Kiên nghị với ngân hàng VPBank

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long (Trang 68)

- KH đến NH để xin vay vốn

CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.3.2 Kiên nghị với ngân hàng VPBank

Mục tiêu của ngân hàng là đến năm 2014 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Để làm được điều này trước hết chất lượng cho vay DNVVN của ngân hàng cần được nâng cao. Bởi cho vay DNVVN nằm trong khách hàng chiến lược của ngân hàng. Vì vậy, VPBank cần bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu của DNVVN để xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tới. Ngân hàng cần có chính sách tín dụng phù hợp, bám sát tình hình thực tế để nâng cao chất lượng công tác cho vay, cũng như nâng cao nguồn vốn đảm bảo cung ứng đủ vốn yêu cầu cho doanh nghiệp khi có nhu cầu.

Ngân hàng cần đẩy nhanh hơn nữa công tác thu hút và tìm kiếm khách hàng, có những biện pháp tiếp cận thu hút nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Việc xây dựng có chế tài chính trong tiếp thị và ưu đãi đối với khách hàng vừa mang tính hệ thống, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa tạo quyền chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc vận dụng hiệu quả các cơ chế đó.

Ngân hàng cần phát triển và hoàn thiện hơn nữa mạng lưới thông tin về các DNVVN để các chi nhánh tham khảo trước khi ra quyết định cho vay. Cần phải hoàn thiện chính sách cho vay theo hướng hơp lý hóa và cụ thể hóa; thiết lập hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn thiện, khoa học, xác định rủi ro đối với tưng đối tượng khách hàng, giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định quy mô và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng.

VPBank cần xây dựng hiệu quả hơn hệ thống quản lý nguồn nhân lực, tăng cường hơn nữa việc tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn của các cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với mỗi cán bộ tín dụng trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng, chế độ thưởng phạt rõ ràng…góp phần không nho vào việc nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng.

3.3.3 Kiên nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các DNVVN là khách hàng trực tiếp vay vốn tại ngân hàng. DNVVN hoạt động kinh doanh có hiệu quả góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa và góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Để có thể vay vốn tại ngân hàng một cách nhanh chóng, phù hợp và sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, DNVVN cần phải chú ý những điểm sau:

DNVVN phải tạo được niềm tin đối với ngân hàng bằng năng lực tài chính của mình. Một trong những nguyên nhân khiến cho ngân hàng còn e dè trong việc giải ngân cho các DNVVN là uy tín, niềm tin của họ đối với ngân hàng. Đây cũng là lý do vì sao mà ngân hàng thường cho vay bằng tài sản đảm bảo hơn là cho vay tín chấp. Hàng năm, DNVVN phải lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và có cơ sở điều này giúp cho họ dự tính được những điều cần làm và những khó khăn trở ngại phát sinh, buộc họ phải suy nghĩ kĩ khi thực hiện phương án kinh doanh, vạch ra hướng đi rõ ràng phù hợp với mục tiêu đề ra.

Nâng cao chất lượng thông tin tài chính của doanh nghiệp mình bằng cách xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát nội bộ có hiệu quả. Các DNVVN cần quan tâm đầu tư đúng mức xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, có hiệu quả, tổ chức thông tin tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong các quy trình sản xuất kinh doanh, sự minh bạch trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đánh giá các chỉ tiêu tài chính của đơn vị.

Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Các DNVVN cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường các hoạt động dịch vụ tư vấn, đặc biệt là tư vấn của ngân hàng trong việc nghiên cứu xây dựng dự án. Thường xuyên tổ chức các khóa học cho cán bộ trong doanh nghiệp để họ nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thay đổi trong chế độ kế toán, thống kê.

Xây dựng và nâng cao thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường. Đây là hoạt động đầu tư, tạo dựng, định vị thương hiệu và tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Thực tế cho thấy, các DNVVN Việt Nam thường không chú trọng đến chiến lược marketing, bộ máy quản lý doanh nghiệp, bộ máy sản xuất – kinh doanh hay bán hàng chỉ chú trọng vào công việc chính là sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng. Họ ít khi lập ra những chính sách, kế hoạch, chiến lược marketing dài hạn, thậm chí là trong ngắn hạn, chưa thấy được lợi ích của chiến lược này, đây chính là việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh nhờ đó doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng mục tiêu của mình và tìm cách tiếp cận đến các đối tượng này để có

được những đơn đặt hàng lớn mang lại thu nhập cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả tiền vay ngân hàng từ đó trả nợ ngân hàng đúng thời hạn tạo dựng được uy tín với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w