Tăng trưởng của các ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của vốn đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 28)

4 11 375.89 Nếu lấy năm 2000 làm gốc thì tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển qua các

2.2.1. Tăng trưởng của các ngành kinh tế.

Sự gia tăng quy mô vốn đầu tư đều đặn qua hàng năm có tác động mạnh đến nhiều mặt của nền kinh tế nước ta. Đầu tư góp phần làm tăng năng lực sản xuất của các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ từ đó kéo theo sự tăng trưởng của các ngành kinh tế làm cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Đặc biệt hai ngành kinh tế trọng điểm là công nghiệp- xây dựng và dịch vụ được ưu tiên vào với tỷ trọng lớn nên có giá trị đóng góp vào GDP lớn nhất và có xu hướng tăng nhanh trong các năm gần đây.

Bảng 2.2.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000- 2007 theo giá hiện hành

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 441.65 481.29 535.76 613.44 715.31 839.21 974.26 1144.02 Công nghiệp và xây dựng 162.22 183.52 206.19 242.13 287.62 344.22 404.69 475.68 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 108.36 111.86 123.38 138.28 155.99 175.98 198.79 232.19 Dich vụ 171.07 185.92 206.18 233.032 271.69 319.03 370.77 436.13

(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)

Biểu đồ 2.2.1: Tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế giai đoạn 2000- 2007

Đơn vị : nghìn tỷ đồng

Ngành công nghiệp và xây dựng: là ngành được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm tạo đà cho quá trình CNH-HĐH đất nước. Do vậy ngành này đã có tốc độ tăng trưởng nhanh và theo hướng hiện đại. Vượt lên những đòi hỏi khắc nghiệt của thị trường, vươn lên theo hướng đổi mới công nghệ, cơ cấu

đầu tư và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Đóng góp vào GDP ngày càng tăng, năm 2000 là 162.22 nghìn tỷ đồng, năm 2002 là 206.19 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 287.62 nghìn tỷ đồng và năm 2007 là 475.68 nghìn tỷ đồng. Chính đầu tư cho công nghiệp ngày càng tăng đã có tác dụng trong việc tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực này.

Bảng 2.2.2: Giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2006 theo giá hiện hành

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Bảng 2.2.3: Tốc độ gia tăng định gốc của giá trị sản xuất một số ngành công nghiệp giai đoạn 2000- 2006.

2001 2002 2003 2004 2005 2006Tổng số Tổng số 395.8 476.35 620.067 808.96 991.25 1204.59 CN khai thác mỏ 52.24 61.36 84.04 103.81 110.95 123.72 CN chế biến 320.901 388.228 504.36 657.11 824.72 1017.73 SX điện khí đốt và nước 22.67 26.75 31.66 48.028 55.58 63.14

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 17.76 41.73 84.48 140.68 194.93 258.4 CN khai thác mỏ -1.5 15.7 58.461 95.75 109.19 133.27 CN chế biến 21.34 46.8 90.72 148.47 211.85 284.84 SX điện khí đốt và nước 21.83 43.82 70.18 58.13 198.73 239.37

(Nguồn: Niên giám thốn kê và Viện Khoa học tài chính)

Trong ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến và sản xuất điện, khí đốt và nước dược phẩm được đầu tư đúng mức nên giá trị tăng thêm luôn giữ ở mức cao so với năm 2000 làm gốc. Giá trị ngành CN chế biến tăng từ 264.46 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 1017.733 nghìn tỷ đồng năm 2006, tăng 284.84%. Tăng cường đầu tư vào công nghiệp chế biến là biện pháp tốt, không chỉ phát triển ngành này mà tạo đà phát triển cho toàn bộ nền kinh tế, bởi lẽ hầu hết các ngành công nghiệp này đều có tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức độ tăng trưởng của nền kinh tế..Bên cạnh, ngành sản xuất điện có mức độ tăng trưởng vượt bậc vào năm 2005 và 2006, tăng 198.73% và 239.37% so với năm 2000.

Ngành nông lâm ngư nghiệp: Sự tăng lên về quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư trong lĩnh vực này đã đem lại cho bản thân ngành những bước phát triển đáng kích lệ. Giá trị khu vực này đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Năm 2000 là 108.35 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 155.99 nghìn tỷ đồng, năm 2007 là 232.19 nghìn tỷ đồng

Bảng 2.2.4:Giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2000-2007 theo giá hiện hành

Đơn vị nghìn tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nông nghiệp 87.54 87.86 96.543 106.3 8 119.10 132.98 149.66 174.07 Lâm nghiệp 5.91 6.03 6.50 7.77 9.41 10.05 10.80 12.06 Ngư nghiệp 14.90 17.90 20.34 24.125 27.474 32.947 38.33 5 46.045 Tổng số 108.3 5 111.8 5 123.3 8 138.2 8 155.99 175.98 198.79 232.18

(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)

Bảng 2.2.5: Tốc độ gia tăng định gốc của giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2000- 2007

Đơn vị: % 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nông nghiệp 0.37 10.28 21.53 36.06 51.92 70.96 98.86 Lâm nghiệp 3.044 9.927 31.49 59.17 69.99 82.68 104.07 Ngư nghiệp 20.113 36.45 61.85 84.32 121.03 157.17 208.9 Tổng số 3.232 13.87 27.62 43.96 62.41 83.46 114.28

Trong nông nghiệp: giá trị sản xuất đóng góp vào GDP ngày càng tăng lên rõ rệt từ 87.54 nghìn tỷ đồng năm 2000, 96.542 nghìn tỷ đồng năm 2002 lên tới 174.07 nghìn tỷ đồng năm 2007, với tốc độ tăng lên hoàn năm 2003 là 36.065, năm 2005 là 70.967 và đến năm 2007 là 98.86 so với năm 2000.

Bảng 2.2.6: Giá trị sản xuất một số ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 -2007 theo giá thực tế Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trồng trọt 101.04 101.4 111.17 116.0 6 131.55 134.75 145.8 174.38 Chăn nuôi 24.96 25.5 30.57 34.46 37.34 45.23 48.48 57.74 Dịch vụ 3.14 3.27 3.27 3.43 3.59 3.36 3.56 4.38 Tổng số 129.14 130.1 8 145.0 2 153.96 172.49 183.3 4 197.86 236.52

(Nguồn: Niên giám thống kê và Viện Khoa học tài chính)

Giá trị sản xuất vủa ngành trồng trọt năm 2000 là 101.04 nghìn tỷ đồng, năm 2005 tăng lên là 134.75 nhìn tỷ đồng và đến năm 2007 là 174.38 nghìn tỷ đồng. Chăn nuôi cũng phát triển với qui mô thích hợp từng vùng, giá trị của ngành tăng từ 24.96 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên tới 57.74 nghìn tỷ đồng năm 2007. Ngành dịch vụ do chưa được đầu tư thích hợp nên trong giai đoạn này chưa có sự phát triển mạnh, năm 2000 là 2.14 nghìn tỷ đồng đến năm 2007 mới chỉ đạt 4.38 nhìn tỷ đồng tăng 39.5% trong vòng 8 năm.

Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng là lĩnh vực có nhiều khó khăn nhưng trong giai đoạn này cũng có nhiều bước chuyển biến rõ rệt. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp tăng dần từ 5.91 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên tới 12.06 nghìn tỷ đồng năm 2007 tăng 104.07%.

Thuỷ sản cũng đạt nhiều thắng lợi, giá trị sản xuất đạt 14.9 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên tới 46.045 nghìn tỷ đồng năm 2007, tăng 208.9% so với năm 2000. Sản xuất thuỷ sản góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói chung và của nền kinh tế nói riêng.

Ngành dịch vụ: là lĩnh vực đặc trưng của nền kinh tế hiện đại, ngành dịch vụ nước ta phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu

cầu phát triển kinh tế và đời sống dân cư. Cùng với ngành công nghiệp và xây dựng là hai ngành có giá trị đóng góp vào GDP rất lớn, năm 2000 là 171.07 nghìn tỷ đồng, năm 2004 là 271.69 nghìn tỷ đồng, năm 2007 là 436.13 nghìn tỷ đồng với tốc độ gia tăng là 155% so với năm 2000.

Trong nội bộ ngành dịch vụ, thời gian qua đã xuất hiện nhiều loại hoạt động mới mang đậm nét của nền kinh tế thị trường và có tỷ trọng giá trị gia tăng cao như: các hoạt đoọng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản… Các hoạt động dịch vụ này hiện đang đóng góp ¾ vào mức tăng trưởng của dịch vụ nói chung và đòi hỏi có sự đầu tư thích đáng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của vốn đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w