Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc tính lý, hóa học của tinh trùng cá mú cọp epinephelus fuscoguttatus (forsskal, 1775) (Trang 29)

Những nghiên cứu về hoạt lực của tinh trùng cá ở Việt Nam còn rất hạn chế. Các nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bảo quản tinh ở một số loài như cá tra, cá trê đen và cá chép. Và việc đánh giá hoạt lực cũng như xác định một vài thông số lý học của tinh trùng cá chỉ áp dụng sau bảo quản. Nguyễn Minh Thành và ctv [5] đã nghiên cứu bảo

quản tinh cá tra Pangasianodon hypophthalmus dài hạn bằng nitơ lỏng. Trái lại với cá nước ngọt thì trên cá biển đã có nhiều công trình nghiên cứu trên sinh sản nhân tạo, ương nuôi ấu trùng và nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, hiệu quả mà những nghiên cứu này đem lại chưa cao. Vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng các thông số nêu trên. Gần đây nhất, nghiên cứu về phân tích các đặc điểm lý hóa học của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn, cá hồng bạc và một số đối tượng cá nước ngọt đã và đang được thực hiện bởi Lê Minh Hoàng – trường Đại học Nha Trang. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều công trình nghiên cứu được công bố và được áp dụng tại Việt Nam. Mặc dù, trong những năm gần đây, cá mú cọp đã được các nhà khoa học và người nuôi tiến hành cho sinh sản nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao do thiếu thông tin nghiên cứu về tối ưu hóa các điều kiện cần thiết cho sinh sản nhân tạo. Vì thế, nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho việc cải thiện hiệu quả sản xuất giống nhân tạo cả về năng suất và chất lượng con giống.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc tính lý, hóa học của tinh trùng cá mú cọp epinephelus fuscoguttatus (forsskal, 1775) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)