Tình huống

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại (Trang 35 - 39)

Ngày 15/01/2011, Công ty A và Công ty B (Canada) ký hợp đồng ngoại thương lần đầu thông qua Công ty môi giới Q (Việt Nam).

Bên nhập khẩu: Công ty B (Canada) Bên xuất khẩu: Công ty A(Việt Nam) Ngân hàng nhà nhập khẩu: NH Z(Canada) Mặt hàng xuất khẩu: Cá tra đông lạnh Giá trị: 500,000 USD.

Phương thức thanh toán: DP

Hợp đồng chỉ định 2/3 Bill được xuất trình qua ngân hàng, 1/3 Bill gửi cho nhà nhập khẩu

Ngày 15/02/2011, Công ty A đem bộ chứng từ xuất theo phương thức DP trị giá 500,000 USD đến Ngân hàng X để xin chiết khấu 60% giá trị BCT.

- Khách hàng truyền thống, có uy tín, chưa từng phát sinh nợ quá hạn, quan hệ tín dụng với Ngân hàng X từ năm 2004.

- Khách hàng đã được cấp GHTD (bao gồm cho vay, chiết khấu, bảo lãnh) số tiền: 25 tỷ đồng

- Thời gian duy trì GHTD: đến 30/06/2011. - Biện pháp bảo đảm : Nhà đất, MMTB

- Tổng dư nợ tín dụng đến 15/02/2011: 16 tỷ đồng - GHTD còn được phép sử dụng: 11 tỷ đồng Xét riêng BCT:

Bộ chứng từ đúng, đủ theo quy định của hợp đồng ngoại thương. Tỷ lệ chiết khấu theo quy định của Ngân hàng

> Chi nhánh đồng ý chiết khấu BCT cho khách hàng theo nội dung sau: + Số tiền chiết khấu: 300,000 USD

+ Thời hạn chiết khấu: 40 ngày (15/02/2011 – 27/03/2011)

+ Biện pháp bảo đảm: Nhận thêm TSBĐ hình thành từ vốn vay là khoản phải thu từ BCT

Ngày 28/02/2011, không nhận được tiền thanh toán của NHZ. Ngân hàng X đánh điện tra soát sang NHZ thì phát hiện Công ty B là Công ty ma, đã nhận hàng hóa và bóc hơi. Ngân hàng X liên lạc với Công ty môi giới Q nhưng công ty này cũng bóc hơi. Khoản chiết khấu bị quá hạn do Công ty không kịp quay vòng vốn trả nợ ngân hàng, mất uy tín với ngân hàng.

Tình huống này vừa gây rủi ro cho khách hàng và cho ngân hàng. Nguyên nhân xảy ra tình huống trên.

Ngân hàng chủ quan trong việc thẩm định khách hàng mà không thẩm định tính khả thi của phương án chiết khấu. Nhận dạng rủi ro:

+ Khách hàng mới ký HĐ giao dịch lần đầu với bên nhập khẩu. Vì vậy chưa xác định được uy tín của bên nhập khẩu.

+ Hợp đồng chỉ định chỉ 2/3 vận đơn xuất trình qua ngân hàng là rất rủi ro. + Tiềm lực tài chính của khách hàng không đủ mạnh để có thể thanh toán các khoản chiết khấu, trong trường hợp tiền về không đúng hạn.

Cách hạn chế rủi ro:

Ngoài thẩm định tình hình tài chính, phải thẩm định kỹ những vấn đề sau: + Thẩm định kỹ bên nhập khẩu. Tham khảo lịch sử khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hạn chế việc chiết khấu đối với khách hàng mới thực hiện lần đầu (Đề xuất tối thiểu ít nhất 3 giao dịch ).

+ Thẩm định uy tín của bên môi giới (nếu có)

+ Thẩm định kỹ NH thanh toán. (Đề xuất hạng tín dụng từ A trở lên)

+ Hạn chế mức tối đa việc chiết khấu BCT theo DP trong trường hợp chỉ định 2/3 vận đơn xuất trình qua ngân hàng, 1/3 vận đơn gửi cho nhà nhập khẩu.

+ Ngoài việc kiểm tra BCT, đề nghị khách hàng cung cấp tờ khai xuất khẩu để kiểm tra việc thông quan của hàng hóa, đảm bảo chắc chắn hàng hóa đã được qua khu vực giám sát thông quan.

+ Check trực tiếp/qua mạng internet với hãng tàu để đảm bảo lịch trình xuất hành của tàu, đảm bảo vận đơn do hãng tàu phát hành, tránh rủi ro vận đơn giả

Đây là một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa:

- Nhà xuất khẩu (XK): Một công ty sản xuất quần áo ở Vũ Hán, Trung Quốc - Nhà nhập khẩu (NK): Một công ty ở Ả Rập Saudi

- Trị giá hợp đồng: USD 902,500.00 - Đơn giá hợp đồng: USD13.00/đơn vị

- Lợi nhuận nhà XK ước tính đạt được: 60% trị giá hợp đồng - Yêu cầu của nhà NK:

+ Một bảo lãnh thực hiện hợp đồng tương đương 10% giá trị hợp đồng, dẫn chiếu đến quyền tài phán của Ả Rập Saudi được nhà XK mở trước khi nhà NK mở LC

+ LC do nhà NK mở có thêm hai điều khoản: người nhận hàng trên B/L là ngân hàng phát hành và LC sẽ không được thanh toán cho đến khi ngân hàng phát hành nhận được tiền thanh toán từ nhà NK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân hàng A: Ngân hàng phát hành bảo lãnh và thông báo LC + Để phát hành bảo lãnh, ngân hàng A yêu cầu:

 Nhà XK đặt cọc 30% của trị giá hợp đồng, phần còn lại cam kết bằng văn bản, trên cơ sở đó ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà NK.

 Trên cơ sở bảo lãnh đối ứng, ngân hàng đại lý tại Ả Rập Saudi phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng có trị giá 10% hợp đồng mua bán cho nhà NK hưởng.

+ Về LC: ngay khi nhận được LC, ngân hàng A đã nhận ra những điều khoản bất thường và ngay lập tức thông báo đến nhà XK và lưu ý các điều khoản bất lợi

- Ngân hàng B: Ngân hàng tài trợ LC

+ Nhà XK không quan tâm đến các điều khoản bất lợi trên LC và xuất trình L/C gốc đến ngân hàng B để yêu cầu tài trợ trước khi giao hàng.

+ Do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nên Ngân hàng B không nghi ngờ gì, tiến hành giải ngân lần đầu USD400,000.00 cho nhà XK

- Mâu thuẫn xảy ra:

+ Sau khi giao hàng lần 1, nhà XK xuất trình chứng từ đến ngân hàng phát hành thông qua ngân hàng B, nhưng ngân hàng phát hành không phản hồi về tình trạng bộ chứng từ.

+ Sau nhiều lần tra soát, cuối cùng ngân hàng phát hành thanh toán USD190,000.00 nhưng lại từ chối trách nhiệm thanh toán phần còn lại của lô hàng trên vì họ chỉ nhận được USD190,000.00 từ nhà NK.

+ Không biết về lổ hổng của LC, nhà XK không hài lòng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng B. Tiếp theo,nhà XK quyết định xuất trình chứng từ của lần giao hàng thứ 2 (trị giá khoảng USD 200,000.00) qua Ngân hàng A.

+ Nhà XK cũng yêu cầu Ngân hàng A chiết khấu bộ chứng từ này như một phương thức tài trợ cho các lô hàng còn lại.

+ Sau khi kiểm tra, Ngân hàng A lưu ý nhà XK về những rủi ro tiềm ẩn và từ chối chiết khấu, nhưng đồng ýgửi chứng từ đến ngân hàng phát hành để đòi tiền. Một lần nữa, ngân hàng phát hành lại trì hoãn trong việc thanh toán.

+ Cuối cùng, ngân hàng phát hành thông báo rằng nhà NK yêu cầu chứng từ vẫn phải được giao cho nhà NKmà không có bất kỳ khoản thanh toán nào được thực hiện. Điều này có nghĩa rằng nhà XK sẽ tiếp tục không nhận được phần còn lại của L/C lên đến USD302.500.00. Đồng thời, Ngân hàng phát hành cũng thông báo nhà XK nếu chứng từ không được giao cho nhà NK thì nhà XK sẽ phải thanh toán 10% trị giá hợp đồng theo quy định trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng do không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Đến lúc này, Nhà XK quyết định gửi đơn kiện nhà NK.

- Kết quả:

+ Nhà XK gửi đại diện đến địa điểm kinh doanh của nhà NK để giải quyết tranh chấp. Với sự hỗ trợ của chứng từ, họ chứng minh nhà NK đã cố tình khiêu khích trong việc yêu cầu giao chứng từ mà không thanh toán trong khi họ vẫn còn nợ số tiền thanh toán cho lần giao hàng thứ nhất và khẳng định nhà NK là bên vi phạm hợp đồng.

+ Ngân hàng A cũng khẳng định nhà NK là bên vi phạm hợp đồng.

+ Không lâu sau đó, ngân hàng A nhận được thông báo về việc hủy thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng và nhà XK không còn trách nhiệm đối với bảo lãnh này nữa.

+ Về lô hàng thứ hai, sau khi không đạt được thỏa thuận về việc giảm giá hàng hóa, lô hàng này đã được trả về. Cuối cùng, nhà XK đã chịu thiệt hại nặng nề về cả thời gian và chi phí trong vụ việc này.

Kinh nghiệm rút ra từ trường hợp trên có thể được tóm tắt như sau:

- Phải thận trọng khi thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế có các điều kiện và điều khoản bất thường. Trong trường hợp trên, điều khoản bất thường trong L/C hàm chứa rủi ro về thanh toán. Do đó, các bên liên quan nên điều tra nguyên nhân về các điều kiện và điều khoản bất thường trong L/C để tu chỉnh hoặc có hướng xử lý thích hợp.

- Ngân hàng thông báo nên cẩn trọng trong việc kiểm tra các điều kiện và điều khoản trong L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng, đặc biệt lưu ý các điều khoản khác thường trong LC. Việc này giúp củng cố mối quan hệ với ngân hàng đại lý của mình cũng như nâng cao được dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

- Khi thực hiện tài trợ trước khi giao hàng, ngân hàng sẽ chịu toàn bộ rủi ro do khách hàng chỉ cầm cố LC. Theo đó, khi thực hiện một khoản vay như vậỵ, ngân hàng không những phải lưu ý đến khả năng trả nợ của người đi vay mà còn phải thận trọng xem xét các điều kiện và điều khoản của LC được tài trợ.

- Một LC không nên quy định việc thanh toán phụ thuộc vào các điều khoản khác ngoài bộ chứng từ xuất trình phù hợp, ví dụ như điều khoản “LC sẽ không được thanh toán cho đến khi ngân hàng phát hành nhận được tiền thanh toán từ người yêu cầu mở LC” hoặc các điều khoản tương tự. Với những điều khoản như thế, bộ chứng từ xuất trình phù hợp vẫn có thể sẽ không được thanh toán bởi vì việc thanh toán LC lúc này phụ thuộc vào thiện chí của người mở LC. Và trong trường hợp cụ thể nêu trên, ngân hàng phát hành đã không thanh toán cho nhà XK mà vẫn giao chứng từ cho nhà NK để nhận hàng. Rủi ro lúc này hoàn toàn thuộc về nhà XK.

- Trong trường hợp cụ thể của LC nêu trên, giá đơn vị của hàng hóa nhiều nhất cũng chỉ có USD5.00, trong khi giá mua là USD13.00/đơn vị. Trong thời đại truyền đạt và tiếp cận thông tin nhanh chóng như hiện nay, nhà NK khó có thể không quan tâm đến giá thị trường quốc tế. Vì thế, nhà xuất khẩu phải thật sự tỉnh táo trước bất kỳ một khoản lợi nhuận to lớn nào. Bởi vì đôi khi, những khoản lợi nhuận khổng lồ luôn hàm chứa trong đó những cạm bẫy.

2.3.3. Tình huống3

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại (Trang 35 - 39)