thế của các cảng thi ̣ Nghê ̣ - Tĩnh thể hiện vài trò quan trọng hơn . Trong con đường thương ma ̣i Đông Tây có sự góp mă ̣t không thể thiếu của người Khơme, thâ ̣m trí các thương nhân Khơme đã băng qua dải Trường Sơn tiếp câ ̣n với khu vực Nghê ̣ - Tĩnh của Đại Việt . Triều Suryavarman I (1012) có tác đô ̣ng tích cực cho mối quan hê ̣ thương ma ̣i Đông – Tây này, đức vua quan tâm hơn với khu vực lãnh thổ phía Đông Bắc , khu vực tiếp giáp với cực nam của Đại Việt . Mă ̣t khác, quốc vương Ăngkor còn hướng tới các mục tiêu là các nguồn lợi từ biển mang lại thông qua mối liên hệ Đông Tây đó.

Những tư liê ̣u ghi chép la ̣i về mối quan hê ̣ giao thương của Kambuja hướng tới Đa ̣i Viê ̣t mă ̣c dù không nhiều nhưng cũng góp phần xác lâ ̣p sự hiểu biết của chúng ta về mối liên hê ̣ kinh tế giữa hai quốc gia trong li ̣ch sử . Mô ̣t nghi vấn đă ̣t ra là các hoạt động giao thương đó là mối quan hệ một chiều hay mối quan hệ hai chiều? Nếu như ở trên trong các ngu ồn thư tịch cổ Việt Nam đã phản ánh các hoạt động buôn bán “phi quan phương” của Kambuja thì trong các nguồn tư liệu văn bia Kambuja cũng cung c ấp thông tin về các hoạt động thương mại tích cực của thương nhân người Đa ̣i Vi ệt ở quốc gia này. “Trong mô ̣t bi ký từ Ban That (Băn Thắt đông bắc của Chân La ̣p ) được dựng dưới thời vua Jayavarman VI (1080 – 1107) đã chỉ ra rằng thuyền mui hay xà

lan đã hoa ̣t đô ̣ng phổ biến ở lưu vực sông Mê kông ” [38, tr. 53-54]. Xà lan có thể là mô ̣t loa ̣i phương tiê ̣n được sử dụng chuyển chở hàng hóa trên đoa ̣n

sông Mê Kông , một phần của tuyến thương m ại Đông Tây này . Trong khi có mô ̣t nguồn tư liê ̣u khác ghi la ̣i : “Thương nhân người Viê ̣t được chép trong tấm bia Phum Mien (năm 987) có thể đã sử dụng con đường sông Mê Kông để đến Chân Lạp , họ khởi hành từ Nghệ An qua Hạ Trại , xuôi xuống ha ̣ lưu sông Mê kông” [54, pg. 173]

Thời kỳ này , đan xen vớ i các hoa ̣t đô ̣ng thương ma ̣i của các thương nhân thì vương triều Ăngkor vẫn tiến hành cử các phái đoàn triều cống tới Đa ̣i Viê ̣t. Thông qua việc các phái đoàn triều cống của Kambuja tới Đại Việt, quốc vương muốn thắt chă ̣t hơn nữa sự gắn kết , giao hảo giữa hai quốc gia . Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Nhâm Tý, (Thuận Thiên) năm thứ 3 (1012), (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 5), nước Chân Lạp đến cống” [4, tr. 243]. Giáp Dần, (Thuận Thiên) năm thứ 5 (1014), (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7), nước Chân Lạp sang cống” [4, tr. 244]. “Canh Thân, (Thuận Thiên) năm thứ 11 (1020), Tống Thiên Hy năm thứ 4). Mùa hạ, tháng 4, nước Chân Lạp đến cống” [4, tr. 246]. “Ất Sửu, (Thuận Thiên) năm thứ 16 (1025) (Tống Thiên Thánh năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, nước Chân Lạp sang cống” [4, tr. 247]. “Bính Dần (Thuận Thiên) năm thứ 17 (1026), (Tống Thiên Thánh năm thứ 4). Mùa Đông, tháng 11, nước Chân Lạp sang cống” [4, tr. 247]; “Quý Dậu, (Thiên Thành) năm thứ 6 (1033), (Tống Minh Đạo năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, nước Chân Lạp sang cống” [4, tr. 255]; Kỷ Mão, (Thông Thụy) năm thứ 6 (1039), tháng 12, nước Chân Lạp sang cống” [3, tr. 261]; “Bính Thân, (Long Thụy Thái Bình) năm thứ 3 (1056), (Tống Gia Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng nước Chân Lạp sang cống” [4, tr. 271].

Theo số liê ̣u thống kê dựa vào Đại Viê ̣t sử ký toàn thư trong suốt thời kỳ thời Lý trong 183 năm (1012-1195) vương quốc Kambuja c ử phái đoàn đến Đại Việt triều cống 24 lần trong khi đó tới Trung Quốc 5 lần. Như vậy

hơn bảy năm Chân Lạp lại đến triều đình Đại Việt tiến cống một lần. Trong đó bốn l ần phái đoàn Chân Lạp đến tiến cống hai năm liên tiếp: năm 1025- 1062, 1056-1057, 1134-1135 và 1194 và 1195 và khoảng thời gian lâu nhất giữa hai lần triều cống là 39 năm (1153-1191). Một điểm đáng chý ý là số lần triều cống của Chân Lạp nhiều hơn lần triều cống của Champa tới Đại Việt thời Lý. Trong thời Lý, Chămpa tiến cống Đại Việt 22 lần. Như vậy số lần tiến cống của Chân Lạp đến triều đình nhà Lý nhiều hơn số lần tiến cống c ủa Chămpa, một quốc gia có mối liên hệ mật thiết với Đại Việt trên các phương diện chính trị, văn hóa với Đại Việt thời kỳ này. Dựa vào những so sánh trên phần nào chúng t a thấy được Kambuja đă ̣t Đa ̣i Viê ̣t ở vi ̣ trí quan tro ̣ng trong mối tương quan với các quốc gia Đông Nam Á và Trung Hoa .

Theo nhà nghiên cứu Li Tanna “Miền Trung Việt Nam đồng thời đóng vai trò cầu nối giữa Campuchia và nam Trung Hoa. Điều này giúp chúng ta giải thích nguyên do tại sao các vị vua Khơme thường gửi cống phẩm đến Đại Việt 19 lần nhiều hơn đến nhà Tống (5 lần) [56, pg. 85]. Suryavarman II là nhà vua đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (tức nhà Tống: 960- 1279). Phái bộ sứ thần đầu tiên của vua được tiếp đón vào năm 1116. Phái đoàn thứ hai vào năm 1120. Tám năm sau đó, khi phái bộ thứ ba đến hoàng đế Trung Hoa đã phong tước hiệu cao cho “vua Chân Lạp”. Từ năm 1136 đến 1146 đã có cuộc thảo luận về những khó khăn trong thương mại và những khó khăn đã được giải quyết một cách hòa bình” [16, tr.191]. Trong mối tương quan so sánh phái đoàn Chân Lạp tới Trung Hoa 5 lần nhưng tới Đại Việt gấp 5 lần cho thấy tầm ảnh hưởng quan trọng của Đại Việt tới Chân Lạp. Mặt khác mối quan hệ bang giao - chính trị có mối liên hệ cực kỳ quan trọng với các mối quan hệ giao thương, đặc biệt là ngoại thương. “Sứ bộ các nước láng giềng tới Đại Việt là một nguồn lợi thiết yếu và để đảm bảo cho sự liên tục của nó, những nỗ lực đáng kể được tăng cường nhằm quản lý vùng biên viễn và các mạng lưới buôn bán mà chúng vốn là một bộ phận” [56, pg. 320]. Với

9 lần Chân Lạp muốn mang quân chiếm Nghệ An ngoài mục đích cướp phá nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú của vùng đất, giới cầm quyền Chân Lạp còn mong muốn nắm giữ vùng hải cảng quan trọng là cửa ngõ để Chân Lạp có thể dự nhập vào hệ thống thương mại biển Đông giai đoạn sớm. Trong Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại: “năm 1132, viên quan Trần Lưu bắt giữ ba người Nghệ An đem bán cho Chân Lạp. Việc mua bán người lén lút giữa Chămpa và Chân Lạp cho thấy mối quan hệ phi quan phương giữa hai quốc gia trên lãnh thổ Đại Việt. Sự kiện này rất có ý nghĩa khi đặt trong mối tương quan, trong bối cảnh việc buôn bán nô lệ ở vùng biển Giao Châu trong suốt thế kỷ XI- XIV, mà theo như quan điểm của Li Tanna cũng như Momoki Shiro, Đại Việt đã tham gia vào mạng lưới này, ít nhất là với vị trí là một địa

Một phần của tài liệu Quan hệ của Kambuja với các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ Ăngkor (802-1432 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)