Đặc tính lý học của tinh trùng cá mú cọp

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc tính lý, hóa học của tinh trùng cá mú cọp epinephelus fuscoguttatus (forsskal, 1775) (Trang 38)

Thể tích tinh dịch của cá mú cọp dao động từ 26 - 48 mL/cá thể đực (trung bình 38,7±8,37). Mật độ tinh trùng dao động từ 29 – 38 x 109 tb/mL (trung bình 33,1±2,91 x 109). Tổng số tinh trùng là 858 – 1610 x 109 tb/cá thể đực (trung bình 1286,3 ± 323,83 x 109). Độ quánh của các mẫu tinh dịch là 88 – 95% (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Các đặc tính lý học của tinh dịch cá mú cọp Đặc tính lý học N Thấp nhất Cao nhất GTTB ± SD Độ quánh (%) 7 88 95 92,3 ± 2,63 Thể tích (mL/cá thể) 7 26 48 38,7 ± 8,73 Mật độ (x109 tb/mL) 7 29 38 33,1 ± 2,91 Tổng số tinh trùng (x109 tb/cá thể) 7 858 1610 1286,3 ± 323,83 Kết quả phân tích trên cho thấy, thể tích tinh dịch và mật độ tinh trùng cá mú cọp

Epinephelus fuscoguttatus cao hơn so với nhiều loài cá khác đã được báo cáo bao gồm: cá bơn Scophthalmus maximus, cá hồi nâu Salmo trutta caspius, cá rô Châu Âu Perca fluviatilis, cá Brycon siebenthalae, cá hồi vân Oncorhynchus mykiss, cá đối mục Mulgi cephalus, cá bò da Thamnaconus modestus, cá đù vàng Larimichthys polyactis và cá mú đen Epinephelus malabaricus [21, 26, 32, 37, 49, 54, 55, 72]. Tuy nhiên, mật độ tinh trùng của cá mú cọp lại thấp hơn cá bơn Pseudopleuronectes yokohamae [30] và cá rô vàng Perca flavescens [28]. Bên cạnh đó, độ quánh của tinh dịch cá mú cọp thấp hơn cá đối mục Mulgi cephalus [26], cá đù vàng Larimichthys polyactis [55] và cao hơn so với cá bơn Scophthalmus maximus [72] và cá hồi biển Cynoscion nebulosus [31]. Các quan sát này khác biệt so với một số nghiên cứu khác là do một số yếu tố như độ tuổi và khối lượng của cá đực [52, 53, 78], điều kiện nuôi, dinh dưỡng, mùa vụ sinh sản, phương pháp kích thích sinh sản, tập tính sinh sản của cá đực [37, 51, 67], phương pháp và thời điểm lấy mẫu [78].

Có sự tương quan chặt chẽ giữa chiều dài và khối lượng của cá thể đực; thể tích tinh dịch và khối lượng cá đực; và đặc biệt hơn là độ quánh và mật độ tinh trùng (Bảng 3.2). Chính vì vậy, độ quánh của tinh trùng có thể được sử dụng như một thông số để đánh giá nhanh mật độ tinh trùng cá mú cọp.

Bảng 3.2: Tương quan giữa các đặc tính lý học của tinh trùng cá mú cọp (n=7) Khối lượng Chiều dài Thể tích Mật độ Độ quánh

Khối lượng - - - - - Chiều dài 0,941* - - - - Thể tích 0,657* 0,390 - - - Mật độ 0,441 0,515* 0,146 - - Độ quánh 0,324 0,532* 0,272 0,800* - Số lượng tinh trùng 0,731* 0,524* 0,933* 0,492 0,047 *Tương quan P<0,05

Kết quả tương quan giữa độ quánh tinh dịch và mật độ tinh trùng cũng được tìm thấy ở cá hồi vân Oncorhynchus mykiss [49], cá rô vàng Perca flavescens [21], cá bơn

Hippoglossus sp [78] và cá Melanogrammus aeglefinus [68]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên cá bơn Scophthalmus maximus [72] cho thấy không có sự tương quan nào giữa hai thông số này. Dựa vào kết quả nghiên cứu ở nhiều loài cá khác nhau, có thể kết luận rằng độ quánh là thông số xác định mật độ tinh trùng của cá nhanh và dễ dàng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc tính lý, hóa học của tinh trùng cá mú cọp epinephelus fuscoguttatus (forsskal, 1775) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)