Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước:

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại (Trang 46 - 48)

- Rủi ro ngoại hối: Đối với các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu, vấn đề tỷ giá

3.3.Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước:

Hoạt động TTXNK của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung luôn gắn chặt với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các cá nhân, tổ chức. Hoạt động TTXNK chỉ có thể phát triển được trong môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu thuận lợi, thông thoáng. Bù lại, TTXNK càng ít rủi ro, càng an toàn, càng nhanh chóng thì hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu càng cao. Để có thể tạo một môi trường thật sự thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển trong xu thế “Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới” cũng như để có thể tạo ra một dịch vụ TTXNK đạt tầm quốc tế với rất ít rủi ro cho tất cả các bên tham gia thông qua các giải pháp phòng chống, né tránh, giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại được đề cập ở trên, tác giả đề tài xin đưa ra một số kiến nghị đối với hoạt động quản lý ở tầm vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước như sau:

* Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan trên tinh thần thủ tục phải đơn giản hơn nữa, xử lý phải nhanh gọn hơn nữa, thủ tục hải quan điện tử phải được hoàn thiện thêm, đối tượng khai báo hải quan điện tử phải được mở rộng.

* Rà soát lại và hoàn thiện các chính sách thuế theo hướng chính sách thuế phải rõ ràng về ngành hàng, mức thuế, đối tượng chịu thuế, …

* Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm toán các doanh nghiệp theo định kỳ; Có sự phối kết hợp giữa Ngân hàng nhà nước với các cơ quan khác của Chính phủ như Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Cục Thống Kê, Cục Quản Lý Vốn trong việc theo dõi, giám sát và cập nhật một cách liên tục, chính xác, có hệ thống các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm giúp các ngân hàng thương mại nắm bắt và xác định đúng năng lực thực của doanh nghiệp trong lúc thực hiện hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

* Chính phủ cần thiết lập và thắt chặt quan hệ với nước ngoài, nhất là đối với các quốc gia có quan hệ ngoại thương với Việt Nam, để có sự phối kết hợp với các quốc gia này trong việc đưa ra những biện pháp hữu hiệu phòng tránh những rủi ro liên quan đến rửa tiền, lừa đảo, gian lận thương mại, không thanh toán tiền hàng...

* Ngân hàng nhà nước cần rà soát và chỉnh sửa những bất cập, tồn tại trong các qui định hiện hành về quản lý ngoại hối

* Mặt khác, Ngân hàng nhà nước cần có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn để các ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế có thể mua chúng một cách dễ dàng, giải quyết kịp thời nhu cầu ngoại tệ dành cho thanh toán với nước ngoài.

KẾT LUẬN

Trong suốt thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và đang tham gia tích cực vào nền kinh tế khu vực và hội nhập toàn cầu hóa. Chính vì thế, hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại không chỉ là một nghiệp vụ mang lại lợi ích khá lớn cho ngân hàng, mà còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá nhiều hạn chế, bất lợi về nguồn vốn và kinh nghiệm khi hòa mình vào “sân chơi chung” của thế giới với truyền thông và liên kết rộng khắp toàn cầu.

Qua quá trình phân tích, tìm hiểu thực tế về hoạt động TTXNK của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy rằng dù được xem là một trong những dịch vụ truyền thống của ngân hàng nhưng TTXNK chưa phát triển đúng với tiềm năng của nó. Cùng với tiến trình cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tiến trình tự do hoá tài chính theo lộ

trình thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ và gia nhập WTO, ngành Ngân hàng Việt nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, trong đó tài trợ xuất nhập khẩu là lĩnh vực có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ chủ yếu thông qua chất lượng và chủng loại sản phẩm, thời gian triển khai và chính sách bán hàng. Chính vì vậy, phát triển đa dạng các loại hình tài trợ xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng kịp thời và có thể đón đầu trước nhu cầu của khách hàng là yêu cầu cấp thiết đối với các Ngân hàng thương mại Việt nam.

Tuy nhiên, để triển khai được nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam được hiệu quả hơn thì bên cạnh sự nổ lực của bản thân từng Ngân hàng thì đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành,.. dựa trên những chiến lược tổng thể, cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt nam trong giai đoạn hội nhập .

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại (Trang 46 - 48)