Thiết lập và kiểm soát tốt các quan hệ giao dịch trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ các đối tượng có liên quan ngay từ lúc ban đầu:

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại (Trang 42 - 43)

- Rủi ro ngoại hối: Đối với các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu, vấn đề tỷ giá

3.2.1.Thiết lập và kiểm soát tốt các quan hệ giao dịch trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ các đối tượng có liên quan ngay từ lúc ban đầu:

một cách nghiêm túc và đầy đủ các đối tượng có liên quan ngay từ lúc ban đầu:

3.2.1.1. Về khách hàng giao dịch:

- Bộ phận chuyên trách về công tác khách hàng phải được chú trọng hay nói cách khác là phải phát huy được vai trò thật sự của mình; phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm tạo ra một dịch vụ khép kín gồm thanh toán quốc tế, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ đối với khách hàng.

- Thiết lập đầy đủ, đồng bộ các điều lệ cần thiết cũng như ký kết các chứng từ pháp lý, các thỏa ước với khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của NGÂN HÀNG khi tiếp nhận và thực hiện các giao dịch.

- Cán bộ nghiệp vụ phải thật sự hiểu biết khách hàng của mình xét ở nhiều khía cạnh từ năng lực kinh doanh, nhu cầu hoạt động cho đến uy tín trong kinh doanh, mức độ trung thành trong quan hệ nhằm một mặt, tiếp tục gầy dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp của NGÂN HÀNG trong lòng của họ và mặt khác, sàng lọc, loại bỏ những khách hàng có ý đồ xấu. Qua đó cho thấy khâu thẩm định hồ sơ khách hàng là rất quan trọng và phải được làm kỹ. Ở khâu này, để đảm bảo khả năng tài chính của khách hàng trong việc hoàn trả tiền chiết khấu chứng từ xuất khẩu khi các giao dịch bị này từ chối thanh toán (đối với chiết khấu có truy đòi) hay trong thanh toán nhập khẩu theo các phương thức tín dụng chứng từ hoặc nhờ thu chứng từ trả chậm bằng cách xét cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, cán bộ nghiệp vụ phải làm tốt công tác thẩm định năng lực kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của họ trước khi thực hiện các giao dịch. Việc xem xét tình hình tài chính, phương án nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa cộng với việc kiểm tra, theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp giúp đảm bảo uy tín của ngân hàng trong thanh toán, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và cũng vừa phù hợp với qui định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước.

Đặc biệt đối với các L/C nhập khẩu được mở bằng vốn vay ngân hàng, việc thực hiện tốt công tác thẩm tra năng lực hoạt động của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án kinh doanh là nhằm mục đích thu hồi vốn tài trợ một cách thuận lợi nhất. Trong trường hợp vốn vay được thế chấp bằng tài sản hoặc hàng hóa nhập khẩu, công tác kiểm tra giá trị thực tế của tài sản hay tính chính xác về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản là vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn vốn ngân hàng. Đối với các L/C được mở bằng vốn tự có của doanh nghiệp với mức ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, hàng hóa nhập khẩu được xem là thuộc quyền sở hữu của ngân hàng phát hành như là vật bảo đảm cho việc bảo lãnh của

ngân hàng cho đến khi người yêu cầu mở L/C thanh toán. Do vậy, trị giá hàng hóa phải được xem xét về mức độ an toàn, về khả năng và giá cả tiêu thụ trên thị trường.

3.2.1.2. Về đối tác của khách hàng giao dịch:

Cần xem xét kỹ mối quan hệ thương mại giữa hai bên mua bán, nhất là đối với các giao dịch mà NGÂN HÀNG đứng ra tài trợ vốn, về mức độ quan hệ: mua bán lần đầu hay thường xuyên trước đó, mua bán một hay nhiều loại hàng hóa, có uy tín trong việc cung cấp hàng hoặc thanh toán…

Để tránh trường hợp nhà xuất khẩu nước ngoài giả mạo chứng từ hoặc giao hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương nhưng vẫn thiết lập chứng từ đòi tiền theo dạng nhờ thu đến trả ngay D/P hoặc chứng từ phù hợp theo L/C xuất khẩu, cần thiết kiểm tra lai lịch hoạt động, uy tín của họ trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Ở vị thế ngược lại, trong vai trò của ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu trong nước, cần thiết xem xét năng lực của nhà nhập khẩu nước ngoài về tình hình tài chính: tự doanh hay vay vốn, về mối quan hệ của họ với ngân hàng phục vụ, về giới hạn tín dụng mà ngân hàng phục vụ sẵn lòng cấp cho họ, về thiện chí sẵn lòng nhận hàng và không cố ý tìm cách từ chối thanh toán bằng cách dựa vào sai sót trên chứng từ. Theo kinh nghiệm hoạt động của các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, toàn bộ công việc kiểm tra nói trên đều có thể thực hiện được thông qua chính các chi nhánh hay văn phòng đại diện như vậy hoặc các ngân hàng đại lý của họ ở nơi đó.

3.2.1.3. Về các ngân hàng có liên quan trong việc thực hiện giao dịch:

Ưu tiên chọn lựa thực hiện giao dịch với các ngân hàng đại lý, đặc biệt là các ngân hàng đại lý chính tùy theo từng thời kỳ hoặc với các ngân hàng không phải là ngân hàng đại lý nhưng thường xuyên giao dịch và quan hệ giao dịch tốt.

* Hạn chế thực hiện tài trợ đối với các giao dịch có liên quan đến các ngân hàng ở những quốc gia có sự rào chắn khắt khe về thương mại quốc tế, ngoại hối hoặc bị cấm vận, khủng hoảng kinh tế.

* Lưu ý kiểm tra và kịp thời thông báo cho khách hàng ngưng thực hiện giao dịch mua bán quốc tế đối với các ngân hàng thuộc danh mục lưu ý về rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo…

Một phần của tài liệu Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại (Trang 42 - 43)