Thực trạng nợ quá hạn tại VPBank Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường chất lượng tín dụng tại VPbank chi nhánh Thăng Long (Trang 31)

2.2.3.1 Nợ quá hạn theo thời hạn vay

Bảng 5 : Nợ quá hạn theo thời hạn vay

( Đơn vị : triệu đồng ) Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quý I

năm 2010

tiền NQH NQH NQH

Tổng NQH 23247 100 51193 100 60349 100 59954

Ngắn hạn 17851 76,79 33478 63,4 34976 71,91 31284

Trung dài hạn 5396 23,21 17715 34,6 25373 28,08 28670

( Nguồn : Phòng tín dụng VP Bank chi nhánh Thăng Long )

Nhìn chung trong 3 năm qua, NQH ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng NQH. Năm 2007, NQH ngắn hạn chiếm tỷ trọng 76,79%, trong khi đó NQH trung dài hạn chỉ chiếm 23,21%, đó là do trong giao đoạn này chi nhánh cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với cho vay trung dài hạn. Đến hết năm 2008, tổng NQH của chi nhánh tăng lên 51193 triệu đồng, tức là tăng 120% so với năm 2007; đến hết năm 2009 số NQH vẫn tiếp tục tăng cao đến 60349 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng 17,9% so với năm 2008. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008 đã có xu hướng giảm so với năm 2007 nhưng lại tăng lên vào năm 2009. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do ngân hàng có xu hướng mở rộng quy mô tín dụng trung dài hạn, và qua cơ cấu tổng dư nợ tín dụng ( Bảng số liệu 01 ) ta cũng thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của VP Bank năm 2007 chỉ là 35,19% tổng dư nợ, đến năm 2008 là 52,7% và năm 2009 tăng lên đến 62,22% tổng dư nợ. Tuy nhiên, năm 2008 là một năm khủng hoảng kinh tế với sự khó khăn của toàn xã hội, các dự án trung dài hạn hầu như chết vốn đầu tư khi giá cả biến động cùng nhu cầu thay đổi.

Cho đến quý I năm 2010, tổng NQH đã có chiều hướng giảm so với năm 2009 cùng với tỷ trọng cân bằng giữa nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung dài hạn. Như vậy, cùng với sự dịch chuyển tỷ trọng sang nợ trung dài hạn thì nợ quá hạn cũng dịch chuyển theo. Tín dụng trung dài hạn có độ rủi ro rất cao vì rất khó có thể lường trước những biến động có thể xảy ra trong thời hạn dài. Để nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cần có những biện pháp hệ thống quản lý chặc chẽ hơn nữa trong việc ra quyết định cho vay đối với những khoản nợ trung dài hạn; tức là cần bằng giữa Dư nợ ngắn hạn và Dư nợ trung dài hạn cũng như giảm mức độ tăng trưởng nợ quá hạn cả ngắn hạn và dài han. Thời hạn của một khoản vay càng dài thì chi nhánh cần phân tích, dự đoán tình hình kinh tế càng trở nên khó khăn và quan

trọng, cần liên tục theo dõi xem xét các thay đổi của thông tin về nhịp độ kinh tế trong nước, nước ngoài ở từng ngành mà ngân hàng cho vay.

2.2.3.2 Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 6: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

( Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quý I

năm 2010 Số tiền % NQH Số tiền % NQH Số tiền % NQH NQH Tổng NQH 23247 100 51193 100 60349 100 59954 DNQD 679 2,92 2976 5,81 3337 5,5 8818 DNNQD 22568 97,08 48217 94,19 57012 94,5 51136

( Nguồn : Phòng tín dụng VP Bank chi nhánh Thăng Long )

Nhận thấy, NQH của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong NQH của chi nhánh. Trong cả 3 năm từ 2007 đến 2009, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, bên cạnh đó các doanh nghiệp quốc doanh thường nhận được sự tài trợ của Nhà nước nên NQH của thành phần kinh tế này tương đối thấp ( cao nhất là 5,5% năm 2009 và thâp nhất là 2,92% năm 2007). Do chi nhánh đã thu hẹp cho vay thành phần này. Các doanh nghiệp nhà nước tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá lớn do vốn tự có thấp, khả năng tài chính và cạnh tranh không cao, dễ rơi vào khó khăn khi thị trường biến động. Điển hình cho thấy tỷ trọng trong tổng NQH của doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục cho đến thời điểm quý I năm 2010 đã là 8818 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,71% tổng NQH.

NQH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở mức cao( năm 2007 NQH của DNNQD chiếm đến 97,7% và các năm sau đều xấp xỉ mức 95% ). Với một nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp, nền kinh tế có những biến động khó lường trước được… thì NQH trong giai đoạn này chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là điều dễ hiểu. Trong thời gian tới, ngân hàng cần xét xét lại chất lượng thẩm định đối với loại hình doanh nghiệp này .

Nợ quá hạn thường là dấu hiệu chính thức đầu tiền đối với những khoản vay có vấn đề. Nợ quá hạn chắc chắn sẽ tạo nên những hoài nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng hay ít nhất đó cũng là dấu hiệu của việc xác định không phù hợp cá điệu kiện cho vay như thời hạn trả nợ và phương thức trả nợ. Nợ quá hạn phản ánh tình hình vay mượn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến một số vấn đề sau của Ngân hàng:

Thứ nhất, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Mặc dù lãi suất nợ quá hạn cao hơn lãi suất thường những thực ra đây chỉ là khoản thu nhập ảo vì Ngân hàng khó có thể thu được trong khi vẫn phải trả lãi cho khoản tiền huy động. Nó còn váo động sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ. Với tỷ lệ nợ quá hạn cao, Ngân hàng phải trích lập Quỹ dự phòng rủi ro từ chi phí hoặc lợi nhuận, do vậy lợi nhuận của Ngân hàng sẽ giảm.

Thứ hai, khả năng thanh toán bị ảnh hưởng do không thực hiện được đúng kế hoạch lập ra với dòng tiền vào ra tại mỗi thời điểm nhất định.

Thứ ba, giảm uy tín: nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao cho thấy tính trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của Ngân hàng, và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng sẽ kém đi, gặp khó khăn trong huy động tiền gửi và thiết lập giao dịch với doanh nghiệp, ngân hàng khác.

Thứ tư, mất vốn dẫn đến phá sản: với các khoản nợ quá hạn lớn, đặc biệt là các khoản mất vốn, quỹ phòng ngữa rủi ro không đủ bù đắp thì Ngân hàng phải lấy vốn chủ sở hữu ra để bù đắp. Vốn chủ sở hữu giảm thì ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, người gửi tiền mất lòng tín sẽ ồ ạt rút tiền, nếu không có biện pháp sẽ dẫn đến khả năng sụp đổ.

2.3 Đánh giá việc nâng cao chất lượng tín dụng tại VPbank chi nhánh Thăng Long

2.3.1 Những kết quả mà VPBank Thăng Long cơ vản đã thực hiện được

Mặc dù quy mô nguồn vốn không thuộc top đầu trong khối các NHTM cổ phân song với nỗ lực của mình trong thời gian qua Vpbank đã đạt được những kết quả nhất định trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn của mình một cách hợp lý,

an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả. Một số kết quả khả quan mà ngân hàng đã đạt được như:

Thứ nhất, các chỉ tiêu tổng hợp như doanh số cho vay, dư nợ tín dụng, tổng dư nợ … tăng đều với tốc độ khá ổn định trong những năm 2007 – 2009, khiến cho lợi nhuận ngân hàng đạt ở mức khá cho thấy hoạt động tín dụng của VPbank ngày càng được cải thiện. Để có được kết quả này chứng tỏ VPbank đã có sự quan tâm, chú ý dến việc nâng cao chất lượng tín dụng , ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

Thứ hai, không chỉ chú trọng đến việc gia tăng quy mô đầu tư, cho vay mà VPbank còn rất quan tâm đến việc đảm bảo và mở rộng nguồn vốn không ngừng, được sử dụng một cách ann hoàn có hiệu quả. Đã từng phải đứng trên bờ vực của sự phá sản, VPbank hiểu rõ thế nào là tâm quan trọng của việc kinh doanh an toàn. Chính vì thế , trong quá trình hoạt động các tỷ lệ an toàn vốn luôn được VPbank duy trì ở các tỷ lệ quy định của NHNN.

Thứ ba, chính sách kinh doanh hợp lý. Chính sách khách hàng được triển khai rất tốt và linh hoạt. Nếu là khách hàng hiện đại thì được chăm sóc thường xuyên và chu đáo, nếu là khách hàng tiềm năng thì ngân hàng quan tâm nắm bắt kịp thời về thông tin và nhu cầu để có kế hoạch tốt nhất. Bên cạnh đó, chính sách Marketing luôn được ngân hàng quan tâm và tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động, mở thêm các phòng giao dịch trên khắp cả nước để tạo điều kiện cho khách hàng có thể dễ dàng giao dịch với ngân hàng mà không bị gò ép trong điều kiện địa bàn hoạt động.

Thứ tư, chính sách tín dụng : tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng hiệu quả. Đẩy mạnh khai thác thị trường khách hàng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng các nhận, hộ SXKD công thương nghiệp… phát triển tín dụng bền vừng. Ngân hàng tiếp tục hạn chế tăng trưởng nóng dư nợ, chọn lọc kỹ khách hàng để mở rộng quy mô đúng hướng, tăng trưởng quy mô phù hợp với khả năng quản lý. Một mặt tìm mọi biện pháp để giữ vừng ổn định các khách hàng truyền thống có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn có hiệu quả , có tín nhiệm với Ngân hàng, mặt khách kiên quyết tập trung đôn đốc thu và tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, không cho

vay các khách hàng có tình hình tài chính không minh bạch và không lành mạnh làm ăn kém hiệu quả không có đủ tài sản đảm bảo.

Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng để mở rộng sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khách do cơ chế tín dụng và chính sách lãi suất đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với vốn đồng thời vơi sự nỗ lực của tập thể cán bộ tín dụng, sử chỉ đạo của ban giám đốc và sự phối hợp giữa các phòng ban đã góp phần đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển. Công tác tín dụng của ngân hàng mặc dù được mở rộng những vẫn đảm bảo an toàn, có chất lượng và hiệu quả.

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được khả quan trong việc sử dụng và huy động vốn của VP Bank thời gian qua thì không thể không kể đến những hạn chế mà ngân hàng đã và đang gặp phải. Chỉ khi nhận ra được những tồn tại đó thì VP Bank mới có thể đưa ra giải pháp xác đáng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Một số mặt còn tồn tại có thể kể đến như:

Thứ nhất, mặc dù nguồn gốc có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và hiện vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng song nếu so với các NHTM có uy tín khác thì quy mô vốn của VPBank còn khá khiêm tốn. Đến 31/12/2009 vốn điều lệ của VP Bank chỉ đạt hơn 2000 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của các ngân hàng lớn như Vietcombank là 12100 tỷ đồng, Sacombạn là trên 5000 tỷ đồng, ACB là trên 6000 tỷ đồng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sử dụng vốn của VP Bank. Nguồn vốn khiêm tốn sẽ khiến cho ngân hàng bị hạn chế trong việc cho vay, đầu tư, mở rộng mạng lưới, hiện đại hóa công nghệ làm cho chất lượng tín dụng không được như mong muốn. Chính vì thế, đây là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong điều kiện hiện nay của VP Bank.

Thứ hai, trong vài năm gần đây, tỷ lệ vốn cho vay trung dài hạn của VP Bank có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù đây là khoản mục có thể đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng hơn là các khoản cho vay ngắn hạn song nó cũng lại là khoản mục ẩn chứa nhiều rủi ro. Các khoản cho vay trung dài hạn thường là các khoản vay có giá trị lớn, thời gian hoàn trả lâu nên nguy cơ rủi ro khá cao. Nếu tập

trung quá nhiều vào cho vay trung dài hạn thì sẽ làm cho vòng quay vốn tín dụng chậm, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, khi tiến hành cho vay các khoản vay trung dài hạn cần có sự đánh giá chính xác tài sản thế chấp cũng như theo dõi sát sao các khoản vay này nhằm thu hồi đủ vốn.

Thứ ba, khoản mục cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng trong những năm quá. Trong khi nguồn vốn hu động bằng ngoại tệ có xu hướng gia tăng đặc biệt trong năm 2008 và 2009 dẫn đến tình trạng mất cần bằng giữa huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Điều này có thể khiến cho ngân hàng đứng trước rủi ro tỷ giá lớn, nhất là trong điều kiện biến động bất thường như hiện nay.

Thứ tư, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tích cực thu hồi nợ như tăng cường giám sát , quản lý sau cho vay, thành lập các bộ phận thu hồi nợ chuyên trách song số lượng nợ quá hạn có xu hướng gia tăng. Trên thực tế, các nợ quá hạn rất dễ có khả năng trở thành các khoản nợ xấu, nợ khó đòi ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Thứ năm, danh mục sản phẩm chưa phong phú . Mặc dù trong phương châm hoạt động là đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng, nhưng trên thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn chưa đa dạng về danh mục sản phẩm. Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa có gì nổi trội hoặc khác biệt hơn với các ngân hàng khách, ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường.

Thứ sáu, đối tượng cho vay còn hạn hẹp, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị , dân cư đông đúc .Song trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu về vốn ngày càng tăng cao. Điều đó dẫn đến số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng VPBank không cao, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Những hạn chế này đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của VP Bank. Để có thể tìm ra giải pháp nhằm loại bỏ được những hạn chế đó giúp cho hoạt động kinh doanh của VP Bank ngày càng lành mạnh, hiệu quả sử dụng vốn vao, chất lượng tín dụng đảm bảo thì việc làm đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế đó.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Thứ nhất, với chiến lược ngân hàng bán lẻ, nhóm khách hàng mục tiêu mà VPBank hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một định hướng đúng đắn trong điều kiện của Việt Nam khi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng trong cộng đồng các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính do tính chất vừa và nhỏ trong kinh doanh nên đây là các đối tượng hay thay đổi ngành nghề kinh doanh. Chính vì thế có một tỷ lệ khá lớn khách hàng không còn tiếp tục duy trì quan hệ với ngân hàng do thay đổi ngành nghề. Trong khi đó VP Bank lại chưa có chính sách thỏa đáng để có thể tiếp tục, lôi kéo hấp dẫn khách hàng. Điều này đã gây khó khắn lớn cho VPBank trong quá trình gia tăng tín dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng.

Thứ hai, kiên trì với chiến lược ngân hàng bán lẻ song mạng lưới hoạt động của VP Bank vẫn còn chưa lớn so với các ngân hàng khác mặc dù thời gian gần đây, vấn đề này rất được VP Bank quan tâm, phát triển, nhiều chi nhánh và PGD được mở ra nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố và chưa trải rộng được về các vùng nông thôn. Chính điều này đã ít nhiều làm giảm đi cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm khả ăng cạnh tranh của VP bank so với các ngân hàng khác.

Thứ ba, do ảnh hưởng của sự cố trước đây, nên hiện nay VPbank vẫn duy trì

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường chất lượng tín dụng tại VPbank chi nhánh Thăng Long (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w