2. Phân theo giá trị L/C
3.2.5. Hoàn thiện quy trình và phát triển hoạt động thanh toán TDCT
Quy trình thanh toán TDCT hiện nay rất chặt chẽ nhưng thiếu mất tính năng động, không tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu trong quá trình thực hiện hợp đồng, như vậy sẽ làm giảm sự hấp dẫn của phương thức thanh toán TDCT. Để cải thiện tình hình này chúng ta cần làm cho thủ tục giấy tờ được đơn giản hơn. Nhanh gọn nhưng vẫn chính xác, chặt chẽ, an toàn cho người sử dụng và cho cả ngân hàng, nâng cao sự ưu việt của nó so với các phương thức thanh toán khác. Nhưng đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và đúng đắn là một công việc không hề dễ dàng, do đó việc đưa ra một quy trình hoàn chỉnh và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu nêu trên đòi hỏi người làm công tác này phải nghiên cứu kỹ càng cả lý thuyết lẫn thực tế, cả xu hướng biến đổi của nền kinh tế trong tương lai và sự thay đổi của luật pháp, nhất là luật pháp quốc tế. Ngoài ra, để các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không còn e ngại khi sử dụng phương thức thanh toán này là việc ngân hàng giảm thu phí dịch vụ, tức là làm giảm các chi phí về giấy tờ hay thủ tục ở các khâu mà trước kia còn phải tiến hành thủ công. Nhưng như vậy không có nghĩa là buông lỏng các giới hạn an toàn vì hoạt động thanh toán với nước ngoài luôn luôn chứa đựng rủi ro. Để không bị vướng mắc về sau này thì ngay từ các giao dịch quan trọng ban đầu giữa ngân hàng với khách hàng, giữa các cán bộ và giữa các bộ phận với nhau đều phải thể hiện bằng van bản. Như vậy trách nhiệm
của các bên đều bị ràng buộc một cách rõ ràng và mối quan hệ này sẽ được luật pháp điều chỉnh. Ngoài ra, ngân hàng nên in sẵn các điều khoản có tính bắt buộc đối với các bên vào mặt sau của các loại giấy tờ để nếu có tranh chấp thì các bên đều biết dựa vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình, ví dụ như: Đơn yêu cầu mở L/C, Đơn xin sửa đổi L/C, giấy yêu cầu thanh toán hàng xuất theo L/C, giấy yêu cầu cần chiết khấu chứng từ…
Khi đã có một quy trình hoạt động thanh toán rõ ràng và hội đủ các tiêu chuẩn cần thiết như đã nói ở trên thì ngân hàng cần chú trọng tìm hiểu và vạch ra chiến lược phát triển lâu dài, bởi khi đã có mục tiêu trong dài hạn người ta sẽ biết cách phối hợp các hoạt động trong hiện tại và phân chia các giai đoạn thực hiện một cách khoa học để từ từ hướng tới cái đích cuối cùng. Chiến lược cần xuất phát từ tình hình thực tế, cụ thể hóa kết quả đề ra, đề cập rõ ràng tới các nhân tố có thể tác động tới quá trình thực hiện, đồng thời đưa ra các biện pháp cụ thể để hoàn thành kế hoạch. Ví dụ như phải đề ra kế hoạch tăng trưởng doanh số thanh toán hàng nhập và hàng xuất, từng bước xóa đi khoảng cách giữa thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu, đề ra chính sách khách hàng cụ thể, ưu tiên những khách hàng như thế nào, mức lãi suất sẽ tính ra sao, kế hoạch phát triển sản phẩm mới và công tác marketing cần phải tiến hành và đẩy mạnh tới các thị trường nào nữa…