Những gợi suy liên quan tới đánh giá chính sách KH&CN tại Việt

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 31)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.3.5.Những gợi suy liên quan tới đánh giá chính sách KH&CN tại Việt

Nam

Về mục tiêu đánh giá chính sáchKH&CN của các nước

Hoạt động đánh giá chính sách KH&CN nhằm tới hai mục đích:

a) Là công cụ quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN, nó giúp nhà nước xem xét lại những thành công và thất bại, những ưu điểm và khiếm khuyết của các biện pháp chính sách đã ban hành, tác động và hiệu quả của đầu tư cho KH&CN thông qua các chương trình nghiên cứu, các dự án KH&CN, cũng như các tổ chức NC&TK do nhà nước thành lập, để có những điều chỉnh nhất định trong tương lai trong quản lý KH&CN, trong đầu tư, v.v...

b) Kết quả đánh giá KH&CN được công bố và phổ biến rộng rãi cho công chúng, đó là trong một thể chế dân chủ, để công chúng có đủ căn cứ phán quyết về hiệu quả hoạt động của chính phủ trong phát triển KH&CN, hiệu quả của đầu tư cho KH&CN bằng đồng tiền của công dân đóng góp qua thuế khoá và các hình thức đóng góp khác.

Về phương thức tổ chức đánh giá

Tất cả các nước kể trên đều có tổ chức hoặc độc lập hoặc được hậu thuẫn bởi các quy định pháp lý để tổ chức việc đánh giá chính sách bởi nhà nước coi đây là việc làm cần thiết trong hoạch định chinh sách. Tính chất “tham dự” của đánh giá khá cao: mọi tầng lớp xã hội đều được hỏi ý kiến đánh giá.

Về phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá rất đa dạng không thuần tuý định tính hoặc định lượng với sự tham gia của các chuyên gia trong từng lĩnh vực KH&CN và quản lý. Quỹ chuyên gia phong phú (khi cần thiết có thể mời chuyên gia nước ngoài). Đây là bài học có giá trị đối với nước ta trong tương lai khi nhu cầu đánh giá chính sách tăng cao.

CHƢƠNG 2

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KH&CN NÓI CHUNG VÀ NGHỊ ĐỊNH 35/HĐBT, NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH

TỰ CHỦ CỦA CÁC VIỆN NC&TK THUỘC VKH&CNVN 2.1. Tổ chức và hoạt động của VKH&CNVN

2.1.1. Tổng quan về VKH&CNVN - Giới thiệu chung - Giới thiệu chung

VKH&CNVN là cơ quan thuộc Chính phủ; Tiền thân là Viện Khoa học Việt Nam được thành lập theo Nghị định 118/CP ngày 20/5/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Ngày 12 tháng 5 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 62/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VKH&CNVN. Viện là cơ quan sự nghiệp KH&CN hàng đầu của cả nước, có vị trí đầu tàu trong hệ thống KH&CN quốc gia, thực hiện các hoạt động NCCB về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ một cách toàn diện, trình độ cao. VKH&CNVN luôn sẵn sàng tiềm lực khoa học công nghệ trình độ cao để đáp ứng các đòi hỏi xử lý các vấn đề phát sinh của tình hình thực tiễn. Ngoài công tác nghiên cứu triển khai, viện còn thực hiện đào tạo nhân lực trình độ cao cho đất nước.

- Chức năng, nhiệm vụ

VKH&CNVN có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ NCCB về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nước theo quy định của pháp luật.

1. Trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới, đổi tên, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị của Viện thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.

hiện:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các dự án, đề án quan trọng của Viện; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

b) Tham gia xây dựng chiến lược phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ; tham gia hoạch định chính sách phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của đất nước;

c) Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường để cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng, ban hành chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các vùng và cả nước;

d) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của nhà nước. Các hướng KHCN trọng điểm của Viện đã được Chính phủ phê duyệt gồm 9 hướng: Công nghệ thông tin và tự động hoá; Khoa học và công nghệ vật liệu; Nông nghiệp sinh thái và Công nghệ sinh học; Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Các hợp chất có hoạt tính sinh học; Điện tử, cơ điện tử và Công nghệ vũ trụ; Biển và công trình biển; Công nghệ môi trường;

đ) Đề xuất và chủ trì thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

e) Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn dịch vụ về các lĩnh vực chuyên môn vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và theo quy định của pháp luật;

g) Thông tin, dự báo, cảnh báo động đất, sóng thần;

học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường khoa học, công nghệ;

i) Thẩm định hoặc tham gia thẩm định trình độ công nghệ, xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật các công trình trọng điểm, quan trọng của nhà nước và của các địa phương theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

k) Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đại học về khoa học tự nhiên và công nghệ theo quy định của pháp luật;

l) Quyết định các dự án đầu tư của Viện theo quy định của pháp luật. 3. Về hợp tác quốc tế

a) Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế đã ký kết;

c) Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình hợp tác quốc tế và quyết định tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của pháp luật; quản lý các hội nghị, hội thảo và kế hoạch hợp tác quốc tế của các đơn vị trực thuộc.

4. Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu, nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Về biên chế, cán bộ, viên chức

a) Lập kế hoạch biên chế của Viện gửi Bộ Nội vụ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định phân bổ, quản lý chỉ tiêu biên chế sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành quản lý biên chế;

b) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong các hoạt động của Viện;

đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

6. Về quản lý tài chính, tài sản

a) Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của viện trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

b) Quyết định phân bổ chỉ tiêu, kế hoạch; kiểm tra việc chi tiêu; chịu trách nhiệm quyết toán và có quyền điều chỉnh trong phạm vi tổng mức thu, chi tài chính được phê duyệt để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng không được thay đổi mục tiêu, kế hoạch đã được duyệt;

c) Quản lý tài chính, tài sản; sử dụng có hiệu quả tài sản do Nhà nước giao và các nguồn tài sản khác; thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.

7. Về quản lý doanh nghiệp nhà nước

a) Chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của Viện theo quy định của Chính phủ; tổ chức triển khai sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của Viện theo quy định của pháp luật.

8. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

- Cấu trúc tổ chức

Tính đến ngày 15/7/2009, VKH&CNVN có 24 viện nghiên cứu; 3 đơn vị sự nghiệp do chính phủ thành lập; 10 viện và trung tâm do VKH&CNVN thành lập; 9 doanh nghiệp nhà nước, trên 20 liên hiệp sản xuất và đơn vị 35 trực thuộc các viện chuyên ngành.

Các đơn vị của viện đóng tập trung tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Huế. Viện còn có hệ thống gần 50 đài, trạm quan trắc và cơ sở trạm trại thực nghiệm phân bố trên khắp các vùng lãnh thổ, ven biển, hải đảo (Quảng Ninh, Tam Đảo, Vùng núi phía Bắc, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, v.v…) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu.

Lãnh đạo và quản lý: Lãnh đạo viện gồm Chủ tịch và hai Phó chủ tịch.

Chủ tịch VKH&CNVN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của VKH&CNVN.

Các tổ chức giúp Chủ tịch viện thực hiện nhiệm vụ gồm: - Ban Tổ chức - Cán bộ.

- Ban Kế hoạch - Tài chính. - Ban Ứng dụng và TKCN. - Ban Hợp tác quốc tế. - Ban Kiểm tra.

- Văn phòng.

- Cơ quan đại diện của viện tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Nhân lực

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VKH&CNVN là thực hiện các nghiên cứu khoa học cơ bản ở trình độ cao làm hạt nhân cho sự phát triển của các chuyên ngành khoa học tự nhiên ở Việt Nam. Đội ngũ này đã tạo dựng nên vai trò đầu tầu của viện trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác đào tạo sau đại học và TKCN không những trong viện mà còn ở nhiều cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong khắp cả nước.

Đội ngũ cán bộ khoa học của Viện gồm 2.464 cán bộ, viên chức, trong đó có 217 giáo sư, phó giáo sư, 675 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 610 thạc sĩ (Bảng 2.1). Ngoài ra còn có gần 1.200 cán bộ khoa học đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc theo chế độ hợp đồng dài hạn.

Nhìn chung, về cơ cấu tổ chức của Viện là khá ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ; lực lượng cán bộ có trình độ cao khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên. Lực lượng cán bộ trình độ cao luôn là thế mạnh của viện trong thời gian qua (so với các đơn vị nghiên cứu và triển khai cũng như các trường đại học trong cả nước).

Trong những năm gần đây, Viện luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ có trình độ cao (tiến sỹ, thạc sỹ) cho các đơn vị của mình cũng như phục vụ chung cho đất nước, hàng năm có hàng chục tiến sỹ mới bảo vệ và đào tạo hàng trăm thạc sỹ thuộc các chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Các đơn vị trong viện còn cử nhiều cán bộ trẻ của mình đi đào tạo tại nước ngoài nhằm bổ sung lực lượng cán bộ trình độ cao.

Bảng 2.1: Nhân lực KH&CN của VKH&CNVN phân theo trình độ, giới tính và độ tuổi TT Học hàm, học vị Số lƣợng Độ tuổi Tổng số Trong đó nữ ≤30 31-40 41-50 51-55 >55 1 Giáo sư 43 0 0 0 3 8 32 2 Phó Giáo sư 174 31 0 2 23 44 105 3 Tiến sĩ khoa học 46 4 0 0 4 6 36 4 Tiến sĩ 629 141 15 136 161 134 183 5 Thạc sĩ 610 216 136 336 97 30 11 6 Đại học 849 328 183 243 191 149 83

(Nguồn: Ban Tổ chức - Cán bộ, năm 2009)

2.1.2. Tổ chức và hoạt động của các nhóm viện thuộc VKH&CNVN

Để thực hiện phân loại các nhóm viện thuộc VKH&CNVN trước hết cần phân định rõ loại hình tổ chức KH&CN, việc phân loại này có thể căn cứ theo hoạt động. Hoạt động KH&CN gồm 3 mảng lớn: Nghiên cứu triển khai; dịch vụ KH&CN và chuyển giao công nghệ. Hoạt động nghiên cứu triển khai lại được chia thành: NCCB; NCUD và TKCN (sơ đồ 2.1). Tuy nhiên ở Việt Nam khó phân biệt hoạt động NCUD và TKCN mà các tổ chức thường tiến hành cả hai hình thức này (vì NCUD vẫn chưa thể dùng được).

Sơ đồ 1:Sơ đồ phân loại các tổ chức KH&CN công lập theo hoạt động KH&CN

(Nguồn:[27; 29])

NCCB lại được chia thành NCCB thuần túy và NCCB định hướng. Ở Việt Nam có rất ít cán bộ làm NCCB và rất ít tổ chức NCCB thuần túy mà chỉ có NCCB định hướng.

NCCB định hướng lại được chia thành nghiên cứu nền tảng (ĐTCB) và nghiên cứu chuyên đề.

Trên cơ sở phân chia theo hoạt động như trên, các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN có thể chia theo 3 nhóm viện: Nhóm viện ĐTCB, nhóm viện NCCB và nhóm viện TKCN.

- Tổ chức và hoạt động của nhóm viện ĐTCB Giới thiệu chung

Các viện NC&TK trong nhóm viện ĐTCB là các viện cấp quốc gia, thực hiện ĐTCB các điều kiện tự nhiên trên lục địa cũng như đại dương nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý KH&CN và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực có trình độ cao cho đất nước.

Các viện ĐTCB thuộc VKH&CNVN bao gồm 8 viện: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Viện Địa lý; Viện Địa chất; Viện Vật lý địa cầu; Viện

Hoạt động khoa học công nghệ

Chuyển giao

công nghệ Hoạt động NC&TK

Dịch vụ Khoa học công nghệ NCCB NCUD TKCN NCCB thuần túy NCCB định hướng Nghiên cứu chuyên đề Nghiên cứu nền tảng (ĐTCB) Pilot Quy trình công nghệ Mẫu vật Sản xuất loạt nhỏ

Hải dương học; Viện Tài nguyên và Môi trường biển; Viện Địa chất và Địa vật lý biển; Viện Sinh học nhiệt đới.

Hoạt động điều tra và nghiên cứu của các viện này luôn gắn chặt với nhau, hỗ trợ nhau để thúc đẩy phát triển, cho nên không thể tách rời công việc nghiên cứu và công việc điều tra. Công tác điều tra cần có nghiên cứu để đưa được lý thuyết mới, phương pháp mới phục vụ điều tra, điều tra cung cấp số liệu cho nghiên cứu để phát triển công tác điều tra. Các số liệu đo đạc trong quá trình điều tra mới ở dạng số liệu thô chưa đưa vào sử dụng cho các ngành

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 31)