Thực trạng quản lý tài sản bảo đảm trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại (Trang 34 - 35)

khẩu tại Ngân hàng thương mại

Ngoài các tài sản bảo đảm được thực hiện trong quá trình cấp tín dụng như STK, bất động sản, MMTB, PTVT,… trong tài trợ thương mại các ngân hàng còn nhận tài sản hình thành từ vốn vay, cụ thể

2.2.1. Đối với tài trợ xuất khẩu

+ Trước khi giao hàng: Đối với phương thức tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng (Cho vay ứng trước tiền hàng), tài sản hình thành từ vốn vay là hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho để sản xuất hàng xuất khẩu được tài trợ từ vốn vay của Ngân hàng.

• Biện pháp quản lý tài sản bảo đảm: Thực hiện theo quy định của từng TCTD. Thông thường là cầm cố tại kho ngân hàng/thế chấp tại kho khách hàng/bên thứ ba.Lưu giữ chứng từ (hóa đơn, bảng kê mua hàng, hợp đồng,…) Mua bảo hiểm, Thuê bảo vệ trong giữ. Ký kết HĐTC/HĐCC, đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc xuất hàng phải có sự đồng ý của ngân hàng và ngân hàng giám sát chặt chẽ nhập xuất đảm bảo lượng nguyên vật liệu tương ứng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Định kỳ đánh giá lại chất lượng tài sản đảm bảo nợ vay.

• Việc nhận đảm bảo bằng hàng hóa tồn kho rất khó quản lý theo đúng quy định. Để hạn chế rủi ro, khi tài trợ bằng phương thức này, khách hàng phải cam kết chuyển quyền thụ hưởng từ nguồn thu xuất khẩu được tài trợ từ nguồn vốn vay của ngân hàng về ngân hàng. Thêm đó, phải thẩm định kỹ năng lực khách hàng, tình hình tài chính tốt, đáp ứng điều kiện cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc khách hàng đã thế chấp toàn bộ tài sản cho ngân hàng và việc nhận tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay này chỉ như biện pháp bảo đảm bổ sung như thế chấp hàng hóa tồn kho bình quân, theo dõi sổ sách,….

+ Sau khi giao hàng: Đối với phương thức tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng

(Chiết khấu BCT theo LC, chiết khấu BCT DP, DA), tài sản hình thành từ vốn vay là các khoản phải thu từ bộ chứng từ xuất.

• Đối với phương thức này thì đòi hỏi phải kiểm tra kỹ điều kiện, điều khoản theo L/C/hợp đồng ngoại thương đồng thời kiểm tra đầy đủ, chính xác bộ chứng từ.

Chiết khấu BCT theo L/C: Đánh giá chất lượng/uy tín ngân hàng phát hành. Kiểm tra điều kiện L/C đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngân hàng (3/3 BL được lập qua ngân hàng, Chứng từ sở hữu hàng hóa phải là vận đơn đường biển,…) Kiểm tra đảm bảo bộ chứng từ phù hợp và hợp lệ theo L/C. Trong trường hợp có sai sót thì nhận được văn bản chấp thuận của ngân hàng thanh toán. Kiểm tra hàng hóa thông quan và Check với hãng tàu về lịch trình tàu xuất bến, đảm bảo B/L thật, tránh rủi ro B/L giả,…

Chiết khấu theo DA, DP: Ngoài các điều kiện theo L/C còn có Đánh giá kỹ năng lực của bên mua, ngân hàng phát hành/thanh toán. Lịch sử một số giao dịch thanh toán (tối thiểu 3 giao dịch), tỷ lệ chiết khấu thường thấp hơn theo L/C để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Biện pháp: ký hợp đồng thế chấp quyền hưởng lợi từ L/C xuất, hợp đồng ngoại thương (điều kiện có truy đòi), đăng ký giao dịch đảm bảo, thường xuyên theo dõi và đánh điện tra soát khi tiền về không đúng hạn.

Đối với phương thức tài trợ nhập khẩu: tài trợ mở/Cho vay thanh toán L/C, DP, DA, …tài sản hình thành từ vốn vay là chính lô hàng hóa nhập theo L/C, DP, DA,…

• Biện pháp thực hiện: Theo quy định của TCTD. Thông thường Khi cấp tín dụng thì Ký hợp đồng thế chấp, lưu giữ hợp đồng ngoại thương, đăng ký giao dịch bảo đảm. Khi BCT về thì lưu giữ BCT nhập khẩu (B/L, Hóa đơn, … ),… Nếu BCT đúng đủ phù hợp theo quy định của L/C, hợp đồng (DA, DP) đến hạn ngân hàng cho vay thanh toán hoặc sử dụng vốn tự có của khách hàng để thanh toán. Ký sẵn HĐTD, Giấy nhận nợ trong trường hợp KH ko thanh toán phải cho vay bắt buộc. Đối với cho vay thanh toán, Khi hàng về cảng, CB tín dụng mang BCT nhập khẩu và cùng khách hàng đến Cảng làm thủ tục thông quan, nhận hàng. Đánh giá, định giá lại TSBĐ, ngân hàng lưu giữ tờ khai nhập khẩu. TSBĐ đưa về kho khách hàng, ngân hàng/bên thứ ba, thuê bảo vệ trông giữ. Khi khách hàng cần xuất hàng, thì thanh toán tiền tương ứng, ngân hàng sẽ có văn bản đồng ý cho bảo vệ giải chấp hàng đồng thời giải chấp giấy tờ sở hữu hàng hóa (nếu co). Ngân hàng kiểm tra, định giá lại tài sản. Định kỳ/đột xuất kiểm tra TSBĐ,…

• Cần lưu ý đối với phương thức này: khi khách hàng mở L/C, ngân hàng được chỉ định thanh toán vì vậy trên L/C quy định B/L chỉ định ngân hàng là người sở hữu hàng hóa. Khi khách hàng nhận hàng phải được ký hậu của ngân hàng chỉ định khách hàng nhận để chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng. Thực tế, trong giao dịch tài trợ thương mại mở và thanh toán L/C cho dù bằng vốn tự có của KH hay vốn vay thì ngân hàng vẫn là người sở hữu hàng hóa.

• Trong trường hợp đến hạn thanh toán L/C được mở bằng vốn tự có, khách hàng không có nguồn thanh toán, ngân hàng phải cho vay bắt buộc để thanh toán để đảm bảo uy tín cho ngân hàng trong thuơng mại quốc tế. Theo đó dư nợ vay là nợ xấu (nợ nghi ngờ, nhóm 3), lãi suất phạt quá hạn 150%, trích lập dự phòng 20%,… gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng. Trong trường hợp đó, việc quản lý hàng thực hiện giống như tài trợ nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại (Trang 34 - 35)