9. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Tạo lập các điều kiện cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN thực
hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Để tạo lập các điều kiện cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm cần có những giải pháp khắc phục những tác động âm tính của Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong quá trình tự chủ xác định nhiệm
vụ và mở rộng chức năng hoạt động; tự chủ về tổ chức, liên doah, liên kết; tự chủ về tài chính; tự chủ nguồn tín dụng ngân hàng; tự chủ lao động; tự chủ về hợp tác quốc tế; tự chủ trong xây dựng quyền đánh giá.
Tạo lập các điều kiện đối với quá trình tự chủ xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Khi tiềm lực KH&CN của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được tăng cường cộng với việc nâng cao tinh thần tự chủ, các viện trên sẽ có khả năng tự chủ trong định hướng nghiên cứu, tự chủ trong xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường gắn kết nghiên cứu với đào tạo và sản xuất.
Hiện nay, việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chưa định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ KH&CN. Vì vậy, để giúp các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự chủ trong định hướng nghiên cứu KH&CN, Nhà nước cần ban hành chính sách cho phép VKH&CNVN chủ trì và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án lớn của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, trong các lĩnh vực: NCCB, ĐTCB và TKCN.
Nhà nước cần có cơ chế để các viện TKCN thuộc VKH&CNVN thể hiện vai trò chủ thể của mình trên thị trường công nghệ. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường, các viện này có thể xác định nhiệm vụ đáp ứng được yêu cầu của thị trường theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Như vậy, môi trường để tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện này phát huy tác dụng là một thị trường KH&CN phát triển và lành mạnh. Thị trường công nghệ, được vận hành bởi quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, có khả năng điều khiển và chi phối mọi chủ thể tham gia thị trường và buộc người ta phải chấp nhận. Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, đặc biệt là nhóm viện TKCN chính là dựa trên cơ sở nắm bắt, vận dụng các quan hệ có tính quy luật của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN đang gặp nhiều
khó khăn khi thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cơ chế mới. Để góp phần tháo gỡ những khó khăn này, cần chú ý tới các biện pháp sau:
- Tăng cường hệ thống tổ chức môi giới thị trường công nghệ giúp các viện TKCN tiếp xúc với nhu cầu của xã hội về KH&CN. Các tổ chức môi giới sẽ đóng vai trò người cung cấp thông tin, đồng thời là người tư vấn, tham gia định giá công nghệ v.v... Cũng nên phát triển nhiều loại hình tổ chức môi giới khác nhau để vừa hỗ trợ nhau vừa cạnh tranh lẫn nhau. Chẳng hạn, ngoài cơ quan giao dịch công nghệ, tổ chức thông tin thị trường công nghệ, VKH&CNVN đã thành lập Ban Ứng dụng và TKCN.
- Hoàn thiện hệ thống sở hữu công nghiệp theo hướng đưa các tinh thần của văn bản quy phạm pháp luật vào cuộc sống, nâng cao nhận thức xã hội về sở hữu công nghiệp và tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.
- Cải cách mạnh Doanh nghiệp nhà nước để tăng nhu cầu xã hội về sản phẩm KH&CN và góp phần làm sống động thị trường công nghệ.
Ngoài ra còn có các biện pháp khác như tăng cường hệ thống trọng tài kinh tế đảm bảo xử lý tốt các tranh chấp trên thị trường công nghệ, phát triển các tổ chức NC&TK ngoài quốc doanh để tăng tính cạnh tranh trên thị trường công nghệ, tiếp tục sửa đổi và bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thương mại hoá hoạt động KH&CN...
Tạo lập các điều kiện đối với quá trình tự chủ về tổ chức, liên doah, liên kết của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Để tăng quyền tự chủ cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, Nhà nước phải đổi mới một cách mạnh mẽ cơ chế và chính sách quản lý nhân lực KH&CN, tăng quyền tự chủ về quản lý nhân lực cho các viện này. Xây dựng cơ chế chính sách tạo động lực cho cán bộ KH&CN về trọng dụng, sử dụng cán bộ KH&CN tài năng, giỏi; khuyến khích và thu hút người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia phát triển KH&CN của đất nước, áp dụng mức thu nhập đặc biệt đối với cán bộ chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có tầm quan trong đặc biệt trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội. Nhà nước cần
có những chính sách tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhân lực KH&CN. Để VKH&CNVN tự chủ trong điều chỉnh tổ chức, liên doanh, liên kết Nhà nước cần đưa ra một khung các biện pháp chính sách khuyến khích các viện NC&TK trực thuộc VKH&CNVN hình thành doanh nghiệp KH&CN, như miễn hoặc ưu đãi thuế đối với những doanh nghiệp KH&CN đang trong thời gian hình thành tại các viện TKCN; hướng dẫn định giá các bí quyết, giải pháp công nghệ và thương hiệu mà tổ chức mẹ có thể đóng góp với các doanh nghiệp KH&CN dưới dạng cổ phần.
Ngoài trình độ đội ngũ cán bộ nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, phải chú ý tới trình độ của người đứng đầu tổ chức và khả năng đoàn kết, khắc phục những mâu thuẫn nội bộ đủ sức vượt qua những thách thức của đổi mới.
Đổi mới chế độ chủ quản hiện nay của VKH&CNVN đối với các viện NC&TK trực thuộc. Phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu nhà nước và quyền quản lý hành chính nhà nước. Nghiên cứu xây dựng các hình thức đại diện chủ sở hữu nhà nước ít tính chất quan liêu hơn, độc lập hơn với hệ thống hành chính nhà nước, có chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn - trách nhiệm được xác định rõ ràng hơn.
Việc tăng quyền tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN đòi hỏi chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính nhà nước can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và các hoạt động khác có liên quan của đơn vị. Cần tinh giảm thủ tục hành chính, loại bỏ phiền hà, chống tham nhũng. VKH&CNVN cần có quy chế, quy định để phân biệt các phòng chuyên môn, nghiên cứu khoa học với các phòng, đơn vị thuộc bộ máy hành chính; tiêu chuẩn, phụ cấp của lãnh đạo phòng nghiên cứu nên gắn vào đề tài, đề án mà phòng chủ trì, không cố định như lãnh đạo phòng hành chính.
Tạo lập các điều kiện đối với quá trình tự chủ về tài chính của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
VKH&CNVN nói chung và các nhóm viện trực thuộc nói riêng.
Việc đổi mới phương thức đầu tư trong phần vốn của nhà nước là vấn đề khá nhạy cảm. Thực ra, Chính phủ đã có Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia từ năm 2003 và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg ban hành Điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2005. Nhưng đến nay mới có Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia đi vào hoạt động với số vốn ban đầu còn khiêm tốn (200 tỷ đồng), các quỹ thành lập theo Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg mới được thành lập rất ít. Việc đổi mới như vậy chưa làm thay đổi nhiều cơ cấu và hình thức đầu tư. Sự đổi mới chỉ thực sự có được khi ngân sách nhà nước chỉ dành đầu tư trực tiếp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực NCCB có tầm ảnh hưởng lớn, các vấn đề NCUD quan trọng có độ rủi ro cao, những vấn đề trực tiếp phục vụ an ninh quốc phòng.
Đối với nhóm viện NCCB thuộc VKH&CNVN cần có chính sách tăng cường đầu tư về cơ sở hạng tầng, trang thiết bị nghiên cứu, đầu tư phát triển tiềm lực thông tin của các viện này, có nguồn kinh phí ổn định cho những đề tài NCCB định hướng, tạo cơ chế, chính sách tăng kinh phí cho các viện có nhiều ấn phẩm khoa học được công bố, có nhiều bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín.
Đối với nhóm viện ĐTCB thuộc VKH&CNVN, Nhà nước cần tăng ngân sách đầu tư các dự án nâng cao năng lực thiết bị đo đạc, khảo sát góp phần tăng cường tiềm lực tạo ra những sản phẩm ĐTCB có chất lượng cao cung cấp cho các ngành kinh tế của đất nước. Song song với việc tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các viện này, Nhà nước cần giao cho VKH&CNVN chủ trì những dự án ĐTCB dài hạn, tạo điều kiện để các viện ĐTCB tăng cường tiềm lực của mình.
Đối với nhóm viện TKCN thuộc VKH&CNVN, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại, pilot và các xưởng sản xuất thử đồng thời sớm đưa ra một khung các biện pháp
chính sách ưu đãi về thuế, cho vay tín dụng, thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ các viện này dựa trên các kết quả KH&CN dưới dạng bí quyết và giải pháp công nghệ, tạo ra được các sản phẩm mới có thể thương mại hóa và đưa ra thị trường công nghệ.
VKH&CNVN cần có những giải pháp sử dụng tối ưu nguồn kinh phí đầu tư, tập trung vào những hướng NCCB chủ đạo, tập trung phát triển ĐTCB về biển. Trong nhóm viện TKCN cần tập trung đầu tư phát triển các hướng TKCN trọng điểm, khả năng đưa ra thị trường lớn. Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN cần sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư, cần lựa chọn các thiết bị tiên tiến, hiện đại để tăng cường tiềm lực của viện đồng thời có kế hoạch khai thác tối ưu các thiết bị này.
Căn cứ tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP, Bộ KH&CN, Bộ tài chính cần thống nhất ban hành các chính sách tạo điều kiện cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự chủ trong việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đề tài, dự án.
Cần có chính sách điều chỉnh chế độ lương đối với cán bộ khoa học, chính sách lương, thưởng ở các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN chưa thu hút được người tài, chưa thu hút được những cán bộ trẻ có tài năng vào làm việc. Nhà nước cần điều chỉnh chế độ lương, thu nhập phù hợp với chức vụ KH&CN. Đối với người làm khoa học thì phải sống được bằng hoạt động khoa học. Cần ban hành chính sách tạo điều kiện để các cán bộ trẻ tham gia các đề tài, dự án các cấp, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và tăng thu nhập.
Tạo lập các điều kiện đối với quá trình tự chủ nguồn tín dụng ngân hàng của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Nhà nước cần xây dựng những chính sách thúc đẩy các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự chủ hơn nữa trong việc tìm nguồn tài trợ, đa dạng các nguồn vốn phục vụ KH&CN từ nguồn ngân sách nhà nước, từ doanh nghiệp, từ các tổ chức tín dụng. Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính tạo thuận lợi cho các chủ nhiệm đề tài, dự án cũng như các cá nhân trong viện hoạt động KH&CN.
Nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và các chính sách khác như miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, nhập khẩu trang thiết bị, tài liệu công nghệ; có chính sách hỗ trợ dưới dạng hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm để hộ trợ các viện TKCN thuộc VKH&CNVN có khả năng thành lập doanh nghiệp KH&CN.
Nhà nước cần cải cách mạnh doanh nghiệp nhà nước để tăng nhu cầu xã hội về sản phẩm KH&CN và góp phần đa dạng hóa nguồn tín dụng cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Cần có chính sách thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, đóng vai trò bà đỡ cho các viện TKCN thuộc VKH&CNVN triển khai những công nghệ mới vào sản xuất.
Nhà nước cần có những chính sách thúc đẩy sự minh bạch trong quản lý nhân lực, quản lý tài chính và quản lý hoạt động KH&CN. Với đặc thù riêng về hoạt động KH&CN, VKH&CNVN cũng cần ban hành những quy chế riêng để thúc đẩy sự minh bạch trong quản lý nhân lực, quản lý tài chính và quản lý hoạt động KH&CN của các viện NC&TK trực thuộc.
Nhà nước nên ban hành chính sách cho phép các viện NC&TK nói riêng và VKH&CNVN nói chung chủ trì những dự án trọng điểm cấp quốc gia theo các hướng: ĐTCB, NCCB và NCUD để giúp đa dạng hóa nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu KH&CN của viện đồng thời tạo lập cơ sở để phát triển các viện NC&TK theo trung và dài hạn.
Tạo lập các điều kiện đối với quá trình tự chủ lao động của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã có chính sách xóa bỏ cơ chế định biên, chuyển các cán bộ KH&CN trong biên chế của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN sang hợp đồng làm việc, nhưng cho đến nay vẫn chưa triển khai được trong thực tế. Thời gian tới Nhà nước cần có những biện pháp đổi mới về chế độ sử dụng lao động trong các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN. Chuyển chế độ công chức của cán bộ sang chế độ viên chức, ban hành luật viên chức, từng bước xây dựng thị trường lao động khoa
học, khắc phục tình trạng trong một viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tồn tại 2 loại cán bộ trong biên chế: biên chế vĩnh viễn và biên chế hợp đồng.
Cần đổi mới một cách mạnh mẽ cơ chế và chính sách đào tạo, quản lý nhân lực KH&CN như: đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN; phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH&CN; tạo động lực vật chất và tinh thần, thực hiện chế độ thù lao đãi ngộ theo mức độ cống hiến và các chính sách khác đối với cán bộ KH&CN. Tạo điều kiện để các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự chủ trong điều chỉnh tổ chức.
Nhà nước cần có những chính sách cho phép các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự chủ trong điều chỉnh tổ chức, cần có những quy định cụ thể khuyến khích các nhà khoa học sẵn sàng chịu mạo hiểm đứng ra thành lập doanh nghiệp KH&CN theo mô hình spin – off.
Cần có cơ chế chính sách tạo động lực làm việc cho cán bộ KH&CN, có cơ chế đãi ngộ cán bộ có tài năng cũng như thu hút những nhà khoa học danh tiếng là việt kiều, để lực lượng này tham gia hoạt động trong các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN.
Cần có chính sách cụ thể khuyến khích công tác đào tạo nâng cao và đào tạo lại để tăng quyền tự chủ về nhân lực KH&CN cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, tận dụng nguồn lực chất xám trong viện nâng cao chất lượng đào tạo.
Tạo lập các điều kiện đối với quá trình tự chủ về hợp tác quốc tế của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN
Nhà nước cần ban hành chính sách để tăng kinh phí, tăng mạnh nguồn vốn đối ứng của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN với các đơn vị NC&TK nước ngoài, góp phần tăng cường khả năng phối hợp trong hợp tác quốc tế của các viện này.
Cần có chính sách tạo điều kiện để các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, đồng thời tiếp cận các hướng nghiên cứu mới của thế giới về các lĩnh vực: NCCB, ĐTCB và TKCN.
Tạo lập các điều kiện đối với quá trình tự chủ xây dựng quyền đánh giá