Đối với tăng trưởng vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của vốn đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 65)

GDP= α1 α2 tdt + ut

3.3.3. Đối với tăng trưởng vùng kinh tế

Trong giai đoạn tới tăng trưởng các vùng kinh tế lớn tập trung vào những định hướng quan trọng sau:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng, hình thành các vùng chuyên ngành rau, cây ăn quả, mở rộng nuôi trông thuỷ sản, phát triển mạnh công nghiệp chế biến và cơ khí phạuc vụ nông nghiệp.

Trong vùng kinh tế trọng điểm phát triển các khu công nghiệp cao, công nghiệp xuất khẩu công nghiệp điện tử và một số cơ sở cơ khí đóng tàu, luyện kim...

+ Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hình thành và phát triển vai trò các trung tâm thương mại, xuất khẩu, tài chính... Đẩy mạnh công nghiệp dầu khí, sản xuất điện, phân bón và hoá dầu khí...

Phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi công nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến.

+ Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Phát huy lợi thế ven biển, hình thành các khu công nghiệp ven biển, các khu công nghiệp – thương mại tổng hợp... Phát triển các khu công nghiệp lọc, hoá dầu, vật liệu xây dựng...

Phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện khắc nghiệt, hạn chee tác haị của thiên tai lũ lụt, hạn hán...

+Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc gắn với chế biến.

Phát triển thuỷ lợi nhỏ gắn với thuỷ điện nhỏ giải quyết cấp nước, cấp điện cho đồng bằng vùng cao.

Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, nông lâm thuỷ sản, chú trọng chế bến xuất khẩu.

+ Tây Nguyên

Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu, chăn nuôi đại gia súc, trồng và bảo vệ rừng. Phát triển thuỷ điện lớn và nhỏ, các hồ chứa nước cho thuỷ lợi, phát triển công nghiệp giấy và chế biến quặng bô xít.

+ Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếp tục phát huy vai trò của vùng lúa và nông sản, thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất cả nước. Phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

KẾT LUẬN

Đầu tư phát triển là hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng có tác trực tiếp tới sự tăng và phát triển của một nền kinh tế. Sau một thời gian tìm hiểu sự tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế em có rút ra một số kết luận:

+ Đầu tư là một nhân tố có tác động mạnh nhất tới tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2007.

+ Nhờ đầu tư hợp lý nên các ngành, các thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều đạt mức tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng chung nền kinh tế.

Tuy nhiên bên cạnh đó chuyên đề vẫn còn một số thiếu sót:

+ Chuyên đề mới chỉ đề cập tới tác động của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế mà chưa đề cập tới các yếu tố khác cũng có tác động tới tăng trưởng kinh tế.

+ Phần mô hình mới chỉ nói tới sự tăng của phần trăm vốn đầu tư tới phần trăm tăng của GDP mà chưa đề cập đến thực chất của vấn đề là sự gia tăng của vốn đầu tư tới tăng trưởng kinh tế.

Sau một thời gian nghiên cứu, chuyên đề đã có một số kết quă thu được nhưng do còn hạn chế về kiến thức và số liệu nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để chuyên đề trở nên tốt hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của vốn đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w