số cho vay, doanh số thu nợ trong những năm qua không chỉ cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ mà còn thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với NHCSXH huyện. Phạm vi hoạt động của ngân hàng huyện ngày càng mở rộng, chất lượng của các khoản vay ngày càng được nâng cao, để các hộ nghèo vay vốn sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình từng bước xoá đói giảm nghèo và đi lên làm giàu.
2.4. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ CHÂT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘNGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN HÀM YÊN NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN HÀM YÊN
2.4.1. Tình hình thực hiện quy trình tín dụng hộ nghèo tạiNHCSXH huyện Hàm Yên. NHCSXH huyện Hàm Yên.
Từ ngày thành lập đến nay quy trình cho vay hộ nghèo được thực hiện theo Quyết định 316 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam gồm cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.
Cho vay trực tiếp là Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đến trực tiếp ngân hàng để làm hồn sơ vay vốn, và nhận trực tiếp vốn từ ngân hàng. Ngân hàng trực tiếp quản lý khoản vay của mình mà không thông qua tổ chức trung gian nào. Đây là một cách làm truyền thống của các ngân hàng, là khách hàng và ngân hàng trực tiếp gặp nhau.
Cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị vay vốn gửi đến tổ tích kiệm và vay vốn, tổ tiến hành bình xét các hộ có đủ điều kiện cho vay theo quy định. Sau đó tổ trưởng lập danh sách mẫu in sẵn gửi lên ban xoá đói giảm nghèo của xã, phường xem xét, sau đó mới chuyển cho NHCSXH, ngân hàng chuẩn bị tiền và tổ chức giải ngân theo các tổ, xã, và vốn đến tay hộ nghèo theo các bước sau.
1- Hộ nghèo làm đơn đè nghị vay vốn gửi cho tổ tích kiệm và vay vốn thuộc các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh... đang hoạt động ở địa phương.
2- Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét những hộ nghèo đủ tiêu chuẩn vay vốn, lập danh sách các hộ đủ tiêu chuẩn kèm theo đơn xin vay gửi Ban xoá đói giảm nghèo của UBND xã.
3- Ban xoá đói giảm nghèo và UBND xã cùng xét duyệt những hộ đủ tiêu chuẩn vay vốn rồi gửi đến ngân hàng
4- Cán bộ tín dụng tập hợp đơn và danh sách xin vay trình lên giám đốc ký duyệt cho vay và ra thông báo về lịch giải ngân, địa điểm giải ngân tại các xã
5- Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận danh sách hộ được vay vốn, thông báo cho các hộ thời gian và đỉa điểm ngân hàng tiến hàng giải ngân
6- NHCSXH trực tiếp giải ngân cho hộ nghèo
7- Sau khi ngân hàng giải ngân cho hộ nghèo, tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thu lãi và nợ gốc cho ngân hàng. Đôn đốc hộ nghèo sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích vay vốn và trả nợ đúng hạn.
Đây là phương thức cho vay khá hợp lý và phù hợp ở Việt Nam và tại huyện. Việc hình thành các tổ nhóm để gắn trách nhiệm liên đới tới từng thành viên trong tổ. Đảm bảo chắc chắn rằng tiền vay đến với hộ nghèo sẽ không bị trùng lặp, và không công bằng. Ngoài ra hình thức cho vay này đã giúp giảm ngánh nặng cho ngân hàng.