Tăng trưởng của cácthành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của vốn đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 34 - 37)

4 11 375.89 Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển qua các

2.2.2. Tăng trưởng của cácthành phần kinh tế

Đầu tư phát triển không chỉ khiến cho các ngành tăng trưởng cao và liên tục mà còn tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, nhờ đầu tư hợp lý, các thành phần kinh tế đều tăng trưởng theo chiều hướng tích cực, trong đó kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng cùng sự gia tăng của các thành phần kinh tế khác.

Bảng 2.2.7: Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000- 2007 (Giá thực tế) (Đơn vị nghìn tỷ đồng) Tổng số Kinh tế Nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Kinh tế cá thể KT có vốn đầu tư nước ngoài 2000 441.65 170.14 37.91 32.26 169.12 58.63 2002 535.76 205.65 42.8 44.49 188.496 73.69 2003 613.44 239.74 45.96 50.5 215.93 88.74 2004 715.3 279.7 50.72 60.7 250.99 108.56 2005 839.21 322.24 57.2 74.61 289.23 134.56 2006 974.26 364.25 63.62 91.71 289.23 165.45 2007 1144.01 5 416.79 70.81 115.64 338.87 202.08

Biểu đồ 2.2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000- 2007

Dựa vào biểu đồ và bảng số hiệu trên ta có thể thấy rằng khu vực kinh tế Nhà nước có giá trị đóng góp vào GDPlà lớn nhất sau đó là tới khu vực kinh tế cá thể vói giá trị đóng góp năm 2007 là 338.87 nghìn tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng cao phải nói tới khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài năm 2000 mới chỉ đóng góp 53.68 nghìn tỷ đồng mà tới năm 2007 đã lên tới 202.08 nghìn tỷ đồng.

Bảng 2.2.8: Tốc độ tăng định gốc tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000- 2007

Đơn vị: %

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Kinh tế nhà nước 8.64 20.87 40.9 64.4 89.4 114.09 144.97 Kinh tế tập thể 8.16 20.45 33.86 53.77 79.82 108.83 146.69 Kinh tế tư nhân 2.31 12.91 21.26 33.8 50.88 67.837 86.81 Kinh tế cá thể 18.5 37.88 56.51 88.13 131.2 184.22 258.38 KT vốn đầu tư nn 7.37 18.51 32.09 51.31 75.89 102.67 137.33

(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)

Dựa vào bảng số liệu trên và biểu đồ ta thấy khu vực kinh tế Nhà nước có giá trị đóng góp vào GDP là lớn nhất trong cácthành phần kinh tế, khoảng bình quân 38% hàng năm trong tổng số GDP của toàn bộ nền kinh tế, từ 170.14 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên tới 239.74 nghìn tỷ đồng năm 2003 và tăng lên tới 416.79 nghìn tỷ đồng năm 2007, tăng 40.9% và 144.97% so với năm 2000. Điều này cho thấy vốn đầu tư phát triển khu vực kinh tế nhà nước đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Tăng trưởng trong khu vực kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế bởi lễ đây là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, có tính chất định hướng cho các thành phần kinh tế khác.

Tiếp sau khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế cá thể cũng đóng góp vào GDP khá lớn khoảng 30.43% trong tổng giá trị GDP toàn bộ nền kinh tế. Trong năm 2000 khu vực này đóng góp 142.7 nghìn tỷ đồng, năm

2003 là 188.47 nghìn tỷ đồng, năm 2007 là 228.69 nghìn tỷ đồng tăng 258.38% so với năm 2000

Bên cạnh đó, khu vực kinh tế cá nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm đóng góp khoảng 15.62% tổng giá trị GDP , năm 2007 đạt 202.08 nghìn tỷ đồng tăng 137.33% so với năm 2000. Khu vực kinh tế cá nhân có tốc độ tăng trưởng so với năm 2000 là 86.81%, năm 2007 đóng góp 115.64 nghìn tỷ đồng. Đây là hai khu vực kinh tế năng động, giàu tiềm năng và có ý nghĩa quan trọng đối sự nghiệp tăng trưởng kinh tế trong nước và cải thiện đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của vốn đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w