0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đặc tính hóa học của dịch tương cá mú cọp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA HỌC CỦA TINH TRÙNG CÁ MÚ CỌP EPINEPHELUS FUSCOGUTTATUS (FORSSKAL, 1775) (Trang 39 -39 )

Các đặc tính hóa học của dịch tương cá mú cọp được trình bày trong Bảng 3.3. Có thể thấy rằng Natri và Clo là hai ion chiếm ưu thế nhất trong dịch tương cá mú cọp (176,72±2,616 mmol/L Na+ và 122,45±4,815 mmol/L Cl-). Dịch tương cá mú cọp có áp suất thẩm thấu 331,14±5,640 mOsm/kg, pH = 8,09±0,195 và độ mặn 27,86±1,952 ppt.

Bảng 3.3: Các đặc tính hóa học của dịch tương cá mú cọp (n=7)

Đặc tính hóa học N Thấp nhất Cao nhất GTTB±SD Ion Na (mmol/L) 7 173,24 180,55 176,72 ± 2,616 Ion K (mmol/L) 7 5,26 9,26 7,08 ± 1,699 Ion Cl(mmol/L) 7 115,35 129,62 122,45 ± 4,815 Ion Mg (mmol/L) 7 12,28 17,32 15,07 ± 1,586 Ion Ca (mmol/L) 7 2,25 4,23 2,93 ± 0,740 Protein (g/L) 7 1,22 1,39 1,28 ± 0,067 Áp suất thẩm thấu (mOsm/kg) 7 323,00 338,00 331,14 ± 5,640

pH 7 7,80 8,30 8,09 ± 0,195 Độ mặn (ppt) 7 25,00 30,00 27,86 ± 1,952

Các thành phần vô cơ của dịch tương đã được xác định là thành phần chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Sự hiện diện hay vắng mặt của chúng sẽ ảnh hưởng đến độ pH, áp suất thẩm thấu và sự kích hoạt vận động của tinh trùng [12, 16, 17, 23, 28, 36, 38, 61, 69]. Đây cũng là một trong những thông số có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu tạo ra chất bảo quản nhân tạo sử dụng để bảo quản tinh trùng loài cá này.

Giống như một số loài cá xương biển khác thì thành phần dịch tương cá mú cọp bao gồm năm ion Natri, Kali, Clo, Canxi và Magie, trong đó Natri và Clo là hai ion hiện diện với nồng độ cao [48, 56]. Thêm vào đó, áp suất thẩm thấu của dịch tương lớn hơn 300 mOsm/kg, giá trị này thấp hơn nhiều so với nước biển và nó đủ thấp để ngăn chặn khả năng vận động của tinh trùng; điều này cho biết rằng hoạt lực tinh trùng cá biển phụ thuộc vào môi trường ưu trương [19, 29, 57].

Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, có sự khác biệt giữa các thành phần có trong dịch tương cá mú cọp so với nhiều loại cá xương biển khác như cá bò da

Thamnaconus modestus, cá đù vàng Larimichthys polyactis [54, 55]; sự khác biệt này so với các nghiên cứu trước đây có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm chu kỳ sinh sản của đối tượng nuôi [11, 78], thời điểm tạo tinh và tiết tinh trong mùa vụ sinh sản, giai đoạn phát triển tinh trùng trong tinh sào [37, 67], kích thích sinh sản, phương pháp vuốt tinh, thời điểm lấy mẫu [12, 13, 17] và sự nhiễm bẩn tạp chất với nước tiểu và phân cá trong thời gian lấy mẫu [78].

Sự tương quan giữa các đặc tính hóa sinh trong dịch tương cá mú cọp được thể hiện trong Bảng 3.4. Trong đó, độ pH có tương quan với ion Kali và Natri (P < 0,05).

Bảng 3.4: Tương quan giữa các đặc tính hóa học trong dịch tương cá mú cọp (n=7)

Na+ K+ Cl- Mg2+ Ca2+ Protein ASTT pH

K+ -0,549* - - - - Cl- 0,423 -0,216 - - - - Mg2+ -0,303 0,104 -0,978* - - - - -

Ca2+ 0,332 -0,458 0,219 -0,100 - - - - Protein -0,151 0,799* 0,076 -0,217 -0,394 - - - ASTT -0,117 -0,245 0,513 -0,612 0,211 0,088 - - pH 0,585* -0,948* 0,430 -0,310 0,544* -0,728* 0,350 - Độ mặn -0,153 -0,353 0,018 0,089 0,054 -0,728* -0,134 0,431 *Tương quan P<0,05

Các thông số hoạt lực của tinh trùng cá mú cọp sau khi pha loãng ở nước biển nhân tạo ở tỉ lệ 1:100 (tinh trùng: nước biển nhân tạo) được thể hiện trong Bảng 3.5. Có thể thấy rõ ràng, có trung bình 93,1±0,86 % tinh trùng hoạt lực với vận tốc 140,1±1,47 µm/s trong thời gian 557,0±7,55 s.

Bảng 3.5: Các thông số hoạt lực tinh trùng cá mú cọp

Hoạt lực tinh trùng N Thấp nhất Cao nhất GTTB±SE

Phần trăm hoạt lực (%) 7 90,0 95,0 93,1 ± 0,86 Thời gian hoạt lực (s) 7 526,0 578,0 557,0 ± 7,55 Vận tốc tinh trùng (µm/s) 7 135,0 145,0 140,1 ± 1,47

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, thời gian hoạt lực của tinh trùng cá mú cọp ( 10 phút) dài hơn so với cá đù vàng Larimichthys polyactis (>4 phút) [56] và ngắn hơn so với thời gian hoạt lực của tinh trùng cá bơn Scophthalmus maximus (17 phút) [72] và cá mú đen

Epinephelus malabaricus (40 phút) [36]. Các thông số hoạt lực tinh trùng như phần trăm hoạt lực, vận tốc và thời gian hoạt lực tinh trùng có thể khác nhau ở các loài tùy theo mùa vụ sinh sản [28], thành phần các ion hoặc áp suất thẩm thấu và pH của dịch tương [14, 16]. Những thông số này có thể được dùng như các chỉ thị cho chất lượng tinh trùng và có thể giúp chọn được tinh trùng tốt cho sinh sản nhân tạo.

Phân tích tương quan giữa các thông số hoạt lực cá mú cọp cho thấy không có sự tương quan giữa các thông số hoạt lực và thời gian, hoạt lực và vận tốc (P>0,05); nhưng tương quan thể hiện ở thời gian hoạt lực với vận tốc tinh trùng (P<0,05) (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Tương quan giữa các thông số hoạt lực tinh trùng cá mú cọp

Phần trăm hoạt lực Thời gian hoạt lực

Phần trăm hoạt lực - -

Thời gian hoạt lực -0,386 - Vận tốc tinh trùng 0,243 0,690*

*Tương quan P<0,05

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA HỌC CỦA TINH TRÙNG CÁ MÚ CỌP EPINEPHELUS FUSCOGUTTATUS (FORSSKAL, 1775) (Trang 39 -39 )

×