Dư nợ cho vay thanh toán L/C

Một phần của tài liệu Nâng cap chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 29)

(k) 17,45 9,2 6,5 13,35 11. T1=a/f 0 0 0 0 12. T2=b/f 0 0 0 0 13. T3=c/g 0 0 0 0 14. T4= d/i 0 0 0 0 15. T5= e/k 0,06 0,05 0,03 0,07 16. T6= h/i 0,35 0,36 0,27 0,09

( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)

Qua bảng 2.2 ta có thể tính toán ngay được các T1,T2, T3 và T4 đều bằng 0, còn T5, T6 thay đổi qua các năm và theo xu hướng giảm dần, cụ thể: năm

2007, T5= 0,06, T6= 0,35; năm 2008, T5 = 0,05, T6= 0.36; năm 2009, T5= 0.03, T6= 0,27; năm 2010, T5 = 0,07, T6= 0,09.

T1,T2, T3, T4 đều bằng 0 cho thấy chất lượng thanh toán L/C của ACB rất tốt . Sở dĩ, sai sót ở ACB trong việc phát hành L/C, thông báo L/C, sửa đổi L/C và thanh toán L/C được hạn chế đến mức tối đa như vậy là do 100% nhân viên ACB được đào tạo nghiệp vụ trước khi đảm nhận công việc chính thức. Ngoài ra, mỗi vị trí quản lý phải đảm bảo có một nhân sự kế thừa và kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cụ thể. Do đó mà việc thanh toán L/C luôn diễn ra một cách suôn sẻ và làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ tốt, tinh thần trách nhiệm cao, nhân viên ACB còn luôn thân thiện với khách hàng, đặc biệt là tạo mọi điều kiện thuận lới cho việc kinh doanh, sản xuất của khách hàng.

Vấn đề gì cũng tồn tại hai mặt của nó, vì muốn tạo điều kiện thuận lới cho việc kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là các doanh gnhieejp nhập khẩu mà ngân hàng vẫn tồn tại dư nợ L/C quá hạn. Nhưng du nợ L/C quá hạn tồn tại cũng có thể do chất lượng thẩm định hồ sơ khách hàng của ngân hàng vẫn còn chưa đảm bảo. Tuy nhiên, các T5 đều rất nhỏ và nhỏ hơn 0,1.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, không phải lúc nào cũng có sẵn tiền mặt, vì đắc điểm sản xuất kinh doanh nên tiền luôn vận động để sinh lời, vì thế họ rất cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng . Cũng vì thế mà ACB vẫn tồn tại các T6 qua các năm, nhưng các T6 đều nhỏ hơn 1. Điều này lại cho thấy sự thận trọng của ACB trong việc chấp nhận các L/C trả chậm. Cũng là điều dễ hiểu vì loại L/C này có nguy cơ rủi ro rất lớn, có thể khách hàng mất khả năng thanh toán khoặc cố tình không thanh toán, và nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng thanh toán L/C thì các ngân hàng cần thật thận trọng trong việc chấp nhận

L/C trả chậm nhưng vẫn phải đảm bảo là tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình.

2.1.1.3. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Đánh giá bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, ta không chỉ dừng lại ở doanh thu mà còn phải đánh giá đến lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí, từ đó phản ánh chi phí cho hoạt động đó có tiết kiệm và hợp lý hay không.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thanh toán L/C

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 2010 Thu nhập phí 0,254 0,741 13 4 Chi phí 0,071 0,095 0,95 0,12 Lợi nhuận 0,183 0,646 12,05 3,88 Tốc độ tăng trưởng LN (%) 253 1765 -67,8

( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy doanh số từ hoạt động thanh toán L/C tăng mạnh từ năm 2007 đến năm 2009 và giảm mạnh năm 2010. Xét về mặt tương đối với thu nhập phí từ thanh toán L/C thì chi phí cho hoạt động đó là thay đổi không nhiều. Điều đó làm lợi nhuận biến động cùng chiều với biến động của thu nhập phí ( Các khoản thu nhập phí xem theo phụ lục 1). Cụ thể : năm 2007, lợi nhuận là 0.183 tỷ đồng ; năm 2008 lợi nhuận là 0,646 tỷ đồng, tăng 253% so với năm 2007; năm 2009 tăng mạnh lên tới 12,05 tỷ đồng, tăng 1765% so với năm 2008. Sang năm 2010 lợi nhuận vẫn dương nhưng tốc độ tăng trưởng giảm mạnh 67,8% so với năm 2009. Điều này khiến ACB Thăng Long cần xem xét lại chất lượng thanh toán L/C của mình, xem đã đem lại thực sự tốt hay chưa? Mặc dù số lượng khách hàng đến giao dịch L/C vẫn

tăng đều qua các năm, lẽ ra ngân hàng phải có thu nhập phí tăng, theo đó mà lợi nhuận cũng sẽ tăng. Nhưng nguyên nhân chính khiến lợi nhuận năm 2010 giảm đi do giá trị L/C của mỗi món giao dịch thấp và giảm so với những năm trước, giá trị giảm thì thu nhập phí cũng giảm vì thu nhập phí tỷ lệ thuận với giá trị L/C giao dịch, giá trị càng cao thì thu nhập càng nhiều. Trong khi đó, chi phí của ngân hàng cho một lần giao dịch L/C dù là giá trị cao hay thấp cũng như nhau. Điều đó khiến lợi nhuận năm 2010 của ACB Thăng Long giảm mạnh. Vì vậy, ACB Thăng Long cần nâng cao chất lượng thanh toán hơn nữa để lôi kéo được nhiều khách hàng VIP hơn nữa về phía mình, đó là đối tượng sẽ đem lại LN lớn hơn cho ngân hàng.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của LN thanh toán L/C ở ACB Thăng Long

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận thanh toán L/C

2.1.1.4.Thời gian xử lý L/C

Thời gian xử lý L/C nhanh hay chậm cũng là một yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng thanh toán L/C của bất cứ ngân hàng nào.

Bảng 2.4: Thời gian xử lý L/C ở ACB Thăng Long

Đơn vị: ngày

Chỉ tiêu Thời gian thực hiện tối da

Duyệt hồ sơ xin mở L/C 3

Phát hành L/C 1

Phát hành sửa đổi L/C Trong ngày

Thông báo L/C & sửa đổi L/C Trong ngày

Kiểm tra chứng từ 3

Gủi chứng từ đòi tiền Trong ngày

( Nguồn: Phòng TTQT của ACB Thăng Long)

Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy thời gian xử lý L/C của ACB Thăng Long là tương đối nhanh, các nghiệp vụ như phát hành sửa đổi L/C, thông báo L/C, sửa đổi L/C và gửi chứng từ đòi tiền đều được thực hiện ngay trong ngày. Các nghiệp vụ khách tối đa chỉ 3 ngày. Có thể nói thời gian xử lý L/C của ngân hàng đã mang tính cạnh tranh. Đay cũng được coi là lợi thế về công nghệ và tính chuyên nghiệp của ngân hàng. Chỉ cần chỉ tiêu này đôi khi cũng là yếu tố để lôi kéo khách hàng cho ngân hàng.Tuy nhiên, tốc độ xử lý nhanh thì chưa chắc chất lượng thanh toán L/C đã tốt, nên không chỉ dựa

vào chỉ tiêu này để kết luận chất lượng thanh toán L/C của ngân hàng tốt được mà phải kết hợp các yếu tố khác nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.5. Khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cap chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 29)