Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán TDCT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cap chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 36)

2. Phân theo giá trị L/C

2.2.Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán TDCT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam

dịch NHNo&PTNT Việt Nam

2.2.1. Thực trạng thanh toán hàng nhập

Bảng 2.6: Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu qua SGD từ 2006-2010

CHỈ TIÊU 2004 2005 +/- +/- (%) 2006 +/- (%) 2007 +/- (%) 2008 +/- (%) Số món 356 295 -17,13 309 4,74 345 11,6 5 184 -46,67 Số tiền 61,4 46,52 -24,17 86,2 85,3 203,9 136, 5 154,5 -24,2

( Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam các năm từ 2006 đến 2010)

Nhờ có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trang thiết bị đáp ứng nhanh mọi yêu cầu nghiệp vụ, đặc biệt là có đội ngũ thanh toán viên nhanh nhẹn, nhiệt tình và trình độ năng lực ngày càng được nâng cao đã giúp cho doanh số thanh toán bằng L/C của SGD ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, sự phối kết hợp của các phòng ban trong SGD trở lên khăng khít hơn càng giúp cho hoạt động thanh toán diễn ra trôi chảy. Ví dụ như phòng Tín dụng hỗ trợ cho phòng TTQT trong việc đánh giá, phân loại L/C, nếu khách hàng cần vay vốn để ký quỹ hay xin ngân hàng bảo lãnh nhận hàng thì việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng lúc này rất cần đến năng lực chuyên môn của các cán bộ tín dụng. Các giao dịch TTQT thì lại do phòng TTQT đảm đương, họ còn tư vấn cho phòng Tín dụng về các vấn đề ngoại tệ…nếu tất cả sự phối kết hợp đó mà nhuần nhuyễn và đan xen hợp lý thì mọi nghiệp vụ của ngân hàng chứ không chỉ riêng hoạt động thanh toán TDCT sẽ trở lên cực kỳ hiệu quả. Sau đây ta sẽ đi xem xét cụ thể doanh số thanh toán hàng nhập bằng L/C tại SGD qua các năm:

Cũng giống như chiều hướng biến động của hoạt động thanh toán hàng xuất bằng L/C, doanh số thanh toán hàng nhập lên xuống không đều, năm 2007 thì giảm 61,4 triệu USD xuống còn 46,52 triệu USD, tỷ lệ giảm laf24,17%, nhưng sang năm 2008 lại tăng lên đáng kể, tốc độ tăng đạt 85,3%. Năm 2009 là năm phát triển đột phá của thanh toán hàng nhập bằng L/C, giá trị thanh toán đã được nâng cao lên đến con số 203,9 triệu USD, tăng 136,5% so với năm 2008. Năm 2010 lại mang chiều hướng đi xuống, doanh số thanh toán đạt 154,5 triệu USD, giảm 24,2% so với cũng kỳ năm 2009. Trong khi tình hình nhập siêu của năm 2010 tăng đến 27,7% so với năm 2009, lên đến 18,03 tỷ USD- một con số lỷ lục trong mấy năm gần đây , thì tình trạng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu của Sở giao dịch giảm quả là đáng tiếc. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do chất lượng dịch vụ thanh toán L/C nhập khẩu của sở giao dịch chưa thực sự tốt. Sự kết hợp của các phòng ban chặt chẽ nhưng lại mang tính cứng nhắc, chưa năng động, thông thoáng, tạo điều kiện cho các khách hàng xin mở L/C. Quy trình thanh toán phức tạp cũng gây khó khăn nhiều cho các doanh nghiệp đến với Sở giao dịch, làm cho việc mở L/C đúng hạn trở lên khó thực hiện hơn và kéo theo nhiều tác hại nữa. Ngoài ra, vì nguồn vốn ngoại tệ để tài trợ nhập khẩu như cho vay hay hỗ trợ tỷ lệ ký quỹ của ngân hàng còn hạn chế nên việc các doanh nghiệp nhập khẩu không sử dụng dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế nên việc các doanh nghiệp nhập khẩu không sử dụng dịch vụ của Sở giao dịch nhiều như năm 2009 là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, tỷ lệ rủi ro trong thanh toán hàng nhập khẩu của Sở giao dịch ở mức 0,017%, tuy thấp hơn so với kết quả toàn ngành là 0,025% nhưng vẫn còn khá cao. Nếu tỷ lệ này không được giảm xuống trong những năm tới thì ngân hàng sẽ rất dễ mất đi những khách hàng quen thuộc và càng khó hơn trong việc thu hút khách hàng mới.

Trong thanh toán L/C nhập khẩu thì L/C trả ngay được sử dụng chủ yếu, L/C trả chậm chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm nhiều đến chất lượng khách hàng, chú trọng đến công tác phòng chống rủi ro hơn, góp phần đảm bảo các giao dịch luôn được thực hiện một cách hiệu quả nhất, đặt vấn đề chất lượng lên trên số lượng. Đây là xu hướng tốt mà ngân hàng cần phát huy hơn nữa. Nhưng có thể thấy khách hàng đến với SGD chủ yếu là các khách hàng truyền thống, ngân hàng chưa thu hút được các doanh nghiệp xuất khẩu mới, chưa mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra nền kinh tế được trọn vẹn. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kèm theo để cho phương thức thanh toán này thích ứng được với các yêu cầu của nhiều loại hình doanh nghiệp, ngoài ra còn phải tuyên truyền quảng bá để mọi thành phần kinh tế biết đến các tiện ích của dịch vụ này.

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng các phương thức TTQT trong nhập khẩu tại SGD từ năm 2008-2010

Đơn vị: Triệu USD

Nội dung 2006 2007 2008

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ%

Chuyển tiền 303,4 64,1 156,7 31,7 291,5 47 Nhờ thu 4,54 1 10,73 2,3 7,725 1 Tín dụng chứng từ 86,2 18,3 203,9 41,3 154,5 24 Phương thức khác 76,36 16,2 122,07 24,7 177,1 28 DS thanh toán NK 470,5 100 493,4 100 630,82 100

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 200 2008 đến 2010)

Nhìn vào biểu đồ 2.1 dưới đây ta thấy, phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong mấy năm gần đây là chuyển tiền ( chiếm 47% trong năm 2010 ) còn phương thức TDCT thu về cho Sở giao dịch 24% trên tổng doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của năm 2010, phương thức nhờ thu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 1%. Tỷ lệ về nhờ thu trong các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng tại SGD quả là đáng lo ngại, lý do có thể là uy tín trên trường quốc tế của ngân hàng còn chưa đủ cao để các ngân hàng nước ngoài có thể tin tưởng mà giao bộ hồ sơ nhờ thu, hay khả năng thu hồi tiền của SGD không được chắc chắn.. bởi có khá nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nước ta ký kết với bạn hàng nước ngoài thường đồng ý sử dụng phương thức thanh toán là nhờ thu, tạo điều kiện thuận lợi cho bên xuất khẩu trong việc nhận tiền và cho chính mình trong việc nhận hàng, hơn nữa chi phí giao dịch không quá cao.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ sử dụng các phương thức TTQT trong thanh toán hàng nhập tại SGD năm 2008- 2010

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Sở giao dịch NHNo%PTNT Việt Nam năm 2010)

Tỷ trọng của các phương thức này phản ảnh rằng các doanh nghiệp nhập khẩu đến với SGD chủ yếu là các doanh nghiệp lâu năm, đã có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường thế giới, tạo được uy tín tốt đối với các bạn hàng nên cả hai bên đều đồng ý sử dụng phương thức chuyển tiền cho nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Phương thực TDCT với ưu điểm nổi bật là bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất cho cả hai bên khi họ chưa thực sự có được lòng tin với nhau nhưng nhược điểm là rất tốn kém lại mất nhiều thời gian. Điều đó kết hợp với thực tế của khách hàng đến với SGD là nguyên nhân mà phương thức TDCT không chiếm đa số trong tổng doanh thu thanh toán hàng nhập.

2.2.2. Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu

Bảng 2.8: Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu qua SGD từ năm 2006- 2010 Đơn vị: 1000USD CHỈ TIÊU 2004 2005 T/G(%) 2006 T/G(%) 2007 T/G(%) 2008 T/G(%) Số món 12 5 -58,3 7 40 18 157,1 13 -27,8 Số tiền 696,2 480,3 -31 1.617 +236,8 14.00 0 765,9 13.94 0 -4,5

( Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2006 đến 2010)

Số liệu thanh toán L/C xuất của SGD trong bảng 2.8 cho thấy, số món thanh toán tuy không nhiều nhưng lại có giá trị cao, chứng tỏ các khách hàng của

ngân hàng phần lớn là những doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô tương đối lớn. Số lượng các món giao dịch cũng thay đổi không đều, năm 2007 giảm sút hẳn 58,3% so với năm 2006, chỉ còn 5 món yêu cầu thanh toán. Năm 2008 số món đã tăng lên được là 7 món, đem lại doanh số là 1,617 triệu USD. Nhưng bước nhảy vọt của hoạt động thanh toán hàng xuất bằng L/C phải kể đến những thay đổi trong năm 2009, khi số món đã tăng lên đến 18 và đạt giá trị 14 triệu USD, được ghi nhận là tăng 765,9% so với năm 2008. Những con số này là kết quả của việc gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu từ khi chúng ta gia nhập tổ chức WTO, tăng cường các mối giao lưu quan hện với bạn hàng quốc tế. Ngoài ra, SGD đang ngày càng thực hiện tốt hơn công tác khách hàng, vận dụng các chính sách ưu đãi về phí và lãi suất theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu thanh toán qua SGD. Các thiết bị công nghệ phục vụ cho các dịch vụ thanh toán cũng đã được SGD chú trọng đầu tư. Để sử dụng thành thạo quy trình công nghệ đó, ngân hàng đã tạo lập nhiều lớp ngoài giờ để giảng dạy cho đội ngũ nhân viên nắm rõ những ưu, nhược điểm của chúng để khai thác tối đa tiện ích mà khoa học công nghệ mang lại. Tuy nhiên, kết quả mà SGD đạt được chưa tương xứng với sự quan tâm đầu tư đó, những con số về thanh toán L/C xuất khẩu còn nhỏ bé hơn so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy rõ ràng đang có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa thanh toasnL/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu. Sang đến năm 2010, tình hình không có gì khả quan hơn. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho doanh số thanh toán hàng xuất bằng L/C của SGD giảm đi 4,5% so với năm 2009, còn lại là 13,940 triệu USD. Dù sao kết quả này vẫn chưa phải là sự tụt dốc quá nặng nề nếu xét đến tình hình chung của nền kinh tế cũng như của ngành ngân hàng, càng chứng tỏ sức chống chịu với rủi ro và biến động của SGD là rất đáng nể.

Bảng 2.9: Tình hình sử dụng các phương thức TTQT trong xuất khẩu tại SGD từ năm 2008-1010

Đơn vị: triệu USD

Nội dung 2006 2007 2008

Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ%

Chuyển tiền 303,4 64,1 156,7 31,7 291,5 47 Nhờ thu 4,54 1 10,73 2,3 7,725 1 Tín dụng chứng từ 86,2 18,3 203,9 41,3 154,5 24 Phương thức khác 76,36 16,2 122,07 24,7 177,1 28 DS thanh toán NK 470,5 100 493,4 100 630,82 100

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam năm 2008 – 2010)

Trong thanh toán hàng xuất những năm gần đây, phương thức được sử dụng nhiều nhất vẫn là chuyển tiền, chiếm một tỷ lệ áp đảom tỷ lệ đó năm 2010 là 93%, phương thức TDCT chỉ đạt được 7% doanh số còn nhờ thu thì SGD không thực hiện món nào.Sở dĩ có hiện tượng này là do các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bước vào thương trường quốc tế, luôn mong muốn bán được hàng với số lượng lớn nên có thể sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của đối tác nước ngoài. Mà chuyển tiền là phương thức có lợi nhất cho nhà nhập khẩu bởi việc có trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của họ, họ có thể vẫn nhận hàng mà không tiến hành chuyển tiền, hoặc dây dưa kéo dài thời gian nhằm chiếm dụng vốn của nhà xuất khẩu. Thông thường phương pháp này chỉ được sử dụng khi nhà xuất khẩu thực sự tin tưởng nhà nhập khẩu mà thôi. Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâu đời với những khách hàng có uy tín nên đã chuyển sang phương thức chuyển tiền thay vì TDCT để tiết kiệm chi phí.

Biểu đồ 2.4: tỷ lệ sử dụng các phương thức TTQT trong thanh toán hàng xuất tại SGD năm 2008 – 2010

( Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam năm 2008- 2010)

Phương thức TDCT được sử dụng không nhiều trong thanh toán hàng xuất cũng vì những lý do trên, bên cạnh đó còn do SGD chưa chú trọng phát triển các nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và ứng trước dựa trên cơ sở thế chấp bộ chứng từ hàng xuất cho các doanh nghiệp đưa đến. Tuy nhiên có một vấn đề không nhỏ trong việc cân đối các phương thức được sử dụng trong TTQT, đó là phương thức nhờ thu cũng có rất nhiều ưu điểm nhưng SGD lại không thực hiện được món nhờ thu nào. Đây quả là điều khó hiểu vì mạng lưới ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT Việt Nam trên thế giới rất rộng lớn, lại hoạt động khá hiệu quả, nó đáng lẽ là một ưu điểm nổi bật để giúp hoạt động nhờ thu phát triển hơn nhưng thực tế lại không được khách hàng của SGD sử dụng nhiều.

2.3. Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam

2.3.1.1. Mất cân đối giữa L/C nhập và L/C xuất: * Đối với Sở giao dịch NHNo%PTNT Việt Nam:

Nhìn vào biểu đồ sau ta có thể thấy rõ sự mất cân đối trong thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu:

Biểu đồ 2.5: Doanh số thanh toán L/C nhập và L/C xuất

( Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2008 đến 2010)

Khách hàng của SGD chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu, còn doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ lệ không đáng kể, do đó việc doanh số thanh toán L/C nhập khẩu lớn hơn nhiều so với thanh toán L/C xuất khẩu cũng là điều tất yếu. Trong 3 năm từ 2006 đến 2008 gần như không thể nhìn thấy cột biểu diễn thanh toán L/C xuất bên cạnh cột biểu diễn thanh toán L/C nhập khẩu, chỉ đến năm 2009 và 2010 thì mới thấy tình hình khả quan hơn, nhưng thực chất so về tỷ lệ thì vẫn chênh lệch nhau quá lớn. Nguyên nhân chính là do tình trạng nhập siêu của nền kinh tế nước ta. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng về nguồn vốn ngoại tệ dành cho TTQT, mất cân đối về nguồn

ngoại tệ, việc cân đối ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.

• Đối với NHTMCP Á Châu Chi nhánh Thăng Long:

• Trong tổng doanh số L/C thì doanh số L/C nhập luôn chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể, tỷ trọng L/C nhập qua các năm từ 2007 đến 2010 lần lượt là 99,2%; 99,28%; 99,17%; 93,11% và 82,3%, phần còn lại là doanh số L/C xảy ra với L/C hàng nhập, đặc biệt là L/C trả chậm. Vì thế ACB Thăng Long cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này để đưa ra giải pháp nhằm làm doanh số L/C nhập và xuất cân bằng hơn, để tránh rủi ro.

2.3.1.2. Hạn chế về nguồn ngoại tệ

Do cơ cấu thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu có sự mất cân đối rõ ràng như vậy nên dẫn đến hậu quả tất yếu là sự thiếu hụt về nguồn ngoại tệ. Không những thế nó còn kéo theo sự e ngại của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng vì cho rằng ngân hàng không đủ nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho những hợp đồng ngoại thương có giá trị cao. Thực trạng này xuất phát từ thực tế là khách hàng của SGD chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu, điều này làm cho cân đối thu chi ngoại tệ của ngân hàng thường trong tình trạng mất cân bằng khá nguy

Một phần của tài liệu Nâng cap chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 36)