Tại Việt Nam, khung hoảng tài chính đã tác động nghiêm trọng đến doanh nghiệp, đó là sự giảm sút thị trường, thiếu vốn và sự bất ổn trong môi trường kinh doanh. Trước tình hình này, cuối tháng 11/2008, Chính phủ đã đề xuất một gói kích thích trị giá 6 tỷ USD nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Để kích thích tiêu dùng, Chính phủ cũng đã giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm mặt hàng, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp … hoãn thuế thu nhập cá nhân trong 5 tháng đầu năm 2009, thực hiện chính sách bù 4% lãi suất ngân hàng cả cho vay ngắn hạn và dài hạn.
Tính đến kết quả 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế Việt nam được nhận định là có bước chuyển biến tích cực và tương đối ổn định với mức GDP dự báo tăng trưởng ở mức trung bình 7% và không còn rủi ro lạm phát, cán cân thanh toán không còn thâm hụt. NHNN đã tích cực hơn trong việc nới rộng chính sách tiền tệ. Số tiền ròng NHNN bơm qua thị trường mở trong tháng 6/2010 đạt 10.4 nghìn tỷ đồng, sau khi đã bơm ròng 21 tỷ đồng vào tháng 5. Tăng trưởng tín dụng tháng 6
cũng đạt mức 2.75% đưa tín dụng 6 tháng tăng 10.5% và dự đoán tín dụng có thể tăng trưởng cao hơn nữa trong những tháng còn lại . Như vậy, nền kinh tế Việt Nam gượng dậy sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, trải qua khó khăn và thử thách đến nay đã khắc phục được nhiều điểm và đang từ từ hồi phục và tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn.