Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu GiảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 38)

c. Các nguyên nhân khác

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Phát triển trung tâm thông tin khách hàng CIC

NHNN Việt Nam có vai trò quản lý điều hành toàn bộ hệ thống NHTM cần phát huy mạnh mẽ vai trò tham mưu, tư vấn cho các NHTM để giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả. Đối với các NHTM Việt Nam hiện nay: Một trong số các khó khăn của việc cho vay là thiếu thông tin về khách hàng vay, thông tin về thị trường, lo ngại thông tin không trung thực thiếu chính xác. Nếu ngân hàng tổ chức thu nhập, kiểm tra thông tin thì mất nhiều chi phí và thời gian ( Điều đó có thể làm nản lòng khách hàng) mà đôi khi do những hạn chế nhất định những thông tin mà NHTM thu thập được lại thiếu chính xác và không đầy đủ, do vậy ảnh hưởng tới chất lượng món vay

Do những yêu cầu cấp thiết đặt ra như vậy, NHNN cần phải cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin khách hàng (CIC). Trung tâm này có trách nhiệm thu thập và cung cấp thông tin một cách đầy đủ kịp thời và chính xác về các doanh nghiệp, tình hình kinh tế, sản xuất trong và ngoài nước cho các NHTM và các TCTD khác. NHNN phải nắm giữ tất cả các thông tin cần thiết về các chỉ tiêu tài chính, hệ số an toàn vốn, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp lớn để từ đó đánh giá từng doanh nghiệp về mức độ an toàn của vốn ngân hàng khi cho vay. Tất cả thông tin này cần được cập nhật và xử lý thường xuyên đảm bảo tính thời sự và chính xác của nó. Trung tâm thông tin khách hàng hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho NHTM hạn chế được rủi ro và giảm chi phí cho vay

* Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Từ khi luật các TCTD có hiệu lực thi hành ( từ 01/10/1998) đến ngày 29/12/1999 mới có nghị định 178/1999/NĐ- CP “Về bảo đảm tiền vay của c các TCTD”. Tuy nhiên việc triển khai Nghị định 178/1999/NĐ- CP còn gặp một số vướng mắc nhất định như vấn đề tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, vấn đề cầm cố tài sản bằng ngoại tệ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi

Ngày 23/04/2001, cán bộ cơ quan ngang bộ gồm NHNN, Bộ Tư pháp, Bộ tài chính, Bộ công an, đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT- NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC “V/v hướng dẫn xử lý Tài sản bảo đảm tiền vay là động sản thì không có vấn đề gì nhưng đối với việc xử lý tài sản bảo đảm là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì còn nhiều vấn đề cần xem xét tháo gỡ, nhất là trường hợp liên quan nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa thông tư 03 về vấn đề này: Nếu TCTD và người vay không thỏa thuận được thì TCTD có quyền bán tài sản bảo đảm là ruộng đất và tài sản gắn liền với đất để thu hồi nợ sau khi được sự cho phép của UBNN cấp có thẩm quyền mà không nhất thiết phải bán qua trung tâm bán đấu giá

Có đề án ứng dụng công nghệ vào tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng và triển khai mạnh trong toàn bộ hệ thống ngân hàng trong cả nước. Hiện nay, một nguyên nhân khiến một số ngân hàng e ngại trong việc mở rộng loại hình cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá trị của các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng nước ngoài trên địa bàn là do tốn thời gian xác minh, thẩm tra tính chân thực và giá trị của giấy tờ đó. Nếu NHNN có đề án nghiên cứu triển khai nối mạng được tất cả các ngân hàng trên cùng đia bàn, tiến tới là phạm vi cả nước thì sẽ rất thuận tiện cho các ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng

Một phần của tài liệu GiảI pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tíndụng tại chi nhánh NHCT Ba Đình (Trang 38)